Phụ nữ các xã Số lượng (Người)
Số lượng điều
tra(Người) Cơ cấu(%)
Mỹ Tân 27 30 90,0
Mỹ Thành 27 30 90,0
Mỹ Thịnh 30 30 100,0
Tổng 84 90 93,3
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Qua bảng 4.10 phỏng vấn 90 hộ dân tại 3 xã Mỹ Tân, Mỹ Thành, Mỹ Thịnh của huyện Mỹ Lộc thấy được rằng phụ nữ trong huyện rất tích cực trong
công tác tuyên truyền các hoạt động của phụ nữ về xây dựng Nông thôn mới. Đặc biệt như xã Mỹ Thịnh khi được hỏi 100% phụ nữ đều nói rằng họ có tuyên truyền vận động gia đình họ hàng tham gia các hoạt động xây dựng Nông thôn mới. Xã Mỹ Tân và Mỹ Thành chỉ đạt 90% do một số chị em bận đi làm không có thời gian tham gia các hoạt động của hội nên không nhiệt tình trong công tác tuyên truyền của phụ nữ. Các cấp hội ở thôn xóm luôn vận động tuyên truyền cho chị em phụ nữ tại địa phương qua các cuộc họp hội để chị em phụ nữ về vận động tuyên truyền tại gia đình họ hàng biết được các hoạt động xây dựng Nông thôn mới của xã, dành được sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi người dân.
4.1.2.4. Vai trò của phụ nữ trong đóng góp nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
a. Vai trò của phụ nữ trong đóng góp nguồn lực tiền bạc, đất đai trong xây dựng Nông thôn mới
Xây dựng Nông thôn mới là một quá trình lâu dài yêu cầu rất nhiều nguồn lực từ trên xuống dưới để có thể thay đổi bộ mặt của nông thôn. Trong tất cả các tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới thì xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là tiêu chí cần huy động nhiều nguồn lực nhất và nó thể hiên rõ nhất chủ trương của nhà nước khi xây dựng Nông thôn mới đó là “Nhà nước và dân cùng làm”, “Dân làm nhà nước hỗ trợ”. Cơ sở hạ tầng tốt không những tạo nên một bộ mặt mới cho nông thôn mà còn thúc đẩy sản xuất, kinh tế phát triển, nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Các công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông (đường ngõ xóm, liên xóm, liên xã, đường giao thông nội đồng…) hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, nước, trường học, các công trình nhà văn hóa xã, thôn xóm…. Được xếp thứ tự là các hạng mục ưu tiên cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Trong việc xây dựng các công trình tại thôn xóm, người dân nói chung và phụ nữ nói riêng trên địa bàn huyện Mỹ Lộc và những xã điểm điều tra đã tham gia tích cực vào việc đóng góp tiền để thực hiện những hoạt động xây dựng công trình chung của thôn xóm, của xã. Đồng thời góp công lao động để xây dựng đường làng ngõ xóm, nhà văn hóa thôn xóm tạo diện mạo mới cho quê hương mình.
Để đạt được hiệu quả cao trong việc đóng góp tiền và công lao động thì công tác tuyên truyền trên địa bàn huyện Mỹ Lộc được thực hiện rất hiệu cả, để người dân đặc biệt là phụ nữ nhận thức được Xây dựng Nông thôn mới là trách nhiệm chung của Nhà nước và Nhân dân. Việc đóng góp tiền để xây dựng Nông
thôn mới diễn ra bước đầu cũng có khó khăn nhưng cuối cùng vẫn được sự ủng hộ của nhân dân.
Qua điều tra phỏng vấn người dân chúng tôi thu được một số ý kiến như sau:
Hộp 4.3. Đóng góp xây dựng đường giao thông nông thôn
“Chúng tôi làm đường vất vả lắm, nhiều bờ ao phải làm kè, đường chưa đủ rộng phải san lấp thêm mất nhiều công lao động nữa, xóm tôi đóng góp vào xây dựng đường giao thông thôn xóm 3,5 triệu đồng/nhân khẩu nhiều nhất của xã. Bây giờ đường đẹp rồi ai cũng vui mừng phẩn khởi”.
Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Lê Văn Đạm, thôn An Cổ, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (2018).
“Đường giao thông chính của thôn xóm chúng tôi được nhà nước hỗ trợ nhiều nên chỉ phải đóng góp ít thôi, cái chính là phần ngõ vào đến nhà mình chúng tôi phải đồng lòng đóng góp vận động mọi người trong cùng một ngõ đóng góp để có đường rộng sạch đẹp vào tận nhà”.
Nguồn: Phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị Phương, thôn Hồng Phong, xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (2018). Qua điều tra về phụ nữ huyện Mỹ Lộc đóng góp tiền mặt và đất đai xây dựng Nông thôn mới thể hiện ở bảng 4.11 và 4.12: