Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội của Hội phụ nữ trong
trong công tác hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh trong những năm 2017 - 2020
3.3.1. Nâng cao năng lực của cán bộ hội phụ nữ trong công tác xã hội
Cán bộ Hội LHPN đóng vai trị hết sức quan trọng trong cơng tác hỗ trợ giúp chị em phụ nữ nghèo phát triển kinh tế. Bởi họ chính là cầu nối giữa các hội viên phụ nữ, giữa hội viên phụ nữ với các cơ quan đoàn thể tại địa phương. Cán bộ Hội LHPN là người đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chị em phụ nữ và là người trực tiếp tham gia tuyên truyền vận động chị em phụ nữ hiểu đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó nghiêm túc thực hiện.
Để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của công tác xã hội đối với hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, đồng thời khắc phục những hạn chế, tồn tại đang đặt ra với huyện. Theo tác giả, trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Trước hết, là đẩy mạnh cơng tác rà sốt, tổng hợp đội ngũ cán bộ Hội LHPN làm công tác xã hội theo đúng tiêu chuẩn, quy định. Từ đó có những chính sách phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội, đây là hoạt động cần thiết và cần được triển khai liên tục và thường xuyên.
Ba là, có hoạt động tuyển chọn, quy hoạch cán bộ hợp lý và phù hợp, đặc biệt cần chú trọng tới đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, xông xáo và nhiệt huyết trong công tác phong trào.
3.3.2. Nâng cao vai trị của Đảng, Chính quyền trong cơng tác hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Cơng tác xóa đói giảm nghèo nói chung và hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế nói riêng là vấn đề quan trọng, dành được sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và tồn qn ta. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, có tính quyết định tới sự phát triển của đất nước, sự tồn vong của chế độ.
Trong suốt những năm qua Đảng và Chính quyền huyện Ba Chẽ đã có nhiều giải pháp trong việc xóa đói giảm nghèo và mang lại diện mạo mới cho nhiều bà con nhân dân, nhất là các chị em phụ nữ, tuy nhiên, còn nhiều chị em có cuộc sống khó khăn, cần phải có những giải pháp hỗ trợ phù hợp. Do đó, chúng ta cần phải tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền trong cơng tác hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế ở huyện Ba chẽ, tỉnh Quản Ninh.
Trước tiên, tỉnh Quảng Ninh cần tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ Ðảng, chính quyền địa phương, của cộng đồng xã hội và chính bản thân người nghèo, hộ nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục tạo chuyển biến về nhận thức, làm cho người nghèo, hộ nghèo tự giác, chủ động vươn lên thốt nghèo, khơng trơng chờ ỷ lại vào chế độ chính sách của Nhà nước.
Hai là, chính quyền địa phương huyện Ba Chẽ, cùng các xã thường xuyên bám sát cơ sở theo dõi, phân loại, xác định nguyên nhân nghèo để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực, cần gắn các chương trình mục tiêu quốc
gia về xố đói giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các chính sách, chương trình dự án về giảm nghèo, đảm bảo người nghèo được thụ hưởng đúng, đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Ba là, thực hiện tốt việc phân công các cơ quan, đơn vị nhận giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phụ trách giúp xã nghèo cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên bám sát cơ sở, nắm tình hình, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ. Phát huy, hiệu quả mơ hình đảng viên có điều kiện nhận giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo.
Bốn là, củng cố, nâng cao vai trị của các hội, đồn thể, lực lượng làm cơng tác xóa đói giảm nghèo ở các cấp đặc biệt là các tổ, nhóm, cộng tác viên. Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành của ban chỉ đạo, bộ phận làm công tác giảm nghèo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác.
Năm là, công khai, dân chủ, đúng đối tượng trong quy trình xét hộ nghèo, cận nghèo, sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và các nguồn quỹ đóng góp một cách hiệu quả và minh bạch. Quan tâm, cải thiện điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống cho các hộ thốt nghèo, khơng để tái nghèo; tạo điều kiện để người nghèo được tiếp cận với các nguồn vốn vay lãi suất thấp; có hình thức tuyên dương khen thưởng những hộ nghèo, cận nghèo vươn lên khá, giàu.
Sáu là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất; hình thành mối liên kết vững chắc giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nơng; khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác, làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ tạo việc làm tại chỗ cho người lao động; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất cho người nghèo bằng các
hình thức cụ thể, thiết thực như: trang bị phương tiện lao động, hỗ trợ cây con giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi…
Bảy là, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm đào tạo, dạy nghề: thường xuyên mở các lớp dạy nghề cho người lao động, nhất là người lao động nghèo nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng lao động giúp họ có cơ hội việc làm, tăng thu nhập; vận động người nghèo học nghề, giới thiệu việc làm cho họ sau khi tốt nghiệp.
