Dự báo nhu cầu đầu tư và vốn huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 87 - 92)

Đơn vị 2015 2016-2020 1. Nhu cầu vốn đầu tư Tỷ đồng 6068,0 43055 Trong đó: Nơng nghiệp Tỷ đồng 654 4270 Công nghiệp Tỷ đồng 3641 29166 Dịch vụ Tỷ đồng 1773 9619

2. Nguồn vốn huy động % 100 100

Vốn Nhà nước (TW+ĐP) % 56,0 87,0

Vốn doanh nghiệp và của dân % 43,6 11,0 Vốn đầu tư nước ngoài % 0,3-0,4 2,0

Chính sách tạo vốn phải hướng vào việc khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân, đơn vị nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cần kiệm trong sản xuất và tiêu dùng để tăng tích luỹ, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Cần kết hợp chặt chẽ giữa việc tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ từ ngân sách của Nhà nước kể cả của Trung ương và của Tỉnh với đẩy mạnh tích lũy từ nội bộ nền kinh tế và thu hút các nguồn vốn bên ngoài. Huy động tối đa mọi nguồn vốn trong nhân dân vào phát triển kinh tế là hướng rất quan trọng. Có chính sách khuyến khích nhân dân mạnh dạn, an tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhất là trong việc nhận đất, nhận rừng lâu dài nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Phát triển các hình thức Cơng ty cổ phần nhằm thu hút nhiều vốn và tạo môi trường thuận lợi để vốn được chuyển dịch dễ dàng.

Tranh thủ mọi khả năng và dùng nhiều hình thức nhằm thu hút nguồn vốn nước ngồi thơng qua việc tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho cơng ty nước ngồi hợp tác liên doanh với các đơn vị kinh tế trong tỉnh hoặc đầu tư toàn bộ, đảm nhận tiêu thụ tất cả hoặc một phần sản phẩm. Trước mắt khuyến khích nước ngồi và các địa phương khác đầu tư vào công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí,...

Vốn đầu tư do ngân sách Trung ương cấp nên dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng, các cơng trình cơng cộng, ưu tiên cho các cơng trình giao thơng, liên lạc, cấp điện, cấp thoát nước,..

Tăng cường chính sách thị trường

động sản xuất. Nếu khơng có thị trường thì hoạt động sản xuất cũng bị đình trệ. Trong xu thế hội nhập kinh tế, chính sách thị trường phải hướng vào việc thúc đẩy sự gắn kết giữa thị trường trong tỉnh với thị trường trong nước và thị trường Quốc tế.

Phát triển thị trường trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hoá, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, các đơn vị kinh tế cả trong sản xuất và tiêu dùng. Chính sách thị trường trước hết phải đảm bảo nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là địa bàn nông thôn nhằm ổn định đời sống và phục vụ một cách tốt nhất các nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của nhân dân. Một mặt, khuyến khích phát triển các loại hình thương mại, đa dạng hoá các hoạt động vận chuyển hàng hoá và phục vụ đồng bào, mặt khác, có chính sách hỗ trợ, bù giá… các hàng hoá, dịch vụ phục vụ đồng bào các dân tộc ít người.

Phát triển mạnh mẽ hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác chuyên chở, bảo quản và trao đổi hàng hoá. Phát triển hệ thống đường giao thông, đảm bảo giao lưu hàng hoá được thông suốt từ các tỉnh bạn đến Sơn La cũng như từ thị xã Sơn La đến các vùng trong tỉnh, đặc biệt chú ý đến các vùng sâu, vùng xa. Phát triển đội vận tải mạnh và đa dạng về hình thức cũng như về thành phần kinh tế, phục vụ tốt nhất nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá.

