Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý môi trường trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 40)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố tam điệp

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1. Sơ đồ thành phố Tam Điệp

Khu công nghiệp Tam Điệp Khu khai thác

Tam Điệp là thành phố miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Ninh Bình trên trục đường Quốc lộ 1A, là nơi giao lưu giữa phía Bắc Trung Bộ và phía Nam đồng bằng Bắc Bộ với diện tích tự nhiên là 10.397,9 ha. Cách thủ đơ Hà Nội 105 km về phía Nam, cách Thành phố Ninh Bình 15 km, cách thành phố Bỉm Sơn 13 km. Tam Điệp nằm gần các trung tâm phát triển kinh tế như: Thành phố Ninh Bình, thành phố Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hố), thành phố có 12 km đường Quốc lộ 1A chạy qua, 8 km đường quốc lộ 12B đi huyện Nho Quan, tỉnh Hồ Bình và 11km đường sắt Bắc – Nam chạy qua (với 2 ga: Ga Gềnh và ga Đồng Giao). Với vị trí địa lý đó, đã tạo điều kiện cho thành phố Tam Điệp tiếp nhận thông tin kinh tế thị trường, chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cải tiến mơi trường đầu tư để phát triển tồn diện kinh tế - xã hội.

- Phía Bắc giáp huyện Nho quan, huyện Hoa Lư. - Phía Nam giáp huyện Yên Mơ, tỉnh Thanh Hố. - Phía Đơng giáp huyện Hoa Lư, huyện n Mơ. - Phía Tây giáp tỉnh Thanh Hố.

4.1.1.2. Địa hình, địa chất

a. Địa hình

Tam Điệp là thành phố có diện tích bán sơn địa, địa hình ở đây phức tạp, dải đất có chiều hướng mặt bằng nghiêng dốc từ Tây Nam xuống Đơng Bắc.

Phía Tây giáp tỉnh Thanh Hố có dãy núi đá vơi chạy từ xã Quang Sơn qua phường Nam Sơn theo hướng Đông Nam xuống xã Đơng Sơn có độ cao trung bình khoảng 270m so với mặt nước biển, địa hình phức tạp có nhiều khe rãnh, thung lũng. Tiếp đến là dãy đồi xuất phát từ xã Yên Sơn qua phường Bắc Sơn, xã Yên Bình đến phường Trung Sơn có độ nghiêng dốc từ 40 – 450. Độ cao trung bình của các đỉnh đồi nhỏ hơn 150 m. Phần còn lại chủ yếu là đồi thấp lượn sóng, đây là vùng chiếm diện tích chủ yếu trong tổng thể diện tích đất tự nhiên của thành phố. Trong đó diện tích đồi thấp lượn sóng có độ cao trung bình 40m so với mặt nước biển.

b. Địa chất

Đất đá vùng Tam Điệp gồm các trầm tích hệ Triat, hệ Nêozan và hệ đệ tứ. Thành phần đất đá chủ yếu là đá vơi, ngồi ra cịn có sét kết, bột kết và cát

kết. Cường độ chịu lực R ≥ 2kg/cm2; nước ngầm xuất hiện từ độ sâu 1 đến 1,9m.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

a. Khí hậu

Theo báo cáo điều kiện tự nhiên của UBND thành phố Tam Điệp năm 2017, khí hậu của thành phố Tam Điệp mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong 1 năm có 4 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, hướng gió chủ yếu là gió Đơng nam. Về mùa đơng khá lạnh, do ảnh hưởng gió mùa Đơng Bắc, từ lục địa phương Bắc khơng khí lạnh và khơ tràn về.

- Chế độ nhiệt

Do nằm ở vùng vĩ độ thấp, nhiệt độ trung bình năm từ 23,50C – 240C. Mùa đông: Nhiệt độ trung bình < 170C, khơng khí lạnh tràn về với cường độ mạnh và liên tiếp nhiệt độ có thể hạ thấp xuống < 100C.

Mùa hè: Nhiệt trung bình từ 270C – 290C, khi thời tiết khơ nóng, nhiệt độ trên cao trong ngày có thể lên tới 350C – 390C.

Nhiệt độ mặt đất tương quan với nhiệt độ khơng khí, trung bình nhiệt độ mặt đất cao hơn nhiệt độ khơng khí khoảng 30C. Nhưng nhiệt độ thấp nhất trung bình của mặt đất chỉ thấp hơn nhiệt độ thấp nhất trung bình của khơng khí khoảng 0,30C đến 0,50C.

- Chế độ mưa

Tổng hợp mưa trung bình năm từ 1700 – 1800mm, có năm có thể đạt tới 1900 mm. Ngay cả mùa đông do tác động của khối lượng khơng khí nhiệt đới biển đã mang lại một lượng nước đáng kể dưới dạng mưa nhỏ, mưa phùn, mưa rào nhỏ.

