Các hoạt động trợ giúp Phụ nữ nghèo phát triển kinh tế của hội liên hiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội của hội liên hiệp phụ nữ ở huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh trong hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế (Trang 57 - 61)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Công tác xã hội của hội Phụ nữ trong công tác hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển

2.2.1. Các hoạt động trợ giúp Phụ nữ nghèo phát triển kinh tế của hội liên hiệp

hiệp Phụ nữ huyện Ba Chẽ

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế được Hội LHPN huyện Ba Chẽ xác định là nhiệm vụ ưu tiên xun suốt trong q trình cơng tác. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ, thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo của địa phương.

* Hoạt động hỗ trợ vay vốn và hỗ trợ sử dụng vốn vay

Để hỗ trợ cho chị em phụ nữ nghèo vươn lên phát triển kinh tế, có thể tiếp cận với các hoạt động vay vốn, đẩy mạnh cơng tác xã hội hố, phát huy các nguồn lực sẵn có của địa phương, Hội LHPN đã phát động và kết nối các đơn vị, cá nhân cùng chung tay xây quỹ hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế.

Ví dụ: “Tính đến 9 tháng đầu năm 2015, Hội LHPN huyện Ba Chẽ đã tiến hành công tác xã hội, xây dựng quỹ tiết kiệm thu hút 1.805 người tham dự và quyên góp được 214. 626 nghìn đồng nhằm hỗ trợ cho 69 hội viên có hồn cảnh khó khăn vay để phát triển kinh tế” hay “ Năm 2017 Hội LHPN huyện Ba chẽ đã kêu gọi hội viên và góp được 24 triệu để giúp hội viên nghèo” .

Cùng với hoạt động hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế, Hội LHPN còn đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao khả năng và hoạt động sử dụng tài chính cho

chị em phụ nữ, để họ biết cân đối chi tiêu, sử dụng nguồn vốn vay được sao cho hiệu quả nhất. Cụ thể hằng năm Hội LHPN huyện Ba Chẽ đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, Trung tâm Dạy nghề Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn, mở các lớp về tín dụng và đào tạo nghề ngắn hạn về chuyển giao khoa học kỹ thuật, chăn ni gia súc, gia cầm, chế biến món ăn, kỹ thuật đan lát... cho hàng trăm hội viên, phụ nữ. Từ hoạt động hỗ trợ này đến nay đã tạo điều kiện cho nhiều phụ nữ có việc làm ngay tại gia đình, tăng thu nhập, đồng thời duy trì và phát triển các nghề truyền thống của địa phương.

Chị Hoàng Thị Oanh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Ba Chẽ, cho biết: “Cùng với hoạt động tín chấp hỗ trợ phụ nữ vay vốn, xây dựng các mơ hình kinh tế, các cấp hội phụ nữ huyện đã phân công cán bộ hội giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn vay. Nhờ đó, hội viên, phụ nữ đã sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả đồng vốn, nhiều gia đình hội viên, phụ nữ đã vươn lên thốt nghèo bền vững” (Trích Báo Quảng Ninh, chuyên mục kinh tế, ngày 15 tháng 4 năm 2017).

Ví dụ như gia đình chị Nịnh Thị Q ở thơn Khe Lọng trong, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ, trước đây từng là một trong những hộ nghèo của xã. Tuy nhiên, nhờ có Hội LHPN huyện mà gia đình đã tiếp cận được với nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, từ đó gia đình chị đã mạnh dạn phát triển kinh tế vườn rừng và từng bước thoát nghèo bền vững. Như chị Quý chia sẻ với Báo Quảng Ninh trong chuyên mục xã hội: “Trước đây, gia đình tơi

sống chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng cấy lúa và số tiền cơng ít ỏi từ nghề làm rừng thuê. Nhà có hơn chục ha đất rừng nhưng khơng có vốn, khơng có hướng làm ăn nên đành để khơng. Gần đây, từ nguồn vốn vay và sự tư vấn, hướng dẫn phát triển mơ hình vườn rừng của Hội Phụ nữ, vợ chồng tôi đã đầu tư tiền mua keo giống về trồng. Đến nay, diện tích 12ha keo đã mang lại thu nhập từ 40-50 triệu đồng/năm”.

Sau khi được Hội LHPN huyện, xã tư vấn, tuyên truyền, cho đi tập huấn các lớp học về sử dụng tài chính, nhiều chị em nghèo phụ nữ đã chủ động vay vốn đầu tư, nhân rộng các mơ hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Điển hình như các mơ hình: trồng cây Su Su tại thị trấn; trồng cây Dược liệu dành dành tại xã Lương Mông; nuôi Lợn nái tại thôn Hồng Tiến, xã Đạp Thanh; trồng Thanh Long và Khoai sọ 1 củ tại xã Nam Sơn; Trồng Nấm rơm tại xã Đạp Thanh; Trồng Chè hoa vàng, nuôi ong mật tại xã Thanh Sơn...

