Yếu tố về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển các mô hình tổ chức sản xuất trong nuôi trồng thủy sản huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong xây dựng

4.2.1. Yếu tố về cơ chế chính sách

a. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò của Phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, vấn đề giải phóng phụ nữ luôn gắn với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. quyền bình đảng của phụ nữ đã được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013, công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ về mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội. Trên tinh thần đó, các tầng lớp phụ nữ đã tích cực học tập, lao động sáng tạo, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực và giữ nhiều vị trí quan trọng trong tổ chức chính quyền cũng như các doanh nghiệp kinh doanh, đồng thời là những nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình.

Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm đến vấn đề phụ nữ. Ngay từ những năm 1993 Nghị quyết số 04-NQ/TW về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới của Bộ Chính trị ngày 12/7/1993 đã viết: “Phụ nữ Việt Nam có truyền thống lịch sử vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, là một động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội” và xác định:“phải xem giải phóng phụ nữ là một mục tiêu và nội dung quan trọng của công cuộc đổi

mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.Vì vậy đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ là một yêu cầu quan trọng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và phát triển toàn diện người phụ nữ.

Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16/5/1994 Ban Bí thư Trung ương về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới. Chỉ thị khẳng định: “Cần xây dựng Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lao động nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nữ làm công tác khoa học- kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, hành chính, quản lý nhà nước… cán bộ nữ dân tộc ít người, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006) tiếp tục khẳng định: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp... Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”.

Đặc biệt ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11- NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ để họ tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, đất nước và thực hiện bình đẳng giới. Nghị quyết đã nêu lên những quan điểm cơ bản của Đảng ta trong công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: “ Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới… Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Ðảng. Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình… Việc thành lập Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp đã giúp đỡ, khuyến khích động viên phụ nữ thực hiện tốt vai trò vị trí của mình.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ban bí thư đã thấy được

những điểm hạn chế thiếu các chính sách hỗ trợ cho các nhóm phụ nữ đặc thù, giáo dục gia đình chưa được quan tâm đúng mức, nhiều chỉ tiêu của Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ vẫn chưa đạt, vẫn còn định kiến giới. Ngày 20/01/2018 Ban bí thư đã ra chỉ thị số 21-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tính hình mới. Trong chỉ thị nêu rõ “Xây dựng và thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phụ nữ ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, đơn thân, cao tuổi, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ, lao động nữ di cư, chuyển đổi nghề. Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, thành lập hợp tác xã, tổ liên kết do phụ nữ làm chủ. Tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học, tiếp cận với khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước”. Nhận thức và tạo điều kiện của chính quyền địa phương về vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới.

b. Nhận thức và tạo điều kiện của chính quyền địa phương về vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới

Đối với chính quyền tỉnh Nam Định, huyện Mỹ Lộc cũng đã được tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của cấp trên, luôn tạo điều kiện để người phụ nữ tham gia thể hiện bản thân, hoàn thiện bản thân về mọi mặt đề đóng góp cho gia đình và cho xã hội tốt hơn. Hiện nay phụ nữ trên toàn huyện ngày càng năng động hơn, sáng tạo hơn trong việc xây dựng kinh tế hộ gia đình mình. Đặc biệt ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các tổ chức chính quyền, ban ngành đoàn thể địa phương, trong các cấp các ngành đều có sự có mặt lãnh đạo của phụ nữ. Tại các cơ sở thôn xóm thì sự tham gia của phụ nữ trong ban giám sát cộng đồng để xây dựng Nông thôn mới ngày càng được phụ nữ hưởng ứng và tham gia nhiệt tình hơn. Chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện và khuyến khích phụ nữ tham gia vào tất cả các công việc của Đảng, chính quyền, người dân để ngày cảng thể hiện nhiều hơn vai trò của người phụ nữ trong xã hội, trong gia đình.

c. Công tác khuyến nông, tập huấn khoa học kỹ thuật mới phục vụ sản xuất nông nghiệp

Với thức trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn là chủ yếu, người phụ nữ luôn là những người lao động chính trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng với những kiến thức còn hạn chế, vẫn còn áp dụng những kinh nghiệp sản xuất nông nghiệp cha ông để lại thì việc phát triển kinh tế từ sản xuất nông nghiệp là hết

sức khó khăn.

Việc tập huấn các kỹ thuật mới, các chương trình cung cấp cây giống, con giống chất lượng về cho người dân đang ngày càng được đẩy mạnh, để người dân có thể nắm được các chương chính mới, các kỹ thuật mới, nắm bắt được nhu cầu của thị trường nhằm phát triển kinh tế một cách tốt nhất.

Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Lộc, Trung tâm dậy nghề huyện Mỹ Lộc luôn là những đơn vị đi đầu trong công tác tập huấn kỹ thuật mới, dậy nghề thủ công, nghề trồng trọt cho bà con nông dân mà đối tượng chủ yếu vấn là phụ nữ. Để nâng cao được kinh tế của người dân nông thôn trong việc sản xuất nông nghiệp thì cần phải có nhiều hơn nữa những sự phối kết hợp của Trạm Khuyến nông, Trung tâm dạy nghề và các cơ quan, doanh nghiệp về nông nghiệp để có thể mang đến cho người dân nhiều hơn nữa những cây con mới đưa vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển kinh tế hộ gia đình.

4.2.2. Yếu tố thuộc về bản thân người phụ nữ nông thôn

a. Trình độ học vấn, chuyên môn, nhận thức của phụ nữ nông thôn

Theo bảng 4.4 thấy được trình độ học vấn của chủ hộ được điều tra hiện nay không đồng đều chủ yêu là học hết trung học cơ sở có 68/90 chủ hộ chiếm 75,6%. Trình độ nhận thức hiểu biết về khoa học kỹ thuật và người có trình độ cao qua đào tạo còn hạn chế chỉ có 32,2% chủ hộ đã qua đào tạo các lớp sơ cấp hoặc trung cấp nghề.

Trình độ học vấn và hiểu biết khoa học kỹ thuật với người dân nói chung và phụ nữ nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến vai trò, vị trí của người phụ nữ phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới.

Bảng 4.18. Trình độ của một số phụ nữ nông thôn tại huyện Mỹ Lộc

Trình độ phụ nữ số lượng

(người) cơ cấu (%)

Trình độ học vấn

Cấp 1 1 3,7

Cấp 2 22 81,5

Cấp 3 4 14,8

Trình độ chuyên môn khác

( sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học) 10 37,0

Tổng phụ nữ phỏng vấn 27

Bảng 4.18 cho thấy huyện Mỹ Lộc, trình độ học vấn và hiểu biết về khoa học kỹ thuật của phụ nữ vẫn còn khá hạn chế, chủ yếu chị em phụ nữ nông thôn chỉ học hết trung học cơ sở với 22/27 phụ nữ được phỏng vấn tương đương 81,5%. Chủ yếu phụ nữ lao động nông nghiệp là chính, thường làm theo kinh nghiệm chưa biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Trong điều tra thực tế, số người được đi tập huấn những kỹ thuật khoa học kỹ thuật mới chiếm 70% việc phát huy được vai trò của họ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế. Đồng thời phụ nữ vẫn chưa có nhiều tiếng nói trong xã hội, chưa thể hiện được mình.

Trình độ học vấn thấp, khả năng nhận thức hạn chế đã gây ra những khó khăn cho phụ nữ trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật. Tuy rằng được tập huấn nhiều nhưng số người đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn lại chưa cao. Những hạn chế về nhận thức và hiểu biết của phụ nữ cũng ảnh hướng đến sự phát huy vai trò của phụ nữ trong đời sống và sản xuất, họ trở nên tự ti, thiếu chủ động sáng tạo trong cuộc sống và tham gia các hoạt động của cộng đồng xã hội. Chính vì vậy cần nâng cao nhận thức cũng những kiến thức cần thiết cho phụ nữ để họ có thể thể hiện mình từ gia đình cho đến xã hội, đồng thời nâng cao hoạt động trong xây dựng Nông thôn mới.

b. Khả năng tiếp nhận thông tin của phụ nữ nông thôn

Do trình độ học vấn, kiến thực về khoa học kỹ thuật của phụ nữ nông thôn còn hạn chế nên khả năng tiếp nhận thông tin của phụ nữ còn hạn chế. Phụ nữ là những người vừa lo công việc gia đình, chăm sóc các thành viên trong gia đình, đồng thời phải đảm đương công việc đồng áng, các hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,… nên thời gian nghỉ ngơi, thư giản của phụ nữ ngắn, ít có điều kiện tiếp nhận các kênh thông tin.

Đối với huyện Mỹ Lộc, các kênh thông tin rất đa dạng từ đài phát thanh được phổ cập đến từng thôn xóm, đến hoạt động tuyên truyền qua các buổi họp của phụ nữ, bằng việc tuyên truyền miệng đến từng họ gia đình theo các chương trình, chuyên đề của hội phụ nữ để mọi phụ nữ đều nắm được thông tin của hội, đặc biệt là tuyên truyền về chương trình nông thôn mới, các việc phụ nữ làm để góp phần xây dựng Nông thôn mới đều được tuyên truyền một cách rộng rãi. Các chương trình tập huấn khuyến nông, dậy nghề nông nghiệp cho phụ nữ cũng được triển khai thường xuyên.

Tuy còn nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận các thông tin của phụ nữ nhưng phụ nữ huyện Mỹ Lộc luôn quyết tâm đi đầu trong việc tuyên truyền thông tin cho mọi chị em phụ nữ đều biết, hiểu và nhiệt tình tham gia, nhằm nâng cao trình độ dân trí cũng như trình độ về khoa học kỹ thuật để chị em đưa vào sản xuất tại hộ gia đình mình.

c. Điều kiện kinh tế hộ gia đình của phụ nữ nông thôn

Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống của phụ nữ, khi kinh tế vững mạnh, người phụ nữ có cơ hội được học tập, vui chơi, nghỉ ngơi, theo ý muốn vv. Tại huyện Mỹ Lộc hiện nay còn đang là một huyện nghèo so với các huyện khác trong tỉnh với thu nhập bình quân đầu người đến năm 2017 là 32 triệu đồng/năm vì thế ảnh hưởng rất lớn tới các phong trào hoạt động có liên quan đến phụ nữ và huy động từ người dân. Điều kiện kinh tế còn khó khăn phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi trong nhiều mặt của cuộc sống, họ giảm thời gian nghỉ ngơi để làm các việc khác và nhiều người không làm được những việc mình mong muốn.

Việc đóng góp về tiền bạc, vật chất cũng như mọi mặt của người phụ nữ khi kinh tế gia đình của phụ nữ tăng lên sẽ giúp cho việc đóng góp xây dựng Nông thôn mới được tăng lên.

Chính vì vậy, việc ưu tiên phát triển kinh tế hộ là rất quan trọng, chính điều này tạo những cơ hội cho phụ nữ được phát triển đời sống tinh thần, vật chất, nâng cao sức khỏe, để phụ nữ thể hiện tốt hơn vai trò trên mọi lĩnh vực .

d. Việc ra quyết định trong gia đình của phụ nữ nông thôn

Hiện nay, trên địa bàn huyện Mỹ Lộc việc ra quyết định trong gia đình của phụ nữ đã được nâng cao, những việc trong gia đình đều có sự bàn bạc nhất trí của mọi người trong gia đình, nhưng nhiều việc trong gia đình phụ nữ toàn quyền quyết định, do đàn ông đi làm ăn kinh tế nhiều hơn nên ít có thời gian lo cho các việc ở gia đình. Ngày nay, việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình để thực hiện mục tiêu “bình đẳng giới” rất được quan tâm chính vì vậy ngay từ việc ra quyết định trong mỗi gia đình cũng cần có sự đóng góp ý kiến của phụ nữ, hai vợ chồng có sự bàn bạc đi đến thống nhất chung. Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới cần rất nhiều sự chung tay đóng góp của người dân, phụ nữ đưa ra ý kiến của mình thì sẽ làm tăng tính thống nhất trong người dân và là một lực lượng lớn lao động có thể đóng góp sức mình trong quá trình xây dựng NTM.

4.2.3. Yếu tố liên quan đến tố chức hội phụ nữ

Theo những tiêu chí mới về xã đạt chuẩn Nông thôn mới bắt đầu từ năm 2016 thì vai trò của Hội phụ nữ ngày càng được nâng cao khi có 1 tiêu chí liên quan trực tiếp đến chương trình của hội phụ nữ đó là chương trình “5 không 3 sạch” được trung ương hội liên hiệp phụ nữ phát động từ trước đó. Chính vì vậy việc huy động sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới cũng như việc phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới ngày nay được các cấp hội phụ nữ rất quan tâm. Các cấp hội phụ nữ cũng đã có nhiều chương trình thiết thực để thực hiện tốt chương trình “5 không 3 sạch” như việc hưởng ứng công tác vệ sinh môi trường, lấy chủ đề “Ngày chủ nhật xanh”, “Ngõ xóm xanh – sạch – đẹp”, “Đường, ngõ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển các mô hình tổ chức sản xuất trong nuôi trồng thủy sản huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)