- Độ ẩm khơng khí

Độ ẩm trung bình năm là 87%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất cũng đạt tới 85% - 87%. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, độ ẩm khơng khí trung bình ngày có khi xuống tới 60% - 70%. Nửa sau của mùa đông vào tháng 2 đến tháng 3 thường có mưa nhỏ, mưa phùn , khi đó độ ẩm đạt 90%. Về mùa hè nói chung ẩm ướt, những ngày có gió Lào độ ẩm trung bình khoảng 65-70%, lúc thấp nhất có thể xuống tới 20% - 30%. Ở Tam Điệp

- Chế độ gió

Hướng gió thay đổi theo mùa phục thuộc vào tần suất xâm nhập của các khối khơng khí, mùa đơng hướng gió chủ yếu là hướng Đơng và Đơng Nam. - Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 760 mm - 800 mm, tổng lượng bốc hơi mùa hè lớn hơn mùa đông, do chế độ bốc hơi liên quan chặt chẽ với chế độ ẩm, nhiệt, khí, áp và gió. Nhiệt độ cao, độ ẩm nhỏ, tốc độ gió lớn dẫn đến lượng bốc hơi lớn và ngược lại. Chế độ mưa tương quan không chặt chẽ với lượng bốc hơi. Về mùa đơng lượng bốc hơi trung bình tháng từ 35 mm - 65mm, mùa hè từ 70 mm - 200mm.

b. Thủy văn

Thành phố Tam Điệp có 2 hệ thống suối chảy qua, đó là suối Tam Điệp và suối Đền Rồng. Ngồi ra cịn có hồ n Thắng với diện tích ≈ 50 ha, là nơi dự trữ nước của các dịng suối phía Bắc và các suối ngầm, hồ có dung tích W = 3.400.000 m3; Htb = 2,13 m. Tam Điệp nằm trong thung lũng của các dãy núi từ phía Tây Bắc xuống Đơng Nam, do đó nhiều năm đã xuất hiện lũ quét. Từ đặc điểm của địa hình nên việc chủ động tưới tiêu trong sản xuất nơng nghiệp có rất nhiều khó khăn.

4.1.1.4. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra nơng hố thổ nhưỡng và xây dựng bản đồ đất tỉnh Ninh Bình tỉ lệ 1: 50000 theo hệ thống phân loại FAO - UNESCO năm 2000 cho thấy: Đất đai ở đây được hình thành từ đá mẹ bao gồm 1 số nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất xám kết von lẫn nông; loại đất này có ở những nơi có đồi núi thấp, độ dốc cấp IV. Đây là loại đất chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Tam Điệp, loại đất này rất thích hợp cho việc trồng dứa và trồng cây ăn quả được phân bố ở 7/9 đơn vị hành chính xã phường.

- Đất nâu thẫm đá lẫn nông: Loại đất này có ở những nơi có đồi núi thấp, độ dốc cấp II, độ cao > 30m. Đá mẹ mẫu chất là đá vôi. Loại đất này thuận lợi cho việc trồng các cây lâm nghiệp.

- Loại đất đen kết von nơng: Loại đất này có ở những địa hình lượn sóng, độ dốc cấp II, độ cao >30m, đá mẹ mẫu chất là sét vôi, tiêu nước thuận

lợi. Đất này rất thuận lợi cho việc trồng dứa, mía, các loại cây mầu … Đây cũng là loại đất chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên của thành phố.

- Đất Glây trung tính ít chua úng nước: được phân bố ở những vùng có địa hình bằng phẳng, độ cao >15 m, đồng bằng trước núi, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa nước, phân bố chủ yếu là ở 2 xã Yên Bình và Yên Sơn.

- Đất phù xa Glây ít chua: Loại đất này thường nằm xen kẽ núi đá vôi, đồng bằng trước núi, vùng tiếp giáp với đồng bằng. Được phân bố chủ yếu ở 2 xã Yên Bình, Yên Sơn cây trồng chủ yếu là lúa nước.

4.1.1.5. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Xuất phát từ địa hình đồi núi, vì vậy nguồn nước mặt ở đây là rất hạn chế, lượng nước mặt chủ yếu tập trung ở các hồ lớn như hồ Yên Thắng, Hồ Than, Hồ Lì và một số hồ nhỏ, được phân bố rải rác. Tam Điệp có 2 hệ thống suối chính chảy qua, suối Tam điệp và suối Đền Rồng, ngồi ra cịn nhiều suối nhỏ được phân bố rộng khắp trên địa bàn, những suối nhỏ này chủ yếu là mùa mưa mới có nước.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của thành phố Tam Điệp rất đa

dạng. Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu từ 20m - 60m. Đây là nguồn nước chủ yếu và được khai thác qua xử lý để phục vụ nước cho sinh hoạt hàng ngày của người dân ở địa.

4.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của thành phố Tam Điệp chủ yếu là đá vôi, sét. Đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra vật liệu xây dựng như: xi măng, gạch ngói phục vụ cho ngành xây dựng và hiện nay ở Tam Điệp đang phát huy lợi thế này.

Từ những nghiên cứu chung về điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên của thành phố Tam Điệp có những thuận lợi và khó khăn sau:

- Thuận lợi:

+ Thành phố Tam Điệp có vị trí rất thuận lợi, cách khơng xa Thành phố

Ninh Bình, Thành phố Hà Nội, thành phố Bỉm Sơn có tuyến Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam, thuận lợi cho việc đi lại cũng như thơng thương hàng hố, sản phẩm với các vùng miền trong cả nước.

+ Có nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất chế biến nguyên vật liệu

xây dựng như xi măng, gạch, ngói … Đây cũng là cơ sở để thành phố có được những dự án để đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

+ Có nguồn tài ngun đất đa dạng cộng với điều kiện khí hậu thời tiết

rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt phục vụ cho công nghiệp chế biến.

- Khó khăn:

+ Địa hình đồi núi phức tạp do đó việc sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều

khó khăn, đất đai bị rửa trơi xói mịn, khơng chủ động được nguồn nước và chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.

Vấn đề ô nhiễm cảnh quan môi trường không lớn, nhưng cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý môi trường trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 40)