Tám là, làm tốt cơng tác xã hội hố trong giảm nghèo, phát huy truyền thống tương thân tương ái; khuyến khích sự tham gia rộng rãi của Nhân dân, nhà doanh nghiệp, mạnh thường quân vào công tác an sinh xã hội; quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng tập trung đông đồng bào dân tộc được tiếp cận giáo dục, y tế, khoa học, văn hoá.
Tiếp tục thực hiện, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, nhất là hộ nghèo, các địa phương cần bãi bỏ việc thu hồi đất của hộ nghèo trong trường hợp họ khơng trả được thuế.
Ngồi ra Nhà nước, địa phương cần đầu tư có hiệu quả cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất ở nông thôn ,như đường sá, hệ thống thủy lợi, trường học, trạm y tế, chợ, điện, nước sạch…Đây là những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế ở nông thôn, ở những vùng nghèo. Có thể nói nó làm thay đổi hẳn bộ mặt nơng thơn và góp phần tạo nên bứt phá của các xã nghèo trong cuộc đua tranh phát triển kinh tế. Nhưng để hỗ trợ cho các xã nghèo bằng sự đóng góp của sức dân và nguồn ngân sách hạn hẹp của huyện thì khó có thể thực hiện được và người duy nhất có thể thực hiện vai trị này chính là nhà nước.
3.3.3. Hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo sản xuất tăng thu nhập
Vốn là nhu cầu không thể thiếu cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và đối với người nghèo thì nhu cầu vốn cịn thiết yếu hơn nữa, đó là cơ hội để họ vươn lên hịa nhập với cuộc sống cộng đồng, là cứu cánh để giúp họ thốt
đói, thốt nghèo. Với một lãi suất ưu đãi, hợp lý của ngân hàng CSXH hiện nay, vốn được xem như một “cú hích” như sự “cứu cánh” cho những ước mơ đích thực của người nghèo muốn tự mình vươn lên thốt nghèo. Người xưa có câu “có bột mới gột nên hồ”, vốn chính là “bột” cho người nghèo “gột” lên sản phẩm của mình. Khi đã có vốn lại được cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ cùng với bàn tay, khối óc, sự khao khát vươn lên thoát nghèo sẽ giải quyết được bài toán giảm nghèo một cách bền vững.
Trong giai đoạn đầu, vốn tạo ra việc làm cho người nghèo và cho gia đình họ, từ đó tạo ra thu nhập, giúp họ giải quyết được những nhu cầu cơ bản từng bước thốt ra khỏi đói nghèo lạc hậu.
Trong giai đoạn hai, vốn tiếp tục được đầu tư vào sản xuất để nâng cao hiệu quả của sản xuất, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm để tăng thu nhập, tạo điều kiện cho người nghèo có tích lũy.
Tuy nhiên, kỹ năng quản lý, sử dụng tài chính một cách hiệu quả, đang là thách thức với nhiều chị em phụ nữ. Nhiều trường hợp người nghèo vay vốn mua bị, mua lợn về ni, khi đến thời hạn trả tiền thì bán bị, lợn đi chỉ đủ trả số vốn vay ban đầu. Đây là chưa kể đến những trường hợp người nghèo vay vốn không phải để đầu tư làm ăn mà vì họ quá nghèo nên đồng vốn họ vay được còn bị làm dụng để giải quyết nhu cầu ăn và một phần nhỏ cho nhu cầu ở, chữa bệnh, học hành của con cái. Vì thế tín dụng cấp cho người nghèo có mức rủi ro rất lớn, bởi vậy, chúng ta phải kiểm soát nghiêm ngặt. Khi cho các chị em phụ nữ vay vốn cần có những điều kiện cho vay phù hợp vì phần lớn người nghèo khơng có tài sản để mang ra thế chấp. Tín dụng này cần đưa tới tận tay người nghèo, và các thủ tục vay thì cần đơn giản, hướng dẫn chu đáo, bên cạnh đó là khả năng cho vay liên tục để giúp các chị em có đủ vốn để phát triển sản xuất tránh đứt gánh giữ đường.
Đặc biệt, cần mở các lớp đào tạo, hướng dẫn về cách sử dụng, quản lý tài chính hiệu quả cho chị em phụ nữ, nội dung dạy cần được đơn giản, dễ hiểu gắn liền với việc sử dụng vốn của chị em.
3.3.4. Đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ nhân thức, kỹ năng nghề nghiệp, tạo cơng ăn việc làm cho chị em Phụ nữ nghèo kỹ năng nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho chị em Phụ nữ nghèo
Có nhiều nguyên nhân khiến các chị em rơi vào cảnh nghèo, trong đó nguyên nhân đầu tiên và chi phối lớn đến chị em là nhận thức về bản thân, khả năng của bản thân, tiếp đến là gia đình và xã hội, để nâng cao tính thần tự chủ, sự chủ động của bản thân, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục giúp nâng cao nhận thức cho chị em phụ nữ nghèo.
