Quan hệ quyền thế biểu hiện qua nhóm từ xưng hô chính danh và không chính danh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (Khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại) (Trang 36 - 46)

- Đường hướng phân tích diễn ngôn theo lý thuyết hoạt động.

2.1.1. Quan hệ quyền thế biểu hiện qua nhóm từ xưng hô chính danh và không chính danh

không chính danh

2.1.1.1. Một số nét về từ xưng hô chính danh và không chính danh trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, lớp từ xưng hô bao gồm nhiều kiểu từ loại song phổ biến nhất và có số lượng áp đảo nhất là tiểu loại đại từ nhân xưng. Tuy nhiên xung

quanh tiểu loại này hiện cũng còn nhiều điều cần tranh luận. Trước hết, ngay từ thuật ngữ “đại từ nhân xưng” cũng tồn tại hai hệ quan điểm phổ biến, hệ thứ nhất sử dụng thuật ngữ này với nghĩa hẹp, theo đó đại từ nhân xưng được hiểu là những đại từ phổ biến, chính danh, tức là những đại từ thực sự dùng để xưng hô. Trong khi đó, hệ quan điểm thứ hai lại sử dụng thuật ngữ này với nghĩa rộng, theo đó đại từ nhân xưng gồm cả những đại từ nhân xưng chính danh và không chính danh, tức là tất cả các lớp từ thân tộc là danh từ… được sử dụng vào vị trí đại từ nhân xưng thì đều được coi là đại từ nhân xưng. Hiện nay quan điểm thứ hai có phần được ủng hộ hơn trong giới nghiên cứu bởi thực tế giao tiếp xã hội cho thấy, số lượng các đại từ nhân xưng không chính danh ngày càng áp đảo, cùng với đó là tần số sử dụng tăng mạnh.

2.1.1.1.1. Từ xưng hô chính danh

Từ xưng hô chính danh trong tiếng Việt là hệ thống các đại từ nhân xưng như: tôi, chúng tôi, tao, mày, chúng, họ… được chia theo ngôi (ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba) và theo số (số ít, số nhiều). Trong giao tiếp hàng ngày, việc có sử dụng hay không các từ xưng hô chính danh đều nhằm thực hiện các chiến lược giao tiếp nhất định. Thông thường nhóm từ xưng hô chính danh xuất hiện nhiều hơn trong các cuộc hội thoại có tính nghi thức, trang trọng hay khi các vai giao tiếp muốn xác lập vị thế nhất định của mình trước người đối thoại.

Mặt khác, trong quá trình giao tiếp, người nói thường muốn biểu thị cả thái độ, nguyện vọng, tình cảm của mình với đối phương thông qua việc xưng hô ngay từ khi bắt đầu hội thoại. Bởi vậy, trong thực tế, tần số xuất hiện của nhóm từ xưng hô chính danh không nhiều và số lượng cũng hạn chế hơn một kiểu loại đối xứng với nó, đó chính là nhóm từ xưng hô không chính danh.

Cho đến nay số lượng các từ xưng hô không chính danh trong tiếng Việt ngày càng lớn, đó là những danh từ chỉ có tính chất như đại từ xưng hô lâm thời, được sử dụng trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Theo đó thì hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Việt bên cạnh các từ xưng hô chính danh còn có thể bao gồm nhóm danh từ chỉ quan hệ thân thuộc như: ông, bà, cô, dì, chú bác, anh, em…; nhóm danh từ chỉ nghề nghiệp (mới xuất hiện gần đây và có xu hướng gia tăng) như: bác sĩ, cô giáo, giáo sư...; hoặc có trường hợp từ chỉ nghề nghiệp đi kèm với một đại từ nhân xưng khác, kiểu như: anh bộ đội, chú công an… Ngoài ra, trong hệ thống từ xưng hô tiếng Việt còn có thể bao gồm nhóm danh từ chỉ các con vật, đồ vật đáng yêu hay đáng ghét, nhưng lúc này danh từ đó có thể đi kèm với các từ như “đồ”, “loại”: cún con, mèo con; đồ khỉ, đồ chó… Việc sử dụng nhóm từ xưng hô này thường diễn đạt một trong các ý nghĩa sau:

