4.4. Thực nghiệm quét laser 3D mặt đất đối với đối tượng di sản văn hóa
4.4.2. Quá trình thu thập dữ liệu chi tiết bảo vật tại các di sản văn hóa
Sử dụng kết hợp một số kỹ thuật công nghệ xây dựng mô hình 3D đối tượng cao cấp nhất hiện nay như kỹ thuật quét laser 3D, kỹ thuật dựng mô hình 3D sử dụng phần mềm đồ họa cao cấp, kỹ thuật hình ảnh độ phân giải cao, kỹ thuật trích xuất thông tin kích thước từ các mô hình 3D…để tái hiện được một cách chính xác, đầy đủ và hoàn chỉnh nhất của các bảo vật.
Đối với các bảo vật, giải pháp này đặc biệt phù hợp để áp dụng trong việc khôi phục, phục dựng lại chính xác mô hình của các bảo vật. Theo đó các trạm quét laser 3D sẽ được thực hiện cả bên trong và bên ngoài của các đối tượng, đồng thời phải tìmđược phương án kết nối kết quả quét bên ngoài và bên trong để từ đó trích xuất được chính xác các chi tiết kỹ thuật cấu thành, kích thước chính xác nhất của bất kỳ hợp phần nào gắn liền với đối tượng và chỉ khi đó các báo cáo kỹ thuật mới được thể hiện một cách đầy đủ, chính xác và thuyết phục dựa trên kỹ thuật đo cao cấp với hàng trăm triệu điểm đo.
máy quét laser tái dựng được, bước tiếp theo sẽ sử dụng máy ảnh DSLR chuyên nghiệp để chụp chi tiết cả chi tiết và hoa văn sau đó tích hợp cả hai nguồn ảnh này với mô hình 3D do máy quét laser cung cấp để đưa ra mô hình 3D cuối cùng thể hiện chân thực nhất tất cả các bảo vật.
Tất cả quy trình xử lý hình khối toán học đối tượng, gắn kết hình ảnh với mô hình toán học, tính toán trích xuất thông tin kỹ thuật về sau…được tiến hành thông qua việc sử dụng các phần mềm đặc biệt được thiết kế riêng cho lĩnh vực ứng dụng mang tính đặc thù cao này. Thực tiễn triển khai cho tác giả thấy rõ rằng không thể sử dụng một phần mềm đơn thuần là sẽ giải quyết được các bài toán phức tạp đã nêu ở trên, bắt buộc phải sử dụng một tập hợp các phần mềm chuyên dụng để có được kết quả cuối cùng như mong muốn. Các phần mềm điển hình gồm FARO SCENE, GEXCEL JRC Recontructor, LFM Pointcloud Management, AutoDesk 3D…
Qua khảo sát thực tế các bảo vật, để quá trình triển khai diễn ra an toàn, thuận lợi và đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật phức tạp đã đề ra, tác giả cũng đề xuất một số điểm như dưới đây:
- Làm vệ sinh sạch sẽ tất cả các bảo vật. Tạm thời dỡ bỏ hàng rào bảo vệ, các hợp phần gây ảnh hưởng tới quá trình triển khai thu thập số liệu thực địa cũng như chất lượng số liệu thu và hoàn trả sau khi kết thúc nhiệm vụ;
- Sử dụng phương tiện nâng trong quá trình triển khai thu thập số liệu;
- Dưới sự giám sát chặt chẽ của các cán bộ kỹ thuật Trung tâm Bảo tồn Di tích và trụ trì chùa, đảm bảo an ninh và an toàn tuyệt đối cho các hiện vật quý trong toàn bộ quá trình triển khai.
Theo quy trình kỹ thuật đã kiểm chứng trong giai đoạn thử nghiệm dựng mô hình 3D hiện vật, bắt buộc phải thực hiện tích hợp các phương pháp kỹ thuật khác nhau nhằm tạo ra mô hình 3D cuối cùng đảm bảo những tiêu chí cơ bản dưới đây:
- Mô hình 3D cuối cùng là mô hình thể hiện đúng chính xác chi tiết, màu sắc, hình dạng của các hiện vật dưới định dạng 3D;
- Mô hình đám mây điểm 3D (Point Cloud) của các hiện vật có khả năng đo đạc xác định các thông số khi có yêu cầu với độ chính xác nằm trong giới hạn milimet; - Có khả năng tích hợp mô hình 3D đám mây điểm với mô hình 3D hình ảnh hiển thị để tạo ra mô hình nghệ thuật tối ưu phục vụ cho đa mục đích ứng dụng.
Hình 4.28. Mô hình Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay – chùa Bút Tháp