Những nguyên nhân dẫn đến phụ nữ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội của hội liên hiệp phụ nữ ở huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh trong hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế (Trang 34)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.4. Những nguyên nhân dẫn đến phụ nữ nghèo

Nghèo đói là hiện tượng kinh tế - xã hội, không chỉ ảnh hưởng tới đời sống của người dân mà cịn tác động khơng nhỏ đến đời sống chính trị xã hội, là vấn đề cấp bách mà mọi quốc gia cần phải đối mặt giải quyết đặc biệt là những nước đang phát triển.

Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân gây ra đói nghèo ở PN, nhưng nó tập trung ở 3 nhóm nguyên nhân sau:

1.4.1. Người phụ nữ nghèo khơng có khả năng, cơ hội để tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực sản xuất

Các nguồn lực sản xuất chủ yếu hiện nay có thể kể đến như vốn, đất đai, khoa học cơng nghệ… song tất cả những thứ đó người nghèo và phụ nữ nghèo đều khơng có hoặc rất hạn chế về khả năng tiếp cận. Một số người trong số họ có thể có sức lao động, nhưng họ sẽ khơng thể biến sức lao động đó thành nguồn lực, nếu không tiếp cận được với nguồn lực khác như vốn, đất đai, khoa học cơng nghệ, tức là họ khơng có việc làm, họ bị thất nghiệp.

Theo Công ty ADUKI - “Vấn đề nghèo ở Việt Nam”, thì người nghèo ở Việt Nam là: “Những người khơng có khả năng tiếp cận hoặc kiểm soát các

nguồn lực xã hội, kinh tế, chính trị, và do đó khơng có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người một cách có phẩm giá”[30], Việt Nam

với một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và 90% dân số sống ở những vùng nơng thơn, thì việc tiếp cận và kiểm sốt đất đai là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống. Trong mấy năm trở lại đây. Tuy các hộ nông dân đã được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài nhờ thực hiện Luật đất đai, nhưng trên thực tế các hộ được giao đất lại thiếu các điều kiện sản xuất (vốn, lao động, khoa học công nghệ…), nên một số hộ đã không giữ được đất, phải nhượng lại cho các hộ khác. Mặt khác, sản xuất trên đất không mang lại hiệu quả kinh tế cao vì thiếu kiến thức và cơng nghệ, nên có rất nhiều trường hợp sau khi nhận được quyền sử dụng đất đã bán đi để lấy tiền, trong đó chỉ có một số rất ít hộ dùng số tiền có được để chuyển hướng sản xuất.

Tín dụng là một trong những nguồn lực cần được chú ý bởi thực tế, hầu hết số hộ đói nghèo ở nơng thơn đặc biệt là phụ nữ nghèo đều cần vốn để tiếp cận được với công nghệ hiện đại, mở rộng phát triển kinh tế, nhưng lại gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận, do đó, họ khó có thể thốt khỏi đói nghèo và tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai lại đang bị hẹp dần.

1.4.2. Trình độ văn hóa thấp, việc làm thiếu và khơng ổn định

Trình độ ăn hố thấp cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo của phụ nữ. Ở những vùng quê nghèo, miền núi vẫn cịn có hiện tượng trọng nam, khinh nữ. Nhiều chị em phụ nữ khơng có điều kiện đi học, khó xin việc làm, hoặc khơng có việc làm ổn định. Từ đó kéo theo thu nhập của họ xuống.

1.4.3. Hỗ trợ không đến tận tay người nghèo và sử dụng khơng đúng mục đích mục đích

Thực tế, ở các nước đang phát triển hiện nay có nhiều khoản viện trợ cho phát triển mà chủ yếu là đầu tư phát triển nhân lực đã không đến được tay

người nghèo. Một phần bị rơi rụng dần và phần còn lại rất lớn lại được sử dụng khơng đúng mục đích, nên hiệu quả của những nguồn viện trợ rất thấp.

Qua những nguyên nhân gây nên đói nghèo ở các nước đang phát triển vừa nêu, ta thấy nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân kinh tế.

Do đó, việc xóa đói ở đây trước hết được hiểu như là sự hỗ trợ phát triển của nhà nước và cộng đồng để nâng cao đời sống dân cư, xóa bỏ tình trạng cịn tồn tại các hộ khơng có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu như cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái thất học, ốm đau khơng có tiền chữa trị, nhà ở bằng tranh tre, vách đất, nhằm duy trì cuộc sống bình thường, từ đó giúp họ vượt qua tình trạng đói khổ triền miên để đi tới sự phát triển.

Giảm nghèo ở phụ nữ nghèo tức là tạo điều kiện cho các phụ nữ nghèo được tiếp cận được với các nguồn lực cần thiết để họ tự nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng phụ nữ nghèo giảm xuống làm cho mức sống chung của toàn bộ cộng đồng được nâng lên.

Giảm nghèo ở phụ nữ nghèo cịn được hiểu là q trình chuyển một bộ phận phụ nữ nghèo lên một mức sống cao hơn nhờ sự hỗ trợ của nhà nước, cộng đồng và sự nỗ lực vươn lên của bản thân họ. Ở khía cạnh, giảm nghèo là chuyển từ tình trạng người nghèo có ít sự lựa chọn sang tình trạng có nhiều sự lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người.

Như vậy, có thể nói một cách khái quát, xóa đói, giảm nghèo cho phụ nữ nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ các chị em phụ nữ nghèo có khả năng và cơ hội để tiếp cận với các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh chóng, trên cơ sở đó họ có nhiều sự lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Trước đổi mới, trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, nghèo đói dường như khơng được nhìn nhận như một thực tế xã hội, bởi quan niệm cho rằng: Trong chủ nghĩa xã hội khơng thể có nghèo đói. Nó chỉ có trong chủ

nghĩa tư bản, do sự phân phối bất hợp lý thu nhập của xã hội tạo ra. Do đó, cách nhìn nhận, đánh giá nghèo đói ở đây có phần méo mó thiếu khách quan và khơng khoa học.

Năm 1986, nước ta tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, con người buộc phải tính tốn bằng giá trị và tính đủ giá trị cho mọi kết quả lao động, do đó lợi ích được chú trọng trước hết là lợi ích cá nhân. Nó khách quan hóa và nâng cao một cách đáng kể vai trị của năng lực cá nhân, thúc đẩy tính tự giác và ý thức trách nhiệm đối với công việc và sản phẩm lao động. Giá trị lợi ích đã thúc đẩy cạnh tranh, làm nẩy nở tài năng, kích thích con người về tính chủ động, phát huy sáng kiến, tính linh hoạt trong các phản ứng và các hành vi đáp ứng cạnh tranh.

Kinh tế thị trường đã mở ra nhiều khả năng và cơ hội cho con người phát triển đồng thời cũng phơi bày những yếu kém bất cập của con người trong sản xuất - kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường xóa đói, giảm nghèo ln gắn liền với khuyến khích một bộ phận dân cư có điều kiện, khả năng vươn lên làm giàu chính đáng. Đó cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn cản hiện tượng nghèo tái sinh. Những người vừa thốt nghèo rất có khả năng bị rơi vào nghèo đói trở lại khi những giải pháp giảm nghèo khơng bền vững hoặc chì có tác dụng trong ngắn hạn.

Do đó, chúng ta cần đẩy mạnh công tác xã hội đối với người nghèo đặc biệt là với chị em phụ nữ để họ có thêm niền tin, chủ động linh hoạt trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo một cách bền vững tránh tình trạng tái nghèo.

1.5. Vai trị cơng tác xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế xã hội

1.5.1. Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Điều lệ Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khẳng định Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có 3 vai trị chính:

Thứ nhất, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới;

Thứ hai, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN;

Thứ ba, đoàn kết, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.

Qua đó cho ta thấy, cơng tác tác xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ, cần phải làm của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

1.5.2. Vai trị cơng tác xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế

Vai trò CTXH của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là can thiệp vào cuộc sống của các chị em phụ nữ nghèo nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện giúp các chị em phụ nữ giải quyết những vấn đề, khó khăn trong cuộc sống.

Để đạt được các điều này, Hội Liên hiệp Phụ nữ phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tham vấn, trị liệu, giáo dục, thương lượng, hỗ trợ và hoạch định. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, cũng như điều kiện hỗ trợ của địa phương, lựa chọn những giải pháp, kế hoạch phù hợp, giúp cho các chị em phụ nữ nghèo.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam còn là đơn vị kết nối, kêu gọi sự giúp đỡ hỗ trợ của các cơ quan đơn vị liên quan, những gia đình có kinh nghiệm phát triển kinh tế đến truyền dạy cách làm ăn, phát triển kinh tế cho các chị em phụ nữ nghèo. Giúp các chị em được vay vốn từ những nguồn vốn ưu đãi dành riêng cho nghèo nghèo để họ an tâm chăm lo phát triển kinh tế.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua những tìm hiểu và nghiên cứu trên cho chúng ta cái nhìn tổng quan về vấn đề xóa đói giảm nghèo nói chung và xóa đói giảm nghèo của phụ nữ nói riêng. Làm rõ hệ thống lí thuyết vận dụng trong luận văn, lí thuyết hệ thống và lí thuyết nhu cầu của Abraham Maslow, cùng với đó là các quan điểm của Đảng, Nhà nước về cơng tác xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt tìm ra những nguyên nhân sâu sa khiến chị em phụ nữ trở thành nạn nhân của nghèo đói cũng như vai trị của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và hoạt động của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đối với phụ nữ nghèo. Đây sẽ là nền tảng, cơ sở để tác giả tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng nghèo ở phụ nữ thuộc huyện Ba Chẽ và hoạt động của Hội liên hiệp Phụ nữ trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo huyện Ba Chẽ phát triển kinh tế một cách chính xác và hiệu quả.

Chƣơng 2: HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VỚI VIỆC HỖ TRỢ PHỤ NỮ NGHÈO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI HUYỆN BA CHẼ

2.1. Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến phụ nữ nghèo ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh hiện nay tỉnh Quảng Ninh hiện nay

2.1.1. Tiêu chí đánh giá nghèo của Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh

Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 đã làm rõ các tiêu chí về hộ nghèo cụ thể như sau:

Thứ nhất, các tiêu chí về thu nhập

Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

Thứ hai, tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; thông tin; nước sạch và vệ sinh;

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): Tiếp cận các dịch vụ y tế; Bảo hiểm y tế; Trình độ giáo dục của người lớn; Tình trạng đi học của trẻ em; Chất lượng nhà ở; Diện tích nhà ở bình qn đầu người; Nguồn nước sinh hoạt; Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; Sử dụng dịch vụ viễn thông; Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

2.1.2. Thực trạng nghèo của Phụ nữ Quảng Ninh

Trước khi đi vào tìm hiểu hoạt động hỗ trợ của Hội LHPN huyện Ba Chẽ trong cơng tác hộ trợ HVPN xố đói giảm nghèo, phát triển kinh tế chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu thực trạng PN nghèo của tỉnh Quảng Ninh trong năm năm từ 2013 đến 2017 để có cách nhìn tổng thể nhất về cơng tác xố đói giảm nghèo cho PN tại Quảng Ninh và những điểm cần chú ý khi đi vào nghiên cứu hoạt động hỗ trợ PN nghèo của huyện Ba Chẽ.

Bảng thống kê PN nghèo tỉnh Quảng Ninh trong các năm 2013 -2017 Năm Tổng số PN nghèo (đầu năm) HVHPN nghèo chủ hộ Kết quả giúp HVHPN thoát nghèo HVHPN làm chủ hộ thoát nghèo Số hộ Đạt tỷ lệ % so với chỉ tiêu Số hộ Đạt tỷ lệ % so với chỉ tiêu 2013 6496 2168 989 100,61 385 118,462 2014 4509 1474 713 102,886 318 125,692 2015 3218 1218 533 100,566 195 106,557 2016 8776 2402 546 64,846 218 77,304965 2017 5831 1477 714 165,278 228 115,73604

Nguồn: Số liệu thống kê PN nghèo tỉnh Quảng Ninh các năm (2013 -2017)

Qua bảng thống kê trên cho ta thấy, số PN nghèo từ năm 2013, đến năm 2015 có xu hướng giảm từ 6496 hộ xuống 3218 hộ, nhưng năm 2016 lại có sự tăng đột biến gấp 2,7 so với năm 2015, vượt cả số hộ nghèo của năm 2013. Nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng đột biến về hộ nghèo của năm 2016 của tỉnh Quảng Ninh được xác định là do Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung đã thay đổi cách tiếp cận trong cơng tác xố đói giảm nghèo từ nghèo đơn chiều (chỉ có tiêu chí thu nhập) sang nghèo đa chiều (bao gồm các tiêu chí về y tế, giáo dục, nhà ở, điều kiện sống và tiếp cận thơng tin) nên có nhiều trường hợp đạt yêu cầu về thu nhập nhưng không đạt các tiêu chí cịn lại vẫn thuộc hộ nghèo. Việc áp dụng các tiêu chí giảm nghèo đa chiều trước mắt có thể khiến q trình giảm nghèo chậm và khó hơn, song về lâu dài sẽ tạo cơ hội bình đẳng, giảm dần khoảng cách thụ hưởng dịch vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Từ năm 2016 đến 2017 cơng tác xố đói giảm nghèo của Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh đã có những chuyển biến tích cực và mang lại hiệu quả tốt, các hoạt động hỗ trợ đa dạng, dưới nhiều hình thức, đặc biệt là quan tâm tới cơng tác đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ cây giống con giống để chị em phụ nữ tự tin vươn lên thoát nghèo.

2.1.3. Thực trạng nghèo của Phụ nữ Ba Chẽ

Để có những phân tích chính xác và những giải pháp phù hợp nhất trong công tác hỗ trợ PN nghèo phát triển kinh tế của Hội LHNP huyện Ba Chẽ, tác giả cùng q vị đi vào tìm hiểu bức tranh tồn diện của PN nữ huyện Ba Chẽ thuộc đối tượng nghèo trong các năm từ 2013 đến 2017.

Qua quá trình khảo sát và thống kế, số lượng phụ nữ nghèo của huyện Ba Chẽ năm 2013 gồm 951 phụ nữ nghèo và số lượng này giảm liên tục trong hai năm 2014 còn 616 phụ nữ nghèo và năm 2015 còn 450 phụ nữ nghèo. Nhưng sau đó, đến năm 2016 lại có sự tăng đột biến từ 450 phụ nữ nghèo lên 1478 phụ nữ nghèo và nguyên nhân được tìm thấy là do tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Ba Chẽ nói riêng thay đổi cách tiếp cận từ nghèo đơn chiều sang nghèo đa chiêù. Do đó tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 tăng gấp 3,3 lần năm 2015 và gấp 1,55 lần so với năm 2013.

Nhưng từ năm 2016 đến nay tỷ lệ PN nghèo đang có xu hướng giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội của hội liên hiệp phụ nữ ở huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh trong hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)