Giai đoạn 1996 đến nay: Bổ sung và phát triển đường lối đối ngoại theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về đối ngoại (Trang 25 - 29)

theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

* Đại hội VIII (6/1996)

Đại hội đã khẳng định tính đúng đắn, tính thời sự của tư tưỏng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế, tiếp tục vận dụng, phát triển quan điểm, nguyên tắc quan hệ quốc tế của Hồ Chí Minh, phù hợp với điều kiện thực tế, điều kiện cụ thể, khi xây dựng đường lối đối ngoại của Đảng.

- Đại hội đánh giá: “Thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại ..góp phần giữ vững hòa bình, phá thế bị bao vây, cấm vận, cải thiện và nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và hảo vệ đất nước”.

Ngày 3/2/ 1994, Tổng thống Bill Clinton đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 19 năm đối với nước ta. Lệnh cấm vận đã được áp đặt từ năm 1975 khi chúng ta chiếm được thành phố Sài Gòn giải phóng ,miền nam.

Đại hội lần thứ VIII của Đảng phân tích sâu sắc tình hình thế giới và khu vực, nhận định có năm xu thế chủ yếu nổi lên trong quan hệ quốc tế:

1) Hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển;

2) Các quốc gia lớn, nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác, liên kết khu vực và quốc tế;

3) Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự lực tự cường;

4) Các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới đang kiên trì đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội;

5) Các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau vừa hợp tác, vừa đấu tranh cùng tồn tại hòa bình.

- ĐH Cụ thể hóa quan điểm, chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại đưa ra từ các đại hội trước, đồng thời xác định rõ hơn chiến lược đối ngoại với các đốì tác.

Nghị quyết của Đại hội chỉ ra: “Ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN, không ngừng củng cô' quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới... đoàn kết anh em với các nước đang phát triển,... phong trào không liên kết;... tích cực đóng góp cho hoạt động ở các diễn đàn quốc tế”1

+ Ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN

Thực tế trong lịch sử, đối với nước láng giềng Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã vận dụng kinh nghiệm ngoại giao của ông cha ta trong cách ứng xử với Trung Quốc, vừa bày tỏ sự tôn trọng tới lãnh đạo Trung Quốc, vừa đồng thời khéo xử lý quan hệ Việt - Trung trong mối quan hệ với các nước lớn khác. Nhờ vậy mà Người đã tranh thủ được ở mức cao nhất sự ủng hộ tinh thần và vật chất to lớn của chính phủ và nhân dân Trung Quốc dành cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

Người luôn đối xử bình đẳng và chân thành, thủy chung với các nước bạn bè anh em. Đón đoàn cấp cao Lào thăm Việt Nam tháng 3/1963, Hồ Chí Minh nói:

“Hai dân tộc Việt và Lào sống bên nhau trên cùng một dải đất, cùng có chung một dãy núi Trường Sơn. Hai dân tộc chúng ta đã nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau như anh em... Tình nghĩa láng giềng anh em Việt - Lào thật là thắm thiết không bao giờ phai nhạt được” .

+ Không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống

+ Coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm KT – CT thế giới + Đoàn kết với các nước đang phát triển, với phong trào không liên kết

+ Tham gia tích cực và đóng góp cho hoạt động của các tổ chức quốc tế, các diễn đàn quốc tế.

> Hội nghị BCH TƯ 4, (tháng 12/1997) chỉ rõ: trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài.

Hồ Chí Minh nói: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”.

Do đó phải phát huy nội lực, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động đối ngoại. Sự tác động to lớn của nội lực tới đối ngoại trên tất cả các phương diện, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển, nâng cao vị thế của VIệt Nam trong quan hệ song phương và đa phương trên trường quốc tế.

Đối ngoại phải phát huy sức mạnh nội lực mới giành được thắng lợi. Đồng thời, đối ngoại không chỉ trông chờ một cách thụ động vào kết quả hoạt động của các mặt trận khác, mà nó phải tích cực, chủ động, không ngừng tự phát triển, vươn lên tự tạo dựng sức mạnh cho mình.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 4 (khoá VIII) đã nêu nhiệm vụ cụ thể là: khẩn trương đàm phán với Mỹ, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế CA - TBD (APEC) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Có kế hoạch cụ thể để chủ động cam kết gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

Như vậy, Đại hội VIII và các NQTW khoá này đã vận dụng sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo tiến trình hội nhập quốc tế một cách cụ thể, hiệu quả và khẩn trương hơn

* Đại hội IX (4/2001)

- Đại hội lần thứ IX của Đảng nhận định: “Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia” .

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, chúng ta phải nhận thức và vận động theo. vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tran. Tham gia vào toàn cầu hóa, chúng ta phải tăng cường hợp tác để phát huy mặt tích cực, đấu tranh để khắc phục mặt tiêu cực.

- Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển

Kế thừa tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh Việt Nam sẵn sàng “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”(4, Đại hội VII nêu chủ trương “muốn là bạn”, Đảng lần thứ IX đề ra chủ trương “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”. Đại hội Đảng lần thứ X đã điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong chủ trương đối ngoại nhấn mạnh yếu tố chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Đại hội XI: Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

ĐH IX đã phát triển phương châm của ĐH VII: “Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới ” thành “ Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”.

Đảng ta đã khẳng định, “Việt Nam sẵn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới”. Đây là sự phát triển trong nhận thức và tư duy đối ngoại nói chung và hội nhập quốc tế nói riêng của Đảng thời kỳ đổi mới; Đảng,

Nhà nước ta, mong muốn sẵn sàng, chân thành, là bạn với những ai mong muốn là bạn của VN, mà còn biểu thị trách nhiệm cao của nước ta (là đối tác tin cậy) trong QHQT…. Đại hội XI: “ thành viêntráchnhiệm trong cộng đồng quốc tế

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về đối ngoại (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w