Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển các mô hình tổ chức sản xuất trong nuôi trồng thủy sản huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 106 - 110)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông

TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN MỸ LỘC

4.3.1. Chính quyền địa phương tăng cường tạo điều kiện cho chị em phụ nữ được hoàn thiện, phát triển bản thân một cách toàn diện

Hiện tại, chính quyền huyện Mỹ Lộc cũng đã rất quan tâm tạo điều kiện cho chị em phụ nữ. Nhưng số lượng chị em phụ nữ tham gia cấp Uỷ, cấp Chính quyền, tham gia đứng đầu các tổ chức, các doanh nghiệp chiếm tỉ lệ thấp như trong chính quyền cấp xã ở huyện Mỹ Lộc chỉ có 18,2% là phụ nữ cần phải được bổ sung thêm để nâng cao vai trò của phụ nữ. Các lớp bồi dưỡng kiến thức, các lớp dậy nghề…tổ chức cho chị em phụ nữ cũng được diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều chị em còn có hoàn cảnh khó khăn trong phát triển kinh tế hộ gia

đình, và bản thân phụ nữ vẫn còn tự ti vào chính bản thân mình chưa nỗ lực để vươn lên trong cuộc sống. Chính quyền địa phương cần sâu sát hơn trong các vấn đề, phối hợp với cấp ủy và các tổ chức đoàn thể, nghiên cứu nhiều chính sách hỗ trợ chị em phụ nữ nông thôn.

4.3.2. Quan tâm công tác khuyến nông và đào tạo nghề cho phụ nữ

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nâng cao tay nghề cho phụ nữ là việc hết sức quan trọng, nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Vì vậy các cấp chính quyền huyện Mỹ Lộc cần phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề để đào tạo các nghề phi nông nghiệp cho phụ nữ, để phụ nữ có cơ hội nâng cao đời sống, ví dụ sản xuất các mặt hàng truyền thống, phát triển dịch vụ du lịch, nghề tiểu thủ công, công nghiệp nhẹ vv.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, mở thêm các buổi tập huấn về khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để phụ nữ huyện Mỹ Lộc có tầm hiểu biết rộng hơn, nắm bắt được các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, thoát khỏi tâm lý trông chờ ỷ lại, cam chịu vẫn còn tồn tại trong bộ phận nông dân.

Như vậy, với các hoạt động đó, phụ nữ huyện Mỹ Lộc sẽ có tay nghề cao hơn trong mọi hoạt động phát triển kinh tế, có cơ hội phát huy vai trò của mình một cách mạnh mẽ hơn trong đời sống và xã hội.

4.3.3. Đổi mới, phát triển hình thức sản xuất, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật phát triển kinh tế hộ kỹ thuật phát triển kinh tế hộ

Phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương là biện pháp cốt lõi nhằm thúc đẩy các gia đình phát triển về mọi mặt. Khi kinh tế vững mạnh, phụ nữ có quyền quyết định nhiều thứ hơn trong cuộc sống, cũng dành được thời gian học tập, nghỉ ngơi, chăm sóc hơn cho bản thân và gia đình. Để làm được điều đó, chính quyền và các tổ chức xã hội trên địa bàn huyện Mỹ Lộc cần phải kết hợp với các đơn vị nghiên cứu - áp dụng khoa học kỹ thuật, phổ biến tập huấn cho người dân, nhân rộng các mô hình về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có năng xuất cao, chất lượng tốt, những cách làm hay để phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế huyện Mỹ Lộc một cách toàn diện.

4.3.4. Nâng cao trình độ học vấn, khả năng nhận thức của phụ nữ

trí tối quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả trong mọi quá trình thực hiện. Trình độ học vấn, khả năng nhận thức tác động đến ý thức và cách thức ra quyết định và hành động. Vì vậy, việc nâng cao trình độ học vấn, khả năng nhận thức của phụ nữ có tác dụng đẩy mạnh, phát triển mọi hoạt động cho bản thân người phụ nữ, cho gia đình và cho xã hội là rất quan trọng, đặc biệt Chương trình Nông thôn mới đang được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn huyện Mỹ Lộc các hoạt động về nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ càng được tăng cường.

