trong quan hệ quốc tế của Việt Nam .
Hội nghị TW 8 khóa IX Đảng đã đưa ra khái niệm “đối tác”, “đối tượng”
trong QHQT trên tinh thần “thêm bạn bớt thù”. Đổi mới để nhận thức “địch – ta” cũng chuyển từ đối tác – đối tượng. Tháng 7-2003, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX họp, ra Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nghị quyết đã thể hiện những nhận thức mới của Ban Chấp hành Trung ương về nguyên tắc xác định đối tác và đối tượng trong quan hệ quốc tế của Việt Nam, đó là: những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mỏ rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của Việt Nam; bất kể lực lượng nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh.
Ngay cả trong quan hệ với một nước thì ngoại giao cũng phải “xử lý linh hoạt mọi tình huống” vì trong đối tác có đối tượng, trong đối tượng có đối tác. Lúc nào họ là đối tác thì ta ứng xử trọng thị như với đối tác, lúc nào họ là đối tượng thì ta xử lý như với đối tượng.
Thí dụ: trong quan hệ với Trung Quốc - nước đang có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, ngoại giao phải “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, vì Trung Quốc vừa là bạn hàng lớn nhất của nước ta về kinh tế và thương mại, song Trung Quốc cũng lại là nước có xung đột gay gắt với ta về chủ quyền ở Biển Đông. Đối ngoại cần kiên quyết, kiên trì và khôn khéo để cuộc đấu tranh vì chủ quyền chính đáng của dân tộc, đồng thời không dẫn đến sự phá vỡ hợp tác giữa hai nước.
* Đại hội X (4/2006)
- Đại hội tiếp tục khẳng định vấn đề toàn cầu hóa, trước hết về toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tạo ra cơ hội phát triển cho các quốc gia, dân tộc, phân tích mặt tích cực, mặt trái của toàn cầu hóa.
khoa học - kỹ thuật của thế kỷ XX. Do đó, nếu không chớp lấy thời cơ sẽ có nguy cơ bị tụt hậu hoặc trở thành bị phụ thuộc vào các nền kinh tế lớn, do đó tiềm tàng nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội phân tích mặt trái, hạn chế của toàn cầu hóa, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, vấn đề bùng nổ dân số ở các nước nghèo, vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, dịch bệnh... có chiều hướng gia tăng, đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác giải quyết. Mặt khác, trên thế giới, mâu thuẫn thời đại vẫn rất gay gắt, biểu hiện bằng các cuộc chiến tranh khu vực, xung đột tôn giáo, sắc tộc. Chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ lợi dụng chiêu bài chống khủng bố để tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, do đó phải hết sức cảnh giác, đề phòng những âm mưu chông đối của các lực lượng thù địch, chông “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ dưới các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền…
- Đảng khẳng định:“Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới
Đối ngoại để giữ vững môi trường hoà bình là một tư tưởng lớn của đối ngoại Hồ Chí Minh. Trong đối ngoại, để tranh thủ hoà bình, hòa hiếu, đôi khi phải nhân nhượng, nhưng nhân nhượng có nguyên tắc để kiên quyết giữ vững mục tiêu cuối cùng. Hoà bình trong tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh phải là hoà bình trong độc lập, tự do và thống nhất đất nước; hoà bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội”.
- Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.
-
Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác quốc tế
Đại hội lần thứ X: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”.
- Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
- Đại hội đề ra ba phương châm đối ngoại rất quan trọng:
Một là, bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, coi đó là lợi ích cao nhất, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng thực tế của ta.
Trong quan hệ quốc tế luôn tồn tại quy luật hợp tác và đấu tranh, do đó cần cố gắng khai thác những mặt có thể hợp tác được, tránh đối đầu, tự đẩy mình vào thế cô lập. - Mở rộng quan hệ hợp tác khu vực và thế giới, nhưng chú trọng mối quan hệ vối các nước lớn, chủ động tham gia các tổ chức đa phương khu vực và toàn cầu, trên cơ sỏ cộng đồng lợi ích, ràng buộc lẫn nhau. - Coi trọng các hoạt động đối ngoại, ngoại giao bằng nhiều hình thức.
Hai là, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thòi mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.
Ba là, kiên trì chủ trương Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đốĩ tác tin cậy... của các nước trong cộng đồng quốc tế. ở đây có sự phân biệt cấp độ để có chủ trương hợp tác cho phù hợp giữa bạn và đôi tác. ,
So với đường lối đối ngoại nêu ra tại Đại hội lần thứ IX của Đảng, Đại hội lần thứ X của Đảng đã điều chỉnh, bổ sung một số nội dung:
Thứ nhất, khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển (bổ sung thêm cụm từ hòa bình, hợp tác và phát triển).
Thứ hai, thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế (coi đa phương hóa, đa dạng hóa là đặc trưng của chính sách đối ngoại rộng mở). Quan điểm của Đại hội lần thứ X, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng ta, đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn
Thứ ba, nhấn mạnh yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ với tinh thần “chủ động” mà còn phải “tích cực”, đồng thời mỏ rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Với phương châm Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
Tóm lại: Đại hội lần thứ X của Đảng một lần nữa khẳng định, tiếp tục vận dụng những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, mở rộng quan hệ đối ngoại theo chủ trương: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế ”.
3. Đại hôi XI (1-2011 )
Đại hội XI tiếp tục khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ,chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”12.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, chủ trương tiếp tục giữ nguyên các quan điểm thực hiện nhất quán đường lối đốì ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp
tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động tích cực hội nhập quốc tế
-. Đại hội nhấn mạnh
+ Nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh
+ Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới
12 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (bổ sung, phát triển 2011),Nxb CTQG, H, tr.83 Nxb CTQG, H, tr.83
- Đại hội xác định nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu:
So với với các kỳ Đại hội trước, đường lối đối ngoại của Đại hội XI của Đảng bổ sung và phát triển ở một số nội dung cơ bản như:
Một là, mục tiêu đốĩ ngoại “vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”3 trong Báo cáo chính trị của Đại hội lần thứ XI của Đảng.
Hai là, xác định nhiệm vụ của công tác đối ngoại: “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” . Việc nêu rõ điều này là nhằm khẳng định vai trò của đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Ba là, các nguyên tắc phải tuân thủ khi tiến hành các hoạt động đốì ngoại. Đại hội lần thứ XI của Đảng tái khẳng định các nguyên tắc cũ, đồng thời nêu thêm định hướng giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới trên biển và thềm lục địa với các nước liên quan trên cơ sở các nguyên tắc ứng xử của khu vực.
Bốn là, Đại hội lần thứ IX được phát triển thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốíc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”và đến Đại hội lần thứ XI của Đảng bổ sung thêm cụm từ là “thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”1.
Từ mong muốn “làm bạn” đến thực sự “là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm” là bước phát triển lớn trong tư duy đối ngoại hòa bình, hợp tác hữu nghị của Đảng ta.
Năm là, Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định nhiệm vụ đối ngoại trong 5 năm (2011 - 2015).
Sáu là, về định hướng đốĩ ngoại, Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh”1, Với định hướng này, đối ngoại quốc phòng, an ninh sẽ tiếp tục phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đường lối đối ngoại, Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi”. (VKĐ, tr.313-314).