Những chính sách của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 29 - 30)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch phát triển cây chè

2.5. Cơ sở thực tiễn về quy hoạch sản xuất chè

2.5.2. Những chính sách của Việt Nam

Chỉ thị 66/2006/CT-BNN về tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng nông lâm sản, vật tư nông nghiệp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07.9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội

Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nơng nghiệp và PTNN về quy trình thực hành sản xuất chè búp tươi an toàn

Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy tringh thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII

Chính từ những căn cứ trên đã có các quy hoạch ra đời phải ánh tình hình quy hoạch phát triển chè của tỉnh. Quyết định số 3338/QĐ-UBND ngày 12/10/2009 về việc phê duyệt, rà sốt, bổ sung quy hoạch phát triển nơng nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009-2020. Quy hoạch đã chỉ rõ dự kiến quy mô diện tích chè năm 2020 định hình có 10.000 ha, sản lượng đạt 75.000 tấn búp tươi với dự án phát triển vùng nguyên liệu chè lên 10.000 ha (Mộc Châu, Thuận Châu, Bắc Yên, Phù Yên, Yên Châu, Mai Sơn). Đồng thời với quy hoạch về diện tích là quy hoạch phát triển cụm cơng nghiệp chế biến như Cụm Mai Sơn: Chế biến đường, các sản phẩm sau đường, chế biến chè, tinh bột sắn cà phê, chế biến hoa quả, chế biến cao su. Cụm Mộc Châu: Chế biến hoa quả, chế biến chè, sữa các loại, lâm sản... Ngoài ra tại các huyện, các trung tâm cụm xã đang dần phát

triển các cơ sở công nghiệp chế biến phù hợp với tiềm năng phát triển của huyện như Thuận Châu: chế biến cà phê, chè, tinh bột sắn; huyện Yên Châu: chế biến hoa quả, chè; huyện Phù Yên: Chế biến chè, lâm sản; huyện Sông Mã: Chế biến hoa quả, lâm sản. Nhìn chung phát triển cơng nghiệp chế biến chè được quy hoạch ở nhiều nơi trên địa bản Tỉnh Sơn La.

Quyết định số 1959/QĐ –TTg ngày 29/10/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020 về định hướng phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 4,2%/năm giai đoạn đến 2015 và đạt 3,3%/năm giai đoạn đến 2020. Phát triển đa dạng, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu dùng; đổi mới tổ chức không gian sản xuất, mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực tham gia chuỗi giá trị đồng thời đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực. Đặc biệt về định hướng phát triển nông nghiệp: Phát triển vành đai rau xanh, cây trái, hoa theo mơ hình tập trung tại các khu vực tiềm năng gắn với sản xuất các sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu nhân dân và xuất khẩu; đẩy mạnh phát triển các vùng cây công nghiệp đã và đang phát triển chè, cà phê, cao su, mía, bơng tạo ra thế và lực mới. Tập trung xây dựng Cụm tương hỗ nông sản chất lượng cao (sữa và sản phẩm các loại, chè và sản phẩm các loại, cá chất lượng và sản phẩm, hoa, quả các loại) tại Mộc Châu, phấn đấu đưa Sơn La trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, hàng hóa trong chuỗi giá trị hàng hóa nơng sản Việt Nam. Trong quy hoạch tổng thể cũng đã nhấn mạnh việc đẩy mạnh phát triển vùng cây cơng nghiệp trong đó có cây chè tại Mộc Châu, phẩn đấu đưa Sơn La trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, hàng hoá trong chuỗi giá trị hàng hố nơng sản Việt Nam. Bản kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030 của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã khẳng định chè là một trong những loại sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Sơn La (UBND, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 29 - 30)