Cùng với đó ta đẩy mạnh việc đào tạo nghề, mở thêm các lớp tập huấn về chăn nuôi, chuyển đổi kỹ thuật cho các chị em, đặc biệt còn giới thiệu việc làm cho họ sau khi tốt nghiệp, giúp họ có cơng ăn việc làm ổn định. Hội LHPN Ba Chẽ xác định: Đầu tư cho giáo dục, đào tạo, dạy nghề nâng cao dân trí cho phụ nữ nghèo được xem như “chiếc chìa khóa” để cho người dân tự mở khóa kho tàng kiến thức cũng như những tiềm năng phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, địa phương cần có các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề, khôi phục nghề truyền thông, tạo việc làm tại chỗ. Đặc biệt đầu tư phát triển đồng cỏ, phát triển chăn nuôi, du lịch sinh thái, cây thuốc bắc vv…
Song song với đó là ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các sản phẩm của địa phương, tránh tình trạng được mùa rớt giá.
3.3.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông sản của bà con nông dân đặc biệt là phụ nữ nghèo dân đặc biệt là phụ nữ nghèo
Tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm là bài tốn khó của tất cả các địa phương, nhìn những bài học về cây dừa, cây vải và nhiều loại nơng sản khác ở Việt Nam được mùa thì rớt giá, mất mùa thì được giá. Trong thời gian tới Hội LHPN huyện Ba Chẽ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và
tìm giải pháp mở rộng thị trường cho nơng sản huyện, tích cực thực hiện công tác quảng bá sản phẩm thông qua poster, banner, hội thảo giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng. Đây sẽ là cơ sở để huyện Ba Chẽ tiếp tục nhân rộng một số mơ hình phát triển kinh tế đang có hiệu quả tốt nhưng huyện chưa dám nhân rộng vì lo cho đầu ra của sản phẩm.
Khi thị trường tiêu thụ được mở rộng, các cơ sở sơ chế, đóng gói được thành lập, sản phẩm được dán nhãn, các nhà máy chế biến nông sản ra đời. Tất cả sẽ làm nên sự an tâm cho người nông dân Ba Chẽ, đặc biệt là phụ nữ nghèo, họ có thể an tâm về những sản phẩm của mình được trồng ra, ni lớn đã có đầu ra, giảm bớt nỗi lo được mùa rớt giá, và tình trạng bất ổn về sản xuất nông sản như hiện nay.
3.3.6. Một số giải pháp về xã hội
Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ con em người nghèo về giáo dục. Trẻ em là tương lai của đất nước vì vậy việc đầu tư hỗ trợ con em của các chị em có hồn cảnh khó khăn, nghèo khổ là việc làm cần thiết, cần được ưu tiên và đẩy mạnh. Trước mắt chúng ta cần tập trung một số nội dung sau:
Miễn học phí, miễn các khoản đóng góp bằng tiền để xây dựng trường lớp học đối với học sinh thuộc diện đói và hộ nghèo với tỉ lệ phù hợp. Học sinh bậc tiểu học là con em thuộc diện đói, nghèo được mượn sách giáo khoa và cấp vở, bút viết.
Xét học bổng cho các cháu học sinh nghèo vượt khó, xây dựng quỹ khuyến học riêng cho các em để có những hoạt động hỗ trợ kịp thời.
Để nâng cao hơn nữa, chất lượng giáo dục ở những vùng khó khăn cần phải tiếp tục chính sách hướng vào đào tạo giáo viên theo địa chỉ, về lâu dài phải hướng vào “địa phương hóa” nguồn giáo viên. Duy trì chế độ trợ cấp cao với giáo viên phục vụ ở miền núi, ở những vừng đặc biệt khó khăn. Đồng thời cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để khuyến khích lực lượng giáo viên trẻ mới ra trường có nhiệt tình, tâm huyết nhận cơng tác ở vùng sâu, vùng xa.
Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế
Bệnh tật là nguyên nhân dẫn đến nhiều gia đình rơi vào cảnh khốn cùng, bởi khi gia đình có người ốm đau, họ khơng chỉ phải lo tiền thuốc, viện phí cho người bệnh mà cịn phải có người đi chăm non, khơng có thu nhập từ đó.
Vì vậy, việc có chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế là hết sức cần thiết, nhất lại là các chị em phụ nữ.
Để công tác hỗ trợ này mang lại hiệu quả cao chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:
Củng cố xây dựng trạm xá ở các xã khó khăn và nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân, cần đặc biệt ưu tiến tới các xã khó khăn.
Tập trung giải quyết thành công, dứt điểm vấn đề nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân, vận động nhân dân làm tốt công tác vệ sinh mơi trường, vệ sinh phịng dịch bệnh, thực hiện phòng bệnh tại nhà…
Miễn hoặc giảm một phần kinh phí chữa bệnh cho người nghèo. Đóng bảo hiểm y tế cho các chị em phụ nữ nghèo.
Khuyến khích người nghèo tham gia tích cực vào chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình.
Năm 2018 vừa qua, Hội Phụ nữ thị trấn Ba Chẽ đã phối hợp với Trung