Ngành kinh doanh phụ tùng, sửa chữa ô tô, xe máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý môi trường trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 72 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.6.3.Ngành kinh doanh phụ tùng, sửa chữa ô tô, xe máy

4.6. Giải pháp phù hợp trong công tác bảovệ môi trường trong doanh nghıệp nhỏ

4.6.3.Ngành kinh doanh phụ tùng, sửa chữa ô tô, xe máy

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, từ hoạt động sửa chữa, rửa ô tô, xe máy, những chất thải độc hại như luyn, nhớt thừa, giẻ lau dính dầu mỡ... được thải ra mơi trường rất lớn. Đặc biệt là nước có lẫn dầu mỡ là chất thải độc hại nguy hiểm nếu bị thẩm thấu vào lịng đất, thải ra mơi trường xung quanh sẽ có tác động khơng nhỏ đến nguồn nước cũng như sinh hoạt của người dân. Theo

quy định việc quản lý, xử lý chất thải nguy hại được thực hiện theo 3 công đoạn là thu gom, bảo quản và xử lý. Vì vậy, các điểm sửa chữa ơ tơ, xe máy có chất thải nguy hại phải thực hiện đúng theo hướng dẫn, thu gom chất thải và bảo quản

đúng quy định. Cụ thể, đối với các chất thải như giẻ lau dính dầu mỡ, luyn thừa... phải bảo quản trong những thùng đảm bảo và bảo quản trong các kho an

tồn đúng quy định, định kỳ 6 tháng có trách nhiệm báo cáo cho Sở TN&MT để hướng dẫn xử lý. Các chất thải như nước từ hoạt động của các cơ sở sửa chữa cần

phải có biện pháp xử lý, khơng để thẩm thấu trong lịng đất hoặc chảy ra mơi trường xung quanh. Bên cạnh đó, để tiến hành hoạt động kinh doanh, chủ các cơ

sở phải xây dựng cam kết, đề án bảo vệ môi trường, đăng ký nguồn chất thải nguy hại, những nội dung này phải được UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt, cấp phép. Tuy nhiên, đến nay chỉ có một số ít cơ sở thực hiện theo đúng hướng dẫn, còn lại hầu hết có dấu hiệu vi phạm trong vấn đề bảo vệ môi trường. Nguyên nhân chủ yếu của việc vi phạm, phần lớn do nhận thức chủ quan của các cơ sở. Ngồi việc kinh doanh, họ ít quan tâm đến vấn đề môi trường và cho rằng những chất thải từ hoạt động của các điểm sửa chữa ô tơ, xe máy là khơng nhiều và cũng bình thường như những loại chất thải sinh hoạt khác nên không gây ơ

nhiễm mơi trường. Cũng có doanh nghiệp biết nhưng lại phớt lờ, bỏ qua. Để khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các điểm sửa chữa ô tô, xe máy thì ngồi việc tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, thì chủ các cơ sở sửa chữa ơ tơ, xe máy cần nâng cao ý thức về bảo vệ mơi trường, giữ gìn vệ sinh trong khu vực nhà xưởng, đồng thời phải phân loại các nguồn chất thải nguy hại, sau đó hợp đồng với các đơn vị có chức năng xử lý các loại chất thải này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý môi trường trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 72 - 73)