Đẩy nhanh quy hoạch và xây dựng mạng lưới các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại trên các địa bàn quan trọng và có tiềm năng. Đồng thời, trong giai đoạn đầu vẫn cho phép hình thành các chợ bán lẻ hàng hoá tại các vùng thực sự khó khăn đảm bảo các nhu cầu tối thiểu của đồng bào tại các vùng này. Đối với một số hàng hố tỉnh có lợi thế mạnh, giá trị cao, quy mơ lớn, Tỉnh cần có cơ chế, chính sách về thị trường một cách cụ thể và lâu dài để tạo tâm lý ổn định cho hoạt động sản xuất của nhân dân.

Nâng cao khả năng tiếp thị của các đơn vị kinh tế để gắn sản xuất với thị trường, từng bước tạo ra thị trường có tính chất truyền thống và ổn định. Phát triển các dịch vụ thông tin kinh tế nhằm nắm bắt và dự báo tình hình thị trường trong nước và thế giới có liên quan đến khả năng sản xuất kinh doanh các mặt hàng chủ lực của tỉnh như chè, cà phê, ngô, sản phẩm của rừng,…

Có chính sách liên kết với các tỉnh bạn, các thành phố lớn nhằm tạo thị trường cho sản xuất của tỉnh. Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách phối hợp với các đơn vị thương mại lớn như các tổng công ty, các tập đoàn thương mại để tạo cầu nối giữa hàng hố của tỉnh với khơng chỉ thị trường trong nước mà còn

vươn ra thị trường thế giới. Điều này vừa tạo được cơ hội giao lưu hàng hoá với thị trường rộng lớn, vừa tiết kiệm được các nguồn lực của tỉnh.

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Công cuộc phát triển kinh tế xã hội phải thật sự dựa vào khoa học và công nghệ, đây là công cụ chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế xã hội. Vì vậy cần đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, dịch vụ đến quản lý.

Đẩy mạnh phong trào học tập, tiếp thu, ứng dụng, làm chủ các tiến bộ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sử dụng giống mới năng suất chất lượng cao, phổ biến rộng rãi các phương pháp bảo vệ thực vật tiên tiến, ứng dụng các tiến bộ sinh học trong sản xuất rau sạch, cây ăn quả, nhân giống thủy sản, cải tạo đàn gia súc, gia cầm trong huyện... áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch.

Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội đến từng cơ sở, nhằm đưa kỹ thuật mới chuyển giao công nghệ mới, tạo ra nhiều hàng hố có giá trị trên thị trường, xây dựng các cơ sở văn hoá, xã hội văn minh hiện đại.

Khai thác gắn với bảo vệ tài ngun giữ gìn mơi trường sinh thái là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững trước mắt cũng như lâu dài. Chú trọng bảo vệ và phát triển vốn rừng bao gồm cả rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng kinh tế... Có kế hoạch cải tạo đất, chống xói mịn, rửa trơi, bạc màu, đẩy mạnh các biện pháp cải tạo và làm giàu đất.

Có chính sách và quy chế đặc biệt để bảo vệ môi trường đô thị, các khu dân cư tập trung, các nhà máy xí nghiệp cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp. Mọi cơng trình và dự án phát triển trong tương lai phải được đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ, đồng thời phải có các phương án bảo vệ môi trường, chống ơ nhiễm khơng khí, tiếng ồn và xử lý nước thải, chất thải. Thị trấn, các khu dân cư tập trung cần từng bước cải tạo, xây dựng hồn chỉnh hệ thống cống rãnh thốt nước thải, xử lý nước thải, quy hoạch nơi đổ rác và các chất thải rắn.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:

Tình hình thực tế cho thấy Sơn La là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây chè. Việc thực hiện quy hoạch phát triển chè và đặc biệt quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 là hướng đi đúng đắn của tỉnh. Việc chế biến: Mặc dù các công cụ chế biến đã được cải tạo, nâng cấp nhiều để phù hợp với nhu cầu của thị trường, song đa số những công cụ này còn thiếu sự đồng bộ, không thống nhất, chưa đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật ... nên đã ảnh hưởng đến chất lượng chè. Việc tiêu thụ: Tuy rằng chè của các doanh nghiệp chế biến đã có được thị trường tiêu thụ nhưng khâu tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập cần phải giải quyết.