- Thể hiện tình cảm yêu mến, thân thiết, cưng chiều với đối phương, thường là do người trên dùng xưng hô với người dưới (bố mẹ với con, ông bà với cháu…) hoặc giữa hai người ngang bằng nhau nhưng có mối quan hệ tình cảm đặc biệt (yêu nhau, cảm mến nhau…). Lúc này người nói sẽ chủ động sử dụng các danh từ chỉ tên những con vật, đồ vật yêu quý: mèo con, cún con…

- Thể hiện sự trách móc, hờn dỗi hoặc cố làm giảm nhẹ sự phê bình, tương tự như lời trách yêu, mắng yêu. Khi đó người nói sẽ chủ động sử dụng nhóm danh từ thứ hai, đó là các từ chỉ con vật, đồ vật đáng ghét, song cũng có sự cân nhắc lựa chọn con vật nào: đồ khỉ,…

- Thể hiện thái độ căm phẫn, bực tức đến tột cùng và muốn trút giận thẳng thừng. Đó là khi người nói đã thực hiện hành động “chửi” với các từ như: đồ chó, đồ lợn…

Có thể nói nhóm đại từ nhân xưng không chính danh trong tiếng Việt đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nhu cầu xưng hô, biểu thị tình cảm của các nhân vật tham gia giao tiếp, mặt khác nó còn thể hiện một phần đặc trưng văn hoá dân tộc thông qua văn hóa giao tiếp xã hội. Chính do tình trạng trên mà việc xác định chính xác số lượng đại từ nhân xưng trong tiếng Việt là rất khó khăn, chúng ta chỉ có thể coi đó là một hệ thống mở, liên tục phát triển. Mặt khác, việc lựa chọn và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ đại từ nhân xưng trong đời sống xã hội cũng là một trong những phương diện thể hiện đặc trưng văn hoá giao tiếp của người Việt, bởi vậy còn có thể nói các từ xưng hô trong tiếng Việt rất đậm sắc thái biểu cảm. Sự thay đổi cách xưng hô trong hội thoại chính là dấu hiệu quan trọng thể hiện sự biến đổi về tính chất các mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, chúng ta cần đặt câu hỏi: Tại sao trong tiếng Việt, số lượng các đại từ xưng hô không chính danh lại chiếm ưu thế lớn như vậy? Nếu trong phạm vi gia đình, các nhân vật giao tiếp sử dụng lớp từ thân tộc làm từ xưng hô theo đúng tôn ty, trật tự họ hàng thì không có gì để bàn cãi, bởi đó là nề nếp, gia phong của gia đình người Việt. Nhưng ngoài phạm vi gia đình, nếu tiếp tục sử dụng lớp từ thân tộc này để giao tiếp với những người không hề có quan hệ huyết thống thì lại là vấn đề hoàn toàn khác, nó chứng tỏ người sử dụng đang thực hiện một chiến lược giao tiếp nào đó. Để khái quát hoá hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt, ta có thể hình dung qua sơ đồ sau:

Trong tiếng Việt, không phải ngẫu nhiên mà số lượng các từ xưng hô lại lớn và khó xác định chính xác như vậy. Đó là do việc sử dụng đại từ xưng hô phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố như: tuổi tác, giới tính, quan hệ xã hội, quan hệ thân thuộc, trình độ văn hoá, địa vị xã hội, nghề nghiệp… Về mặt lý thuyết, xét từ góc độ quan hệ quyền lực thì những người có quyền lực cao trong giao tiếp thường là người cao tuổi, nam giới, người có trình độ văn hoá, bằng cấp, địa vị xã hội cao, bao gồm cả khả năng vật chất hơn đối phương. Song ngoài thông lệ đó ra, đối với một xã hội phương Đông cổ truyền như Việt Nam, một số yếu tố như tuổi tác, giới tính… lại có phần được ưu tiên hơn so với các yếu tố như địa vị xã hội, chức vụ… Điều này hầu như là ngược lại đối với xã hội phương Tây công nghiệp. Để đạt được sự hoà đồng trong giao tiếp hay thực chất là để phục vụ mục đích giao tiếp, nhiều khi người có ưu thế hơn, có quyền lực cao hơn lại chủ động hạ mình để xoá nhoà

Từ xưng hô trong tiếng Việt

Từ xưng hô chính danh

Từ xưng hô không chính danh Nhóm từ thân thuộc Nhóm từ gọi tên loài vật… Nhóm từ chỉ nghề nghiệp Đại từ nhân xưng ông, bà, bố, mẹ, cô, dì, chú, bác, con… cán bộ, bác sĩ, cô giáo, anh bộ đội… cún con, mèo con, đồ khỉ, đồ chó… tôi, ta, bạn, chúng tôi, chúng nó…

ranh giới quyền lực, khoảng cách xã hội trong giao tiếp, mà thay vào đó là mối quan hệ thân thuộc, gần gũi.

