Nguyên tắc tiến hành các hoạt động đối ngoại là:

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về đối ngoại (Trang 36 - 38)

Thứ nhất, các hoạt động đối ngoại phải bảo đảm một cách tối cao lợi ích quốc gia - dân tộc.

Lợi ích quốc gia - dân tộc khi được xác định là mục tiêu tối thượng của đối ngoại thì tự nó trở thành nguyên tắc cao nhất của mọi hoạt động đối ngoại.

Tại Hội nghị ngoại giao năm 1962, Hồ Chí Minh nêu rõ: mục đích của ngoại giao là “nâng cao địa vị quốc tế của nước mình,... góp phần bảo vệ hòa bình thế giới”(1).

Lợi ích quốc gia, dân tộc, nghĩa vụ quốc tế, được Hồ Chí Minh giải quyết đúng đắn, nhưng lợi ích dân tộc được Người đặt lên hàng đầu, dù Người không tuyên bố trực tiếp về điều đó. Sự lựa chọn này là hoàn toàn đúng, vì con người trước khi thuộc về nhân loại thì phải thuộc về dân tộc; con người không thể là vĩ đại đối với nhân loại, nếu không vĩ đại trước dân tộc mình.

Thứ hai, các hoạt động đối ngoại phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Đây là những nguyên tắc phải tuân thủ trong tất cả các khâu, từ xác định quan điểm, lập trường của Đảng và Nhà

- Những phương hướng, nhiệm vụ chính của công tác đối ngoại:

Thứ nhất, đường lối đối ngoại của Việt Nam là độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển

Thứ hai,“bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc trong hoạt động đối ngoại.

Trong bối cảnh chiến tranh lạnh đã kết thúc, các nước trên thế giới tập hợp lực lượng trên cơ sở lợi ích chứ không trên cơ sở ý thức hệ như trước, Đại hội XII ttuyên bố, nhấn mạnh “bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc”(3) là mục

tiêu cao nhất của hoạt động ngoại giao là hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại và yêu cầu của cách mạng Việt Nam.

Thứ ba, tiếp tục tuyên bố chủ trương “đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; ...là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế

Đại hội XII tiếp tục tuyên bố chủ trương “đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; ...là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”(5).

- Thứ tư, “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ”, “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, “chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương”

Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh chủ trương thực hiện chiến lược quan hệ quốc tế rộng rãi, nhưng điều ấy không có nghĩa là quan hệ bằng mọi giá. Nguyên tắc cao nhất trong quan hệ và hợp tác quốc tế của Người là nguyên tắc độc lập, tự chủ trên tinh thần “dựa vào sức mình là chính”, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của bạn và không để vấn đề viện trợ, hợp tác làm tổn hại đến lợi ích tối cao của dân tộc.

Quan điểm đúng đắn này được khẳng định rõ tại Đại hội XII khi Đảng ta khẳng định Việt Nam “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ”; “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” ; “chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương”(9)... Đảng ta khẳng định tinh thần độc lập tự chủ thông qua việc lựa chọn phương thức hội nhập và chủ động phát huy vai trò trong các tổ chức đa phương như ASEAN và Liên Hợp quốc.

- Thứ năm, Đại hội XII khẳng định “phối hợp chặt chẽ... giữa đối ngoại chính trị với đối ngoại kinh tế và đối ngoại văn hóa, giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh”(10 ) .

Đại hội Đảng XII đã khẳng định “phối hợp chặt chẽ... giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh”(10).

Đại hội đã kế thừa tư tưởng “Dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh, trong “bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, rất phức tạp, khó lường”(6), Đại hội chỉ ra phải sáng tạo và linh hoạt về phương pháp, đồng thời kiên định và nhất quán về mục tiêu độc lập dân tộc. Đại hội XII đề ra “kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị đất nước”(7).

KẾT LUẬN

HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU

1. Sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại trong sự nghiệp đổi mới?

2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại giai đoạn 1986-1996? . 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại từ năm 1996 đến nay?

Ngày tháng 7 năm 2018

Người biên soạn PCNK

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về đối ngoại (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w