Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong hội thoại thông qua hệ thống từ xưng hô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (Khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại) (Trang 34 - 36)

- Đường hướng phân tích diễn ngôn theo lý thuyết hoạt động.

2.1. Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong hội thoại thông qua hệ thống từ xưng hô

trị biểu cảm cao.

2.1. Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong hội thoại thông qua hệ thống từ xưng hô hệ thống từ xưng hô

Có thể nói, xưng hô là một yếu tố có vai trò quyết định đến vị thế của các vai giao tiếp cũng như hiệu quả giao tiếp ngay từ khi bắt đầu cuộc thoại. Xưng hô gồm hai mặt tồn tại đồng thời trong một cuộc thoại, bao gồm phần “xưng” và phần “hô”; nó được dùng để xưng gọi ít nhất hai đối tượng trực tiếp tham gia cuộc thoại (nhân vật giao tiếp: ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai) và có thể để xưng gọi cả các đối tượng gián tiếp tham gia cuộc thoại (ngôi thứ ba). Trong mỗi cuộc thoại bất kỳ, việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô sẽ được quy định bởi đối tượng giao tiếp cũng như các quan hệ chi phối các đối tượng đó. Tuy nhiên, từ xưng hô không phải là bất biến trong cuộc thoại mà nó sẽ thay đổi nhằm phục vụ chiến lược giao tiếp nhất định của người nói.

Từ xưng hô mang trong mình cả tính đồng đại và lịch đại, đối chiếu cụ thể vào trường hợp của tiếng Việt, chúng ta thấy rằng xưng hô phản ánh sự thay đổi

các quan hệ giữa người với người theo tiến trình phát triển của xã hội. Ví như trong xã hội phong kiến Việt Nam, việc xưng hô phải tuân thủ chặt chẽ tôn ty trật tự, đẳng cấp xã hội, do đó tồn tại một loạt các từ xưng hô biểu hiện vị thế xã hội như: hạ thần - bệ hạ, thảo dân - quan lớn, tiện thiếp, lệnh bà, bản quan…

Tuy nhiên, khi nước ta bước vào thời cận đại với hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, lúc này mọi người đều bình đẳng và gắn bó với nhau nhằm một mục đích duy nhất là đấu tranh giành độc lập dân tộc. Theo đó, các từ xưng hô biểu thị các quan hệ cũ trong thời kỳ phong kiến đã dần bị triệt tiêu và thay vào đó là các từ xưng hô mới như: đồng chí, cán bộ, mình, tôi, ta, chúng ta, cậu, tớ… Giờ đây, để thích ứng với nền kinh tế thị trường, những từ xưng hô mới xuất hiện như ông chủ, bà chủ, giám đốc, sếp…

Như vậy, cùng với sự thay đổi các hình thái xã hội thì các nhóm từ xưng hô biểu thị các quan hệ mới trong xã hội cũng xuất hiện. Tuy nhiên, không phải sự biến đổi này có tính chất triệt tiêu hoàn toàn các lớp từ cũ mà vẫn đảm bảo tính kế thừa các yếu tố tích cực, tiến bộ. Nhiều trường hợp các từ cũ vẫn tồn tại và được sử dụng nhưng mang thêm những giá trị và sắc thái biểu cảm mới. Ví như các lớp từ thân tộc xưa vốn chỉ dùng xưng hô trong gia đình như cô, dì, chú, bác, ông, cháu, bố, con, anh, em… thì nay lại được mở rộng phạm vi sử dụng, xuất hiện nhiều trong các mối quan hệ ngoài xã hội nhằm thực hiện chiến lược giao tiếp nhất định. Qua diễn trình lịch sử tiếng Việt, người ta nhận thấy rằng các từ xưng hô biểu thị quan hệ thân tộc thường có xu thế được bảo lưu hoặc ít biến đổi hơn so với các nhóm từ xưng hô khác.

Có thể nói, so với tất cả các phương tiện ngôn ngữ thể hiện quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại, hệ thống đại từ nhân xưng là phương tiện được sử dụng phổ biến nhất. Đối với bất kỳ cuộc thoại nào, chỉ nhìn vào cách xưng hô

giữa các nhân vật giao tiếp, chúng ta có thể đoán định được vị thế giao tiếp, vị thế xã hội của họ. Việc có hay không có mặt các từ xưng hô trong hội thoại; hay mức độ, tần số sử dụng chúng cũng là một cơ sở quan trọng giúp người nghiên cứu định hướng được vị thế của những người tham gia giao tiếp.

Khi bắt đầu cuộc hội thoại, các nhân vật giao tiếp tự thân đều đã có một vị thế xã hội nhất định, vị thế này được xác lập thông qua các đặc điểm về tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội... Tuy nhiên, vị thế giao tiếp của mỗi bên có thể thay đổi nhằm thực hiện các chiến lược giao tiếp nhất định, có thể quy về bốn kiểu chiến lược cơ bản:

- Người ở vị thế cao muốn khẳng định vị thế của mình, xác lập khoảng cách giao tiếp nhất định.

- Người ở vị thế cao muốn trung hoà hay hạ thấp vị thế của mình, rút ngắn khoảng cách giao tiếp.

- Người ở vị thế thấp khi tự tin, muốn tự nâng cao vị thế của mình, rút ngắn khoảng cách giao tiếp.

- Người ở vị thế thấp khi tự ti, muốn giữ nguyên vị thế thấp vốn có của mình. Dưới đây chúng ta sẽ khảo sát vai trò của các nhóm từ xưng hô trong việc thực hiện các chiến lược giao tiếp cũng như việc biểu thị vị thế của các bên tham gia hội thoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (Khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)