kinh tế quốc tế,
Đại hội lần thứ IX khẳng định: “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mỏ rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước”3.
+ Đảng nêu rõ quan điểm về “ xây dựng nền KT độc lập tự chủ”
Lần đầu tiên Đảng ta nêu ra xây dựng nền KT độc lập tự chủ phải thoả mãn 2 điều kiện sau:
ĐKiện 1: độc lập tự chủ về đường lối, chính sách và mô hình phát triển ĐKiện 2: có tiềm lực KT đủ mạnh.
+ Xây dựng nền KT độc lập tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập KT quốc tế, .
Tại Đại hội lần thứ IX của Đảng, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực lần đầu tiên được ghi nhận là mục tiêu đối ngoại.
Kinh tế là mục đích, hội nhập là phương pháp. Tuy nhiên, (cần chú ý rằng, trong điều kiện nước ta, hội nhập đồng thời cũng trở thành mục đích). Hội nhập bắt đầu giữ vị trí chủ đạo trong đường lối đối ngoại nước ta.
Quan điểm hội nhập quốc tế nói chung, của quan điểm hội nhập với ASEAN nói riêng, Đảng ta nhấn mạnh tới việc phải “chủ động” trong hội nhập kinh tế. Tôn trọng và tham gia xu thế hội nhập quốc tế không có nghĩa là chúng ta thụ động trước tình hình. Bước vào “cuộc chơi” mới còn nhiều bỡ ngỡ, cần chủ động để học, vì không ai dạy chúng ta. Nước ta xuất phát điểm thấp khi tham gia vào sân
Chủ động là cần thiết để phát huy tích cực, khắc phục tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế. Tham gia hội nhập quốc tế có cả hợp tác lẫn đấu tranh.
Chủ động tham gia hội nhập quốc tế có nghĩa là chúng ta tự quyết định cơ cấu, hình thức, thời điểm tham gia; chúng ta phải giữ vững quyền và lợi ích của mình trong quá trình hội nhập quốc tế. Để làm được điều này, chúng ta phải có sự nghiên cứu, phải có sự chuẩn bị chu đáo trước khi tham gia hội nhập. Trong quá trình tham gia, chúng ta phải coi trọng hợp tác với ASEAN và các nước bạn bè để tạo ra sức mạnh tập thể.
Trong khi đó, chủ động phát huy nội lực, phát huy nội lực còn nhằm tránh bị lệ thuộc quá nhiều vào bên ngoài, ảnh hưởng tới sự chủ động của quốc gia trên trường quốc tế. Trong lĩnh vực kinh tế, nguyên tắc thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được gắn liền với việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Đây chính là nội dung và mục tiêu của nguyên tắc chủ động trong quan điểm hội nhập quốc tế của Đảng ta.”2.
- Đại hội lần thứ IX của Đảng xác định cụ thể nội dung và bước đi của tiến trình hội nhập
Đại hội lần thứ IX lần đầu tiên xác định cụ thể nội dung, bước đi của hội nhập; “Chính phủ cùng các bộ, ngành và các doanh nghiệp khẩn trương xây dựng và thực hiện kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình hợp lý và chương trình hành động cụ thể, phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, hoàn chỉnh hệ thốhg luật pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tể’1.
Ngày 27/11/2001 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07 – NQ/TW về
“Về hội nhập kinh tế quốc tế”, trong đó làm rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nội dung và nhiệm vụ cụ thể của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế. Hội nghị TƯ 9 khoá IX (1/2004) nhấn mạnh yêu cầu chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).