Kinh nghiệm về quy hoạch vùng sản xuất chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 30 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch phát triển cây chè

2.5. Cơ sở thực tiễn về quy hoạch sản xuất chè

2.5.3. Kinh nghiệm về quy hoạch vùng sản xuất chè

Chè là loại cây trồng chủ lực đóng vai trị quan trọng trong cải thiện thu nhập, tạo công ăn việc làm cho các vùng nông thôn Việt Nam (Nhiễu, 2007). Hiện nay diện tích trồngchè là 125.000ha, trong đó diện tích đang được thu hoạch là 113.000ha, năng suất bình quân đạt 8 tấn búp tươi/ha. Cả nước có khoảng 500 cơ sở sản xuất chế biến chè, với tổng công suất trên 500.000 tấn chè khô/năm. Chè là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu với kim ngạch xuất

khẩu trung bình hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 83 triệu USD, 2005 là 97 triệu USD, 2006 đạt 110 triệu USD, đến năm 2014 đạt 230 triệu USD, tương ứng 130 nghìn tấn, Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí thứ năm trên thế giới (Phi Sơn, 2013). Theo tác giả Nhiễu (2007) một ha chè có giá trị gấp 3-4 lần một ha lúa nương vì vậy cây chè đã góp phần xố đói giảm nghèo, phát triển kinh tế khu vực nông thôn miền núi. Trước những năm 1990, thị trường chè của Việt Nam chủ yếu là các nước thuộc Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, từ năm 1991 đến nay thị trường xuất khẩu đã được mở rộng theo hướng đa phương hoá, đa dạng hố sang các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Đơng Nam Á. Tuy nhiên, trong thời gian qua phát triển sản xuất và tiêu thụ còn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành chè, xuất khẩu chè của Việt Nam đứng thứ năm trên thế giới về sản lượng nhưng giá bán lại chỉ bằng 60%-70% giá xuất khẩu chè trung bình của thế giới (HHC, 2015). Việt Nam chủ yếu xuất khẩuchè nguyên liệu chưa qua chế biến bởi do sự bất cập cả khâu trồng, sản xuất và tiêu thụ. Theo hiệp hội chè, 70% điện tích được trồng bởi các nông hộ nhỏ, 5% áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap và chỉ có 5% số nhà máy có vùng nguyên liệu riêng.

Địa bàn sản xuất chè được phân bố thành bốn khu vực chính: Khu vực miền núi phía bắc gồm các tỉnh Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang và Phú Thọ và chủ yếu trồng giống chè Shan (chè tuyết) với năng suất cao và chất lượng tốt. Khu vực trung du gồm các tỉnh Vĩnh Phú, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Hịa Bình, Bắc Cạn và Thái Nguyên. Khu vực miền Trung, chè được trồng ở Nghệ An và khu vực còn lại là Lâm Đồng và Gia Lai - Kon Tum. Việt Nam cũng có rất nhiều chủng loại chè khác nhau; bên cạnh giống chè truyền thống có khoảng 40 giống chè mới với chất lượng cao. Việt Nam đã chế biến được khoảng 15 loại chè khác nhau, tuy nhiên xuất khẩu phần lớn vẫn là chè đen (gần 60%), cịn lại là chè xanh và một số ít loại chè. Một số loại chè của Việt Nam được ưu chuộng trên thế giới là chè Ô Long, chè đen, chè lài. Năm 2004, chính phủ đã giao cho hiệp hội chè xây dựng Chương trình thương hiệu chè Việt Nam, ngày 6/6/2006 chè Việt Nam đã được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận thương hiệu Chè Việt.

Do yêu cầu về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng trong nước và các nước nhập khẩu chè ngày càng cao, nên sản xuất chè và xuất khẩu chè của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trước thực tế đó, ngày 9/9/2009 Thủ tướng chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 107/2008/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chế biến tiêu thụ chè an toàn, đến

năm 2015 với mục tiêu 100% diện tích chè đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP. Ngày 1/3/2013,Bộ Nông nghiệp và PTNN đã ban hành Chỉ thị số 711/CT-BNN-BVTV về việc đẩy mạnh sản xuất chè an toàn. Chỉ thị yêu cầu các tỉnh thành phố có trồng chè tập trung phải rà sốt quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn bền vững; đẩy mạnh công tác khuyến nông, phát triển, nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất chè an toàn giữa doanh nghiệp và nông dân; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, quản lý kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV ở địa phương, đặc biệt là cấp xã; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó cần tăng cường cơng tác quản lý nhà nước: chỉ cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp chế biến chè khi doanh nghiệp có vùng nguyên liệu; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sản xuất nơng sản an tồn, có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích sản xuất chè an toàn.

