Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)
Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ Tổng giá trị sản xuất 2.631.660 100 2.889.940 100 3.102.680 100 109,81 107,36 108,58
I. Ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản 791.724 30,08 889.084 30,76 911.019 29,36 112,30 102,47 107,27 1) Ngành nông nghiệp 680.718 85,98 765.890 86,14 800.058 87,82 112,51 104,46 108,41 Trồng trọt 319.724 46,97 338.228 44,16 356.245 44,53 105,79 105,33 105,55 Chăn nuôi 292.825 43,02 356.118 46,50 368.454 46,05 121,61 103,46 112,17 Dịch vụ 68.169 10,01 71.544 9,34 75.359 9,42 104,95 105,33 105,14 2) Lâm nghiệp 2.166 0,27 2.109 0,24 2.071 0,23 97,37 98,20 97,78 3) Thủy sản 108.840 13,75 121.085 13,62 108.890 11,95 111,25 89,93 100,02
II. Ngành công nghiệp - thủ
công nghiệp 1.281.837 48,71 1.361.278 47,10 1.486.462 47,91 106,20 109,20 107,68
III. Ngành Xây dựng 201.779 7,67 232.528 8,05 248.900 8,02 115,24 107,04 111,06
IV. Ngành TMDV 356.320 13,54 407.050 14,09 456.299 14,71 114,24 112,10 113,16
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mỹ Lộc (2016)
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản năn 2014 đạt 791.724 triệu đồng. Trong đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2014 đạt 680.718 triệu đồng chiếm 85,98%, năm 2015 đạt 765.890 triệu đồng chiếm 86,14% đến năm 2016 đạt 800.058 triệu đồng chiếm 87,82% tổng giá trị sản xuất của ngành nông lâm ngư nghiệp trong năm của toàn huyện. Có thể thấy giá trị sản xuất nông nghiệp tăng đều theo các năm nguyên nhân chủ yếu là do người dân chủ yếu sống ở vùng nông thôn và sản xuất nông nghiệp là chính. Đồng thời phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị sản xuất của huyện Mỹ Lộc.
Giá trị sản xuất của ngành nông lâm ngư nghiệp có chiều hướng tăng lên về giá trị tuyệt đối và giảm xuống về giá trị tương đối, những ngành khác có chiều hướng tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tương đối như nhành công nghiệp - thủ công nghiệp, ngành xây dựng và ngành thương mại…. Điều này hoàn toàn đúng đắn với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành, trong 3 năm 2014 -2016 luôn chiếm tỷ trọng từ 47,91 – 48,71%. Tăng trường bình quân mỗi năm của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 7,7%.
Ngành xây dựng và ngành thương mại dịch vụ 3 năm qua vẫn chiếm tỷ trọng thấp và tăng trường chậm qua các năm. Cần phải có những chính sách phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng của ngành xây dựng và ngành thương mại dịch vụ khi những ngành đó đang có tiềm năng phát triển nhanh và mạnh trên cả nước.
Nhìn chung 3 năm qua tổng giá trị sản xuất của huyện luôn có sự tăng trưởng đáng kể, thu nhập người dân trong huyện ngày càng tăng lên, cho thấy rằng thu nhập của người dân luôn đang đảm bảo.
3.1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
Mỹ Lộc là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Nam Định. Về mặt địa lý huyện Mỹ Lộc có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, do nằm kề với thành phố Nam Định và cách thành phố Ninh Bình 30 km, cách thành phố Phủ Lý 23 km, cách thành phố Thái Bình 20 km, là những thành phố, đang trong quá trình CNH - HĐH mạnh. Mặt khác trên địa bàn huyện có Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 10, Quốc lộ 37B, Quốc lộ 38B và đường sắt Bắc - Nam chạy qua với 2 nhà ga:
nhà ga Đặng Xá, ga Cầu Họ và hệ thống đường thuỷ trên sông Hồng là những điều kiện thuận lợi để Mỹ Lộc mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các khu vực phát triển của đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Mỹ Lộc cũng là nơi tập trung đầu mối giao thông của Tỉnh và ngày càng được tăng cường đầu tư nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện giao lưu, trao đổi với các huyện trong Tỉnh và các vùng phụ cận.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện còn chậm. Trong thời gian tới để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra, huyện cần có kế hoạch cụ thể về chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trong nông nghiệp, có kế hoạch giành quỹ đất cho khu công nghiệp, TTCN, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất ở…
Do sức ép của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển mới nội thành phố Nam Định và sự tác động tiêu cực của con người đã và đang gây ra những biến động xấu đến môi trường đất, nguồn nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái.
Nhu cầu cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng cơ sở hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi, công trình công cộng cũng gây sức ép lớn đối với đất đai.
3.1.2.6. Tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Lộc
Ban chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết số 07/NQ-HU ngày 15/4/2016 “Về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020” trong đó xác định lộ trình cụ thể cho từng năm của giai đoạn 2016-2019, phấn đấu đến năm 2019 huyện Mỹ Lộc trở thành huyện NTM.
Tháng 7 năm 2016, UBND huyện tổ chức tổng kết chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015, tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020;
Tháng 9/2016 Huyện ủy đã tổ chức quán triệt Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện đến từng chi bộ trong toàn huyện.
UBND huyện đã ban hành kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 9/8/2016 về thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 41/KH – UBND ngày 20/7/2016 về phát triển công nghiệp – Xây dựng – dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với xây dựng NTM ở các xã, thị trấn giai đoạn 2016-2020; Hội đồng nhân dân huyện ra nghị quyết số 93/2016/NQ-HĐND ngày
20/12/2016 về quy định mức hỗ trợ vốn đầu tư, mức thưởng từ ngân sách huyện đối với các xã, thị trấn xây dựng NTM trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020; văn bản số 103/HĐND-NS ngày 14/3/2017 về việc thống nhất phân bổ kinh phí hỗ trợ các xã, thị trấn từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục năm 2017.
Ban chấp hành Đảng bộ huyện ra nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 12/11/2015 về lãnh đạo thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện; UBND huyện xây dựng Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 29/10/2015 về thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Mỹ Lộc theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020; các xã, thị trấn lập kế hoạch thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn xã.
Tại Hội nghị Tổng kết nhiệm vụ chính trị của huyện năm 2016, Huyện ủy – HĐND và UBND đã tổ chức cho các xã, thị trấn ký cam kết thực hiện các mô hình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Trong Quý I/2017, Huyện ủy – HĐND- UBND đã tổ chức đi kiểm tra việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới ở toàn bộ các xã, thị trấn trong huyện. Báo cáo kết quả xây dựng NTM và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp với Đoàn kiểm tra, có 4 xã quyết tâm hoàn thành chương trình xây dựng NTM trong năm 2017.
Ngày 4/5/2017, UBND huyện đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Mỹ Lộc, để đánh giá kết quả thực hiện, nêu những kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại, những khó khăn cần giải quyết để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp thúc đẩy thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện.
UBND huyện đã thành lập Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện, phân công cán bộ, công chức tham gia Văn phòng Điều phối NTM theo quy định.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra
3.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Mỹ Lộc chủ yếu chọn 3 xã điển hình trong các phong trào của phụ nữ xây dựng nông thôn mới để tiến hành thu thập thông tin và chọn mẫu điều tra là 3 xã Mỹ Tân, Mỹ Thành, Mỹ Thịnh.
Xã Mỹ Tân là một trong những xã điểm của huyện Mỹ Lộc về xây dựng Nông thôn mới, xã đã về đích Nông thôn mới năm 2016, phong trào phụ nữ tham
gia phát triển kinh tế hộ gia đình khá mạnh, chi bộ Đảng xã Mỹ Tân luôn là cho bộ trong sạch vững mạnh và luôn đi đầu trong công tác chỉ đạo lãnh đạo nhân dân trong toàn xã phát triển kinh tế và đặc biệt trong phong trào xây dựng Nông thôn mới. Xã Mỹ Tân là một xã chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp và thủy sản với những vùng nuôi cá tập trung và những mô hình trông hoa, trồng chuối đạt hiệu quả kinh tế cao.
Xã Mỹ Thịnh là một xã tương đối khó khăn của huyện Mỹ Lộc với hoạt động sản xuất chính là nông nghiệp chủ yếu là lúa nước. Tuy nhiên với sự chỉ đạo lãnh đạo của chính quyền, đảng bộ và nhân dân xã Mỹ Thịnh đã phần đấu thực hiện tốt các tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới và đã đạt kết quả cao, xã Mỹ Thịnh đã về đích Nông thôn mới cuối năm 2017. Phong trào phụ nữ xã Mỹ Thịnh cũng được nâng lên với nhiều mô hình sản xuất của các hộ xã viên đồng thời có nhiều chương trình tuyên truyền của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới đạt hiệu quả cao.
Xã Mỹ Thành là một xã thuần nông, phong trào sản xuất nông nghiệp của xã luôn rất sôi nổi với nhiều mô hình giống lúa năng xuất chất lượng đặc biệt khi thực hiện tái cơ cấu ngàng nông nghiệp xã Mỹ Thành đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng cường cấy giống lúa Nếp cái hoa vàng một trong những giống lúa đặc sản của vùng. Nhân dân trong xã luôn tích cực hưởng ứng các phong trào xây dựng Nông thôn mới của xã phát động. Phụ nữ xã Mỹ Thành cũng có những phong trào mô hình phù hợp với chương trình xây dựng Nông thôn mới và đã triển khai thực hiện tốt các vấn đề về vệ sinh môi trường trong toàn xã. Xã Mỹ Thành đến cuối năm 2017 đã đạt 15/19 tiêu chí và phấn đấu về đích Nông thôn mới năm 2018.
Cả 3 xã đều có những phong trào xây dựng Nông thôn mới của phụ nữ rất điển hình và đạt hiệu quả cao cả về kinh tế và xã hội. Đây là 3 xã đặc trưng cho tình hình kinh tế xã hội huyện Mỹ Lộc cũng như phản ảnh thực trạng xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện một cách rõ nhất.
3.2.1.2. Chọn mẫu điều tra
Mẫu điều tra hộ gia đình: Mỗi xã chọn ra ngẫu nhiên 30 người cả nam giới và phụ nữ đại diện các hộ đề điều tra; dựa trên danh sách hộ của các xã, chia đều theo từng thôn xóm chọn ngẫu nhiên các hộ trong thôn xóm để đám bảo tính đại diện của mẫu điều tra. Ngoài ra tham khảo thêm ý kiến của một số phụ nữ khác theo hình thức điều tra không đầy đủ hoặc phỏng vấn không chính thức để làm
phong phú hơn kết quả điều tra đảm bảo tính chính xác của thông tin thu thập. Tiếp cận có sự tham gia: Tổ chức họp dân tại 3 xã chọn mẫu, chọn đại diện tham gia đánh giá PRA bao gồm đại diện các phụ nữ (chủ yếu trong độ tuổi lao động). Ngoài ra còn có đại diện trưởng thôn, Chi hội phụ nữ, cán bộ ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã nhằm đánh giá cho điểm về quá trình thực hiện xây dựng Nông thôn mới tại địa phương đồng thời thống nhất mức độ ảnh hưởng của các tổ chức chính quyền cấp xã đến vai trò của phụ nữ trong xây dựng NTM.