Nhiều chị cũng tích cực tham gia các dự án phát triển kinh tế theo chương trình hỗ trợ của tỉnh và địa phương. Tiêu biểu như hộ các chị: Khúc Thị Duyên (thôn Đồng Giảng A, xã Lương Mông) chăn ni hơn 50 con lợn thịt; Hồng Thị Thẳng (thơn Đồng Giảng A) có trang trại với gần 500 con gà...

Để làm tốt công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ vay vốn và hỗ trợ sử dụng vốn vay cho Phụ nữ nghèo, Hội LHPN huyện Ba Chẽ nói chung và cán bộ làm cơng tác xã hội nói riêng cần phải am hiểu sâu sắc về tâm lý lo sợ, bất an của người nghèo khi vay vốn, thậm chí nhiều người nghèo khơng dám vay vốn vì họ sợ sẽ khơng trả được. Đồng thời cũng phải tạo lập niềm tin nơi đối tác cho vay là người nghèo có khả năng phát triển, vươn lên để trả những khoản vay của mình đúng kỳ hạn. Từ đó đưa ra lộ trình và giải pháp sát thực cho hoạt động hỗ trợ người nghèo tiếp cận được vốn, và sử dụng vốn hiệu quả, trả lại những khoản vay cho các đơn vị hỗ trợ đúng kỳ hạn.

* Hỗ trợ Phụ nữ học nghề, tạo việc làm:

Thiếu việc làm là nguyên nhân lớn khiến người nghèo khơng thể vươn lên thốt nghèo, giải pháp tốt nhất giúp người nghèo thốt khỏi cảnh nghèo túng đó là hỗ trợ, giúp đỡ họ tự ni sống chính mình, tự mình vươn lên thốt nghèo bằng sức lao động và trí tuệ của mình. Thấu hiểu điều đó, huyện Ba Chẽ đã phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức các lớp dạy nghề khách nhau, trang bị cho chị em những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp quan trọng để có thể vươn lên làm giàu. Cụ thể như gia đình chị Đinh Thị Hiền, thôn Loong Toỏng, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ có đất rừng rộng nhưng không

biết khai thác đưa vào phát triển kinh tế, gia đình chị đã được Hội LHPN huyện phối hợp với chương trình “101 cách thốt nghèo” của Đài PTTH tỉnh hỗ trợ gia đình chị 15 triệu đồng để chị lấy tiền mua mua tổ ong và cây chè hoa vàng giống về nuôi lấy mật ong và trồng chè mang lại hiệu quả kinh tế. Vì khơng có kiến thức trong nuôi ong và trồng chè hoa vàng, Hội LHPN huyện đã phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức lớp tập huấn về nuôi ong và trồng chè hoa vàng cho vợ chồng anh chị tham gia. Từ việc nắm bắt tốt kỹ thuật và chăm chỉ lao động, gia đình chị Hiền đã dần vươn lên ổn định cuộc sống thoát nghèo.

Trong 3 năm từ 2013 đến 2015 Hội LHPN huyện Ba Chẽ đã phối hợp cùng các đơn vị chức năng tổ chức 16 lớp dạy nghề cho trên 620 hội viên, phụ nữ và mang lại nhiều kết quả tích cực.

Bên cạnh việc mở lớp đào tạo nghề, Phòng GD-ĐT huyện Ba Chẽ liên tục mở các lớp xoá mù chữ cho học viên ở các xã trên địa bàn, cụ thể năm 2016, huyện đã tổ chức 14 lớp xoá mù chữ cho hơn 300 người tham gia. Từ đó, cơng tác xố nghèo đã có phần thuận lợi hơn, từ chỗ các hộ nghèo được mời đến các lớp tập huấn về nghề nhưng không biết chữ, khơng biết ghi chép thì nay mọi người đã biết chữ, biết ghi chép.

Từ khi được đào tạo nghề, gia đình phụ nữ nghèo có thêm kiến thức, kỹ năng, chủ động hơn trong việc phát triển kinh tế, tự tin hơn và có nhiều hơn cơ hội việc làm ni sống bản thân và gia đình.

* Một số hoạt động khác…

Ngoài những hoạt động trên Hội LHPN huyện Ba Chẽ còn triển khai, thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa khác như: Tặng cây giống cho chị em Phụ nữ nghèo, hỗ trợ xây dựng mái nhà tình thương cho các chị em Phụ nữ nghèo giúp chị em ổn định chỗ ở, vững tâm, tập trung tham gia lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Sau đây là một số hoạt động cụ thể của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ba Chẽ đã thực hiện trong năm 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội của hội liên hiệp phụ nữ ở huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh trong hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)