Ngày 29/10/2013, Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020 với mục tiêu tập trung xây dựng cụm tương hỗ nông sản chất lượng cao (sữa và sản phẩm các loại, chè và sản phẩm các loại, cá chất lượng và sản phẩm, hoa, quả các loại) tại Mộc Châu, phấn đấu đưa Sơn La trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, hàng hóa trong chuỗi giá trị hàng hóa nơng sản Việt Nam (Quyết định 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013).Vận dụng chủ trương chung của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỉnh Sơn La cũng ban hành quy hoạch phát triển vùng chè nguyên liệu gắn với chế biến áp dụng công nghệ khoa học hiện đại như Quyết định 3338/QĐ- UBND về việc phê duyệt quy hoạch rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009-2020 đã đưa ra kế hoạch phát triển cây chè dự kiến đến năm 2020 quy mơ diện tích chè khoảng 10.000 ha, sản lượng đạt 75.000 tấn búp tươi.

Như vậy, có thể thấy sản xuất chè và đặc biệt là sản xuất chè an toàn đang là mục tiêu hướng đến hàng đầu của các nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu và của cơ quan quản lý nhà nước. Đây được xác định là hướng đi cho các hộ sản xuất chè, các công ty sản xuất và chế biến chè các địa phương, Phú Thọ là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất, sản lượng chè tươi. Tuy nhiên, tỉnh mới chỉ đáp ứng được khoảng 36% nhu cầu nguyên liệu của các cơ sở chế biến trong tỉnh. Tình trạng tranh mua, tranh bán xảy ra thường xuyên từ

nhiều năm nay và khơng ít cơ sở chế biến đã phải đóng của hoặc sản xuất cầm chừng vì thiếu nguyên liệu. Để khắc phục tình trạng khan hiếm nguyên liệu chè, tỉnh Phú Thọ đang rà soát, sắp xếp lại các cơ sở chế biến theo hướng gắn với vùng nguyên liệu, đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tỉnh cũng đã quy hoạch các vùng chè, tập trung chủ yếu ở các huyện trọng điểm đồng thời, quyết định dành ngân sách trên 26,3 tỷ đồng hỗ trợ nông dân mua phân bón và chuyển đổi sang trồng các giống chè mới và giúp các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm (BCSNN Phú Thọ, 2015).

Cũng như Phú Thọ, theo báo cáo của Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng (2015),cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh. Sản lượng chè của địa phương đạt hơn 212,4 nghìn tấn, chiếm khoảng 30% sản lượng cả nước; năng suất đạt gần 91 tạ/ha. Trên địa bàn tỉnh có 44 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư sản xuất, chế biến chè; kim ngạch xuất khẩu đạt 29,7 triệu USD, những năm qua ngành chè Lâm Đồng đã có sự chuyển biến tích cực theo xu thế hội nhập, phát triển. Để duy trì ngành chè phát triển bền vững, nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu, các địa phương của tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng đến sản xuất chè an toàn. Một số doanh nghiệp đã liên kết với hộ nông dân để trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.Định hướng phát triển của ngành chè Lâm Đồng là phát triển vùng nguyên liệu chất lượng theo chương trình nơng nghiệp cơng nghệ cao. Năm 2015, diện tích chè Lâm Đồng giữ ổn định ở mức 27 nghìn ha và dự kiến vào năm 2020 nâng lên thành 28 nghìn ha, trong đó, có 15 đến 18 nghìn ha chè cao sản, từ 6 đến 8 nghìn ha chè chất lượng cao (Bảo, 2013).

Nghệ An là tỉnh khơng có những lợi thế như một số địa phương khác trong phát triển cây chè, nhưng Nghệ An lại có diện tích chè được xếp vào loại lớn trong cả nước. Vùng nguyên liệu chè công nghiệp của Nghệ An hiện lên tới trên 8.000ha, trải dài trên rất nhiều huyện, đặc biệt tập trung ở vùng đất trung du ở Anh Sơn, Thanh Chương, trong đó diện tích chè kinh doanh là hơn 6.000ha. Hàng năm, sản lượng chế biến chè của tỉnh đạt trên 10 ngàn tấn, trong đó xuất khẩu từ 5 -6 ngàn tấn, đạt kim ngạch trên 7 triệu USD, mang lại nguồn thu ngoại tệ ổn định. Trong định hướng phát triển ngành chè công nghiệp những năm tới, đến năm 2015 Nghệ An đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè tại 32 vùng ở các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cng và Kỳ Sơn với diện tích khoảng 1.000 ha chè kinh doanh, năng suất dự kiến đạt 20 tấn/ha, từ đó sẽ đạt

được sản lượng 20 nghìn tấn, tương đương 4 nghìn tấn búp khơ. Đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên 107 vùng, với diện tích khoảng 3.500 ha chè kinh doanh, năng suất dự kiến tăng lên 0,25 tấn/ha và sản lượng đạt 87.500 tấn, tương đương 17.500 tấn búp khô, với giá trị xuất khẩu đạt tới 22 triệu USD. Để đáp ứng được quy trình sản xuất cơng nghệ cao, người sản xuất chè sẽ được tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật, quy trình ứng dụng cơng nghệ cao, an tồn sinh học và bảo vệ môi trường, nhằm tạo ra những sản phẩm chè an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường (BCSNN Nghệ An, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 30 - 35)