Kinh nghiệm quy hoạch sản xuất chè của các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch phát triển cây chè

2.5. Cơ sở thực tiễn về quy hoạch sản xuất chè

2.5.1. Kinh nghiệm quy hoạch sản xuất chè của các nước trên thế giới

2.5.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

ngon chiếm khoảng 40% tổng sản lượng chè, nhưng giá trị sản lượng loại chè này chiếm tới 70% tổng giá trị sản lượng. Để đạt được kết quả đó, từ khi tiến hành cải cách mở đến nay, chính phủ Trung Quốc rất chú trọng phát triển cây chè, điều này đã làm cho chè của Trung Quốc không ngừng tăng mạnh, chủ yếu thể hiện ở một số điểm sau: sản xuất chè được quán triệt thực hiện phương châm phát triển “một ổn định, ba nâng cao” - tức là ổn định diện tích, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sản lượng trên một đơn vị canh tác; nỗ lực mở rộng và xây dựng vườn chè tiêu chuẩn dẫn đến mở rộng nhân giống hệ vơ tính cây chè tốt và cải tạo vườn chè già cỗi và kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh tổng hợp bằng chất khơng có độc như vật lý, sinh vật, tăng cường hơn nữa sự an toàn tin cậy của cơ sở sản xuất chè và nỗ lực nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng chè của Trung Quốc, dần hòa nhập với quốc tế; ứng dụng khoa học kỹ thuật để thúc đẩy nâng cấp ngành sản xuất chè, mở rộng phát triển quảng bá kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật sản xuất chè, cơ giới hóa máy móc chế biến gia cơng chè và kỹ thuật sản xuất tự động hóa và gia cơng chè; tăng cường giám sát chất lượng, định kỳ kiểm tra đối với thị trường chè; nâng cao nhận thức nhãn hiệu của doanh nghiệp, tăng cường nhãn hiệu hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh; thơng qua việc tăng cường tuyên truyền văn hóa chè và tác dụng của chè đối với sức khỏe, bao gồm phát triển mạnh mẽ triển lãm chè trên toàn quốc để nâng cao nhận thức cho người dân một cách hiệu quả về tác dụng uống chè sẽ có lợi cho sức khỏe từ đó làm cho mọi người thích uống chè, và như vậy khả năng tiêu thụ chè sẽ không ngừng nâng lên

2.5.1.2 Kinh nghiệm của Malaysia

Malaysia cũng là một quốc gia thành công trong sản xuất chè. Để đẩy mạnh phát triển ngành chè, năm 1955, Hiệp hội Thương mại trà Malaysia được thành lập. Hiệp hội được thành lập với mục đích phấn đấu bảo vệ lợi ích chung hợp pháp của các thành viên, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thương mại chè và giải quyết các vấn đề mà ngành công nghiệp đang phải đối mặt. Hiện nay, Hiệp hội có khoảng 100 thành viên phân phối trên tồn Malaysia.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất chè, Malaysia đẩy mạnh khuyến khích người dân của các dân tộc uống trà bằng cách tư vấn cho mọi người cố gắng sử dụng những loại trà có lợi cho sức khỏe; tổ chức các hoạt động liên quan đến trà trên cơ sở có sự phối hợp với các thương gia trà để giúp người dân hiểu rõ hơn về hiệu quả của trà và lợi ích của việc uống trà. Malaysia cũng hướng tới hỗ trợ các thương gia trà về mặt tài chính để giúp họ vượt qua những khó khăn, hạn chế và

hỗ trợ họ quảng bá thương hiệu của riêng họ. Điều này đã giúp họ dễ dàng xâm nhập vào được thị trường quốc tế và tăng thu nhập ngoại tệ cho Malaysia. Malaysia cũng đẩy mạnh các hoạt động triển lãm chè quốc tế hoặc tổ chức các chuyến đi thăm quan triển lãm chè quốc tế nhằm mục đích tương tác với các thương gia chè quốc tế để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chè. Điểm đáng chú ý, để nâng cao cấp bậc thương hiệu quốc tế quan điểm của ngành chè Malaysia là không tự mãn hay bảo thủ đối với sản phẩm chè và hình dáng, đóng gói là một phần khơng thể thiếu để nâng cao thương hiệu sản phẩm. Ra sức tìm hiểu về thương hiệu quốc tế cũng như những công nghệ tiên tiến trên thế giới để rút kinh nghiệm hay ứng dụng để khắc phục những điểm yếu còn hiện hữu của ngành chè Malaysia…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)