2.1.1.2. Vai trò của nhóm từ xưng hô chính danh và không chính danh trong việc biểu thị quan hệ quyền thế hội thoại

Với đặc trưng là có tính nghi thức cao, sắc thái trung hòa nên các từ xưng hô chính danh thường được sử dụng khi người nói muốn khẳng định vị thế vốn có của mình, nói cách khác, họ muốn tạo hay giữ khoảng cách giao tiếp nhất định với đối phương. Ngược lại, các từ xưng hô không chính danh, do thường mang sắc thái biểu cảm cao nên được lựa chọn khi người nói muốn rút ngắn khoảng cách giao tiếp, xác lập một vị thế mới so với khi bắt đầu cuộc hội thoại. Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát các trường hợp sử dụng nhóm từ xưng hô này nhằm biểu thị mối quan hệ quyền thế giữa các nhân vật giao tiếp.

Trường hợp thứ nhất, người ở vị thế cao sử dụng lối xưng hô chính danh khi muốn khẳng định vị thế cao vốn có của mình và xác lập khoảng cách giao tiếp; trong khi đó, người ở vị thế thấp lại sử dụng lối xưng hô không chính danh nhằm rút ngắn khoảng cách giao tiếp đồng thời tự tin muốn nâng cao vị thế thấp vốn có của mình. Xét ví dụ sau để thấy rõ hơn luận điểm này.

Hội thoại 1:

“- Trong đơn cháu đã trình bày rõ, căn bệnh của cháu! Ông ta ngồi phệt xuống ghế, gạt mồ hôi.

- Tôi nghĩ là đã quá lo sợ. Nom thế kia, ai bảo bị ung thư?

- Vậy chú tưởng cháu khoái bị ung thư lắm sao. Nhưng bị bệnh thì phải chịu thôi. Cháu phải chạy thuốc”.

Đây là cuộc hội thoại giữa một bên là vị tổng biên tập báo (ông Tống Đình) và một bên là nữ phóng viên trẻ (có tên Cầm Kỳ) trong tình huống là người phóng viên đang trình bày lý do xin nghỉ việc. Khung cảnh giao tiếp bị hạn định bởi không gian là phòng làm việc của vị tổng biên tập. Xét về đặc điểm các nhân vật giao tiếp thì vị tổng biên tập báo ở vị thế xã hội cao hơn so với người phóng viên trẻ: địa vị xã hội (tổng biên tập - phóng viên), tuổi tác, giới tính, khung cảnh giao tiếp đang là nơi công sở có tính nghi thức cao…

Nhìn vào việc sử dụng từ xưng hô của hai bên tham gia, ta thấy rằng: ông Tống Đình từ đầu đến cuối đoạn thoại đều khẳng định vị thế cao của mình, luôn chủ động tạo một khoảng cách giao tiếp nhất định với nhân viên. Điều này được thể hiện qua việc nhân vật sử dụng cặp từ xưng hô chính danh: “tôi - cô”. Trong khi đó, nhân vật Cầm Kỳ mặc dù ở vị thế thấp hơn song lại khá tự tin, muốn nâng vị thế của mình lên; do đó ngay từ khi bắt đầu hội thoại đã sử dụng cặp từ xưng hô có tính thân tộc không chính danh “chú - cháu”. Lối xưng hô thân mật này giúp nhân vật rút ngắn được khoảng cách giao tiếp với thủ trưởng, từ đó đạt đích giao tiếp cuối cùng, đó là thủ trưởng chấp thuận đơn xin nghỉ việc của mình. Như vậy, một bên ở vị thế cao thì khẳng định vị thế của mình, cố ý xác lập khoảng cách, trong khi một bên ở vị thế thấp nhưng lại muốn nâng cao vị thế của mình, chủ động rút ngắn khoảng cách, mâu thuẫn này đã khiến đoạn thoại không đạt hiệu quả giao tiếp cao.

Ngoài ra, trong đoạn hội thoại này, ta thấy rằng có nhiều nhân tố giao tiếp đã chi phối đến việc lựa chọn từ xưng hô của các nhân vật như: tuổi tác, địa vị xã hội, hoàn cảnh giao tiếp, giới tính… trong đó nhân tố địa vị xã hội có vai trò mạnh hơn cả.

Trường hợp thứ hai, người ở vị thế cao nhưng muốn hạ thấp vị thế của mình, rút ngắn khoảng cách giao tiếp đồng thời đề cao đối phương, lúc này các cặp xưng hô không chính danh được vận dụng triệt để. Ví dụ sau là một minh chứng. ở đoạn thoại này, công an - dù có vị thế cao tuyệt đối so với những người dân ngụ cư xóm liều, song đã chủ động thay đổi từ cách xưng hô vô nhân xưng ban đầu sang việc dùng các từ xưng hô thân tộc không chính danh. Rõ ràng đây là một chiến lược giao tiếp.

Hội thoại 2:

“Năm người đeo băng đỏ từ trong một xóm tiến lên phía trước. Người cao tuổi nhất dõng dạc chào:

- Chào các đồng chí công an! Công an hỏi:

- Ai là tổ trưởng của xóm? Băng đỏ trả lời:

- Là bác Dô, nhưng hôm nay bác ấy đi thăm con trong tù. Thằng con đã hơn bốn mươi tuổi, nghiện hút bị bệnh sắp chết.

Công an gạt đi:

- Chúng tôi hỏi các bác các anh, hiện ai thay mặt được cho xóm để làm việc với

chúng tôi?

Băng đỏ dõng dạc:

- Năm anh em chúng tôi vừa được xóm cử ra thay mặt họ giải quyết cái xác ông Đông.”

(Võ Thị Xuân Hà, Tường thành, 45) Chúng ta có thể nhận thấy việc sử dụng từ xưng hô của các bên tham gia giao tiếp có sự thay đổi theo diễn biến cuộc thoại. Bắt đầu cuộc thoại, nhóm

“băng đỏ” sử dụng lối xưng hô vô nhân xưng không chính danh và chào “các đồng chí công an". Về phía công an, ban đầu là lối xưng hô vô nhân xưng nhưng về cuối đoạn thoại lại chủ động thay bằng các từ xưng hô chính danh: “chúng tôi” để đối với “các bác các anh”. Đáp lại thiện chí đó, phía “băng đỏ” lúc này cũng lựa chọn ngôi nhân xưng chính danh: “Năm anh em chúng tôi”.

Đoạn hội thoại này diễn ra giữa một bên là công an đang điều tra vụ án và một bên là tổ bảo vệ của xóm ngụ cư. Về phía công an, họ ở vị thế xã hội cao hơn so với đối phương, đó là do tính chất và vị trí nghề nghiệp của họ so với tổ bảo vệ, hơn nữa họ đang trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đối lập với đó là tổ bảo vệ “băng đỏ” có vị thế xã hội thấp hơn, lại là dân ngụ cư của xóm liều. Mặt khác, công an là phía chủ động tạo lập hội thoại và dẫn dắt hội thoại theo mục đích định trước. Do vậy, ban đầu công an sử dụng lối xưng hô vô nhân xưng. Tuy nhiên, trong quá trình hội thoại, phía công an đã chuyển từ lối xưng hô vô nhân xưng sang lối xưng hô với đại từ ngôi thứ nhất số nhiều, có sắc thái trung hoà “chúng tôi”, đồng thời gọi tổ bảo vệ là “các bác các anh””, điều này chứng tỏ phía công an đã cân nhắc đến yếu tố tuổi tác của đối phương. Đây chính là các từ nhân xưng không chính danh thuộc nhóm từ thân thuộc, có tác dụng rút ngắn khoảng cách vị thế xã hội, giảm áp lực quyền thế giữa các bên tham gia cuộc thoại. Như vậy, để nhanh chóng đạt được mục đích là tìm manh mối vụ án, công an đã chủ động hạ thấp hơn vị thế giao tiếp vốn có ban đầu của mình, đồng thời đề cao vị thế giao tiếp của đối phương lên.

Như vậy, nếu ở cuộc thