Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Đề tài: (Trang 116 - 119)

3.5. Đánh giá ưu, nhược điểm chương trình xử lý dữ liệu đám mây điểm

3.5.3. Định hướng phát triển

Với tiêu chí hàng đầu là làm chủ phần mềm xử lý dữ liệu quét laser mặt đất phục vụ cho dữ liệu địa hình vì vậy hướng phát triển là tiếp tục nghiên cứu, phát triển thuật toán tối ưu hơn cho mọi loại dữ liệu ở bất kỳ định dạng hay dung lượng lớn hơn. Ngồi ra, do đây là chương trình có mã nguồn mở nên việc xây dựng phần mềm với quy mô lớn hơn, nhiều tiện ích hơn cũng đã được tính đến.

Từ các cơng cụ có sẵn, có thể phát triển thêm tùy chọn lọc theo địa hình với các góc khác nhau của nhiều loại địa hình, cho phép lựa chọn góc lọc từ 00 cho đến 1800 và có thể cho phép ứng dụng ở nhiều kiểu địa hình và nhiều kiểu dữ liệu hơn.

Trong tương lai có thể xây dựng mở rộng các bộ code AI đầy đủ hơn để giải quyết các bài toán lớn hơn, xử lý đa nguồn dữ liệu (có thể từ Lidar bay chụp hàng không, Lidar UAV hay chỉ là dữ liệu ảnh UAV, ảnh viễn thám…) phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản cho đa ngành trong nhiều lĩnh vực địa hình, địa chính, lâm nghiệp, nơng nghiệp, xây dựng, giao thông…

Tiểu kết Chương 3

Tự động hóa trong q trình xử lý dữ liệu đám mây điểm thu được bằng thiết bị quét laser mặt đất là rất quan trọng, nhất là việc tách lọc điểm độ cao để xây dựng DEM vừa đảm bảo độ chính xác mơ hình vừa đáp ứng cho các bài toán ứng dụng khác nhau phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Việc nghiên cứu các thuật tốn lọc điểm từ đó tổng hợp, lồng ghép đề xuất thuật toán tự động và bán tự động kết hợp với việc lựa chọn các tham số phù hợp để tạo DEM từ dữ liệu đám mây điểm mang tính thời sự, khoa học hiện đại và có tính thực tiễn cao..

Kết quả chính của chương này là đưa ra được chương trình hỗ trợ xử lý dữ liệu đám mây điểm và qua thực nghiệm đã khẳng định đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Chương trình được Việt hóa, dễ sử dụng và đáp ứng được việc sản xuất đại trà. Từ đó giảm nhẹ, rút ngắn thời gian thực hiện cơng tác nội nghiệp và tiết kiệm chi phí.

hình bề mặt, bản vẽ 3D đường đồng mức, bản vẽ solid 3D và các mặt cắt tại các vị trí cụ thể. Đánh giá được ưu, nhược điểm của thiết bị quét đối với từng đối tượng cụ thể.

4.1. Quy trình cơng nghệ xây dựng mơ hình 3D các đối tượng phi địa hình bằng quét laser mặt đất

4.1.1. Quy trình cơng nghệ

Hình 4.1. Quy trình cơng nghệ khảo sát đối tượng phi địa hình

Ghi chú: + BS: Backsight – hướng ngắm phía sau + FS: Foresight – hướng ngắm phía trước

Đối tượng phi địa hình của qt laser mặt đất rất đa dạng. Các đối tượng có bề mặt phức tạp như các bức tượng hay cổ vật trong đình, chùa của các đối tượng di sản văn hóa thì u cầu đo vẽ đến từng chi tiết nhỏ phục vụ cho việc bảo tồn, phục dựng; các đối tượng hình tuyến như các tuyến đường, tuyến phố thì cần ghép chính xác các trạm đo để đảm bảo độ chính xác vị trí điểm, khoảng cách và mơ hình bề mặt đứng; đối tượng nằm trong lịng đất như là các hang, động thì cần đảm bảo mơ tả hiện trạng bề mặt... Để đạt mục tiêu theo từng yêu cầu cụ thể, tiếp cận được cách triển khai phù hợp với điều kiện sản xuất cần có sự khảo sát và linh hoạt xây dựng quy trình cơng nghệ phù hợp theo mục đích sử dụng, yêu cầu về mức độ chi tiết và độ chính xác. Các vấn đề về đảm bảo trong cơng tác thu thập số liệu đối với các đối tượng phi địa hình bằng quét laser mặt đất như: kiểm định hệ thống quét; đo nối khống chế; độ chính xác tọa độ...được áp dụng như trong quy định thành lập mơ hình số độ cao địa hình.

4.1.2. Khảo sát thực địa

Giai đoạn khảo sát thực địa trước khi thi cơng đóng vai trị quan trọng, nhằm xác định mục đích, xác định hình dáng, hình thù tương đối và đưa ra phương án thi cơng tối ưu nhất. Các cơng đoạn chính của q trình khảo sát thực địa bao gồm:

Thứ nhất là công tác chuẩn bị: Thu thập tài liệu, dữ liệu (bản đồ các loại, điểm

khống chế tọa độ, độ cao quốc gia...); Lập phương án sơ bộ trong phòng (lập sơ đồ xác định giới hạn thu nhận dữ liệu, sơ đồ vị trí các điểm đặt trạm máy trên nền bản đồ hiện có); Chuẩn bị trang thiết bị (máy tính, thiết bị quét và các phụ kiện kèm theo), tiến hành kiểm nghiệm thiết bị cần thiết phục vụ trong quá trình thi cơng và chuẩn bị phương tiện di chuyển.

Thứ hai là tiến hành khảo sát tại khu vực thi công: Giao nhận khu vực thi cơng

ngồi thực địa; Khảo sát địa hình, địa vật khu vực thi cơng (đo đạc sơ bộ và phác họa hình dạng, kích thước của đối tượng, đánh giá mức độ phức tạp của địa hình khu vực); Tìm điểm tọa độ, độ cao quốc gia phục vụ đo nối lưới khống chế.

Thứ ba là lập thiết kế sơ bộ phục vụ thiết kế chi tiết: Trên cơ sở yêu cầu sản phẩm, mục đích cơng việc, lập sơ đồ điểm trạm qt và tuyến di chuyển.

các mơ hình.

Phương án đặt tiêu: Việc bố trí tiêu phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đó là quy

định khoảng cách từ tiêu đo đến máy quét; tiêu được đặt ở vị trí chắc chắn, ổn định và các tiêu khơng được đặt quá sát nhau.

Thành lập lưới tọa độ: Lưới khống chế phục vụ quét laser mặt đất được thành

lập bằng các công nghệ đo đạc đảm bảo độ chính xác tương đương với lưới cơ sở cấp 1 cho điểm trạm máy; quy cách, kích thước và độ chính xác mốc đặt trạm máy theo thông tư số 68/2015/TT-BTNMT ngày 22/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Phương án ánh sáng và thiết bị bổ sung: Đối với những khu vực thiếu ánh

sáng như hang động, các địa vật nằm trong các đình, chùa thì cần phải bố trí thiết bị có đèn chiếu sáng hoặc bổ sung đèn chiếu sáng đảm bảo mức độ chi tiết, đầy đủ của địa vật. Đồng thời bố trí các thiết bị bổ sung nếu cần như máy định vị vệ tinh cầm tay, máy đo khoảng cách và góc bằng laser,...

Lưu ý: Trong điều kiện khí hậu Việt Nam do ảnh hưởng của yếu tố khí tượng

bao gồm: độ ẩm, sương mù,… cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. Do đó phải lựa chọn thời điểm thi công cho phù hợp

Một phần của tài liệu Đề tài: (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)