Các cấp chính quyền cần phối hợp chặt chẽ với các Tổ chức xã hội, nghề nghiệp như Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh Niên, Các tổ, nhóm nghề nghiệp, …chỉ đạo các Phòng, ban Thống kê, Phòng Giáo dục, Trung tâm giáo dục thường xuyên… rà soát, đánh giá một cách chính xác nhất về trình độ học vấn của phụ nữ địa phương, để có các giải pháp nhằm hỗ trợ, bổ sung, nâng cao trình độ học vấn của phụ nữ.

Các cấp chính quyền huyện Mỹ Lộc cũng quan tâm, hỗ trợ mọi mặt trong công tác chỉ đạo, tổ chức, thực hiện, kiểm tra giám sát và đúc kết rút kinh nghiệm trong các đề án, chương trình tập huấn cho các chị em phụ nữ trong các lĩnh vực và nghề nghiệp khác nhau. Bên canh đó, cần quan tâm đến việc phát triển Đảng, nâng cao số lượng và chất lượng của cán bộ nữ trong các cấp Ủy và chính quyền có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy mạnh vai trò và vị thế của người phụ nữ về mọi mặt nói chung và tham gia Chương trình Nông thôn mới nói riêng.

4.3.5. Nâng cao vai trò của Hội phụ nữ

Để công tác xây dựng Nông thôn mới thành công công tác vận động quần chúng phải hết sức tinh tế và toàn diện. Trong đó, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ Hội có đầy năng lực, có trình độ và nhiệt tình với công tác; đồng thời biết kết hợp sức mạnh của phụ nữ trong công cuộc vận đồng này. Có thể nói, vai trò của đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ có tính chất quyết định cho sự thành công của phụ nữ trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới; có vai trò quan trọng bổ sung và trợ giúp cho các cấp chính quyền về tổ chức thực hiện và vận động nhân dân trong xây dựng Nông thôn mới.

Hội phụ nữ có chức năng vận động tuyên truyền cho phụ nữ và cộng đồng tham gia thực hiện các chính sách chủ chương của Đảng và Nhà nước nói chung và tham gia xây dựng Nông thôn mới nói riêng. Ngoài công tác vận động phụ nữ, Hội còn trực tiếp tham gia vào công tác quản lý chương trình xây dựng Nông

thôn mới, từ khâu xác định quy hoạch và kế hoạch, đề xuất các vấn đề và hạng mục công trình cho tới quản lý, giám sát, nghiệm thu việc thực hiện chương trình. Những đề xuất về quy hoạch, kế hoạch phát triển do các cơ sở Hội đề xuất thực chất là những ý kiến của các Đoàn viên, Hội viên, phụ nữ tham gia.

Vì vậy, các cấp chính quyền cần có những biện pháp cụ thể, hiệu quả nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh, phát triển công tác Hội phụ nữ. Đây có thể coi là một kênh thông tin trong vai trò tham gia của phụ nữ vào công tác xây dựng Nông thôn mới.

4.3.6. Tăng cường phối hợp hoạt động giữa Hội phụ nữ và các tổ chức chính trị xã hội khác trị xã hội khác

Ở huyện Mỹ Lộc, các tổ chức đoàn thể hoạt động thường xuyên và mạnh mẽ nhất là Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân. Người phụ nữ có thể sinh hoạt ở nhiều tổ chức đoàn thể, không chỉ bó hẹp ở Hội phụ nữ. Vì vậy, việc phối hợp các tổ chức đoàn thể này vô cùng quan trọng. Trong công tác tuyên truyền vận động xây dựng Nông thôn mới, phụ nữ được tác động đa chiều với nhiều kênh tiếp nhận thông tin khác nhau. Trong hoạt động sản xuất phát triển kinh tế, người phụ nữ được tiếp thu tiến bộ kỹ thuật một các đa dạng phong phú, có cơ hôi tiếp cận vốn vay với lãi suất ưu đãi qua các tổ chức đoàn thể một cách dễ dàng hơn. Trong các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường tài nguyên, giám sát nghiệm thu, vận hành công trình Nông thôn mới, các tổ chức đoàn thể kết hợp với nhau, hỗ trợ nhau đẩy mạnh hiệu quả các hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển các mô hình tổ chức sản xuất trong nuôi trồng thủy sản huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)