Quy hoạch phát triển là các định các vùng cụ thể nhằm xác định cơ cấu diện tích năng xuất và các cơ sở chế biến phù hợp với điều kiện của từng vùng từng địa phương. Việc quy hoạch và phát triển cây chè đã được đề cập cả về mặt lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước, đã chứng minh tính thực tiễn và khoa học trong phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và trong phát triển ngành chè nói riêng.

Quy hoạch phát triển chè tỉnh Sơn La đã xác định phân tích rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và dự tính diện tích, sản lượng đến từng huyện, từng xã, trong diện tích chè dự kiến đến năm 2020 là 10.000ha thì có tới 9.734,3ha chiếm 97,3% tổng diện tích chồng chè trong quy hoạch, năng xuất bình quan 7,5 tấn/ha và sản lượng chè an toàn sẽ đạt 73,022 tấn. Quy hoạch chè cũng tính đến các yếu tố về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chè và dự kiến số vốn cho việc thực hiện quy hoạch sản xuất, chế biến và xây dựng thương hiệu chè Sơn La.

5.2. KIẾN NGHỊ

Đề nghị Trung ương, cùng các Bộ, ngành có liên quan và tỉnh cần có những chính sách cho các doanh nghiệp để hỗ trợ và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè an toàn.

Cho triển khai các dự án ưu tiên nhằm tạo ra sự đột phá cho các doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè.

Các doanh nghiệp chế biến chè cần phải chun mơn hóa, tập trung đầu tư sâu vào chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với việc chun mơn hóa trong chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thì nhất thiết chúng ta phải xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo năng suất, chất lượng chè.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. UBND tỉnh Sơn La (2013) báo cáo tổng hợp Quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn tỉnh Sơn La đến năm 2020.

2. UBND tỉnh Sơn La (2012) báo cáo tổng hợp Quy hoạch vùng sản xuất. 3. Niên giám thống kê Tỉnh Sơn La năm 2015.

4. Báo cáo Sở Nông nghiệp Nghệ An “Sản xuất chè công nghệ cao – Hướng đi hợp lý”. http:// www.vitas.org.vn/vi/blog/39-san-xuat-che-cong-nghe-cao-huong -di- hop-ly.html. Truy cập ngày 10/6/2015.

5. UBND tỉnh Sơn La (2006). Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 – 2020.

6. Nhiễu, N. T. (2007). Nghiên cứu thị trường – Marketing trong xuất khẩu chè. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Bộ Thương Mại. Viện nghiên cứu Thương Mại. http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai- nghien-cuu-thi-truong-marketing-trong-xuat- khau-che-45198/. Truy cập ngày 10/6/2015

7. Phi Sơn (2013). Bất cập trong sản xuất và chế biến chè.http://baotintuc.vn/kinh- te/bat-cap-trong-san-xuat-va-che-bien-che-20131025072043071.htm. Truy cập ngày 10/6/2015.

8. Báo cáo Sở Nông nghiệp Phú Thọ “Ngành chè Phú Thọ giải bài toán thiếu nguồn nguyên liệu”http://www.vitas.org.vn/en/blog/29-nganh-che-phu-tho-giai-bai-toan- thieu-nguon-nguyen-lieu-.html. Truy cập ngày 10/6/2015

9. Báo cáo Sở Nông nghiệp Nghệ An “Sản xuất chè công nghệ cao – Hướng đi hợp lý”. http:/ www.vitas.org.vn/vi/blog/39-san-xuat-che-cong-nghe-cao-huong -di- hop-ly.html. Truy cập ngày 10/6/2015.

10. UBND tỉnh Sơn La (2006). Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 – 2020. http://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-quy- hoach-tong-the-phat-trien-kinh-te- xa-hoi-tinh-son-la-thoi-ky-2006-2020-22252/. Truy cập ngày 10/6/2015.

11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013). Chỉ thị số 711/CT-BNN-BVTV ngày 1/3/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc đẩy mạnh sản xuất chè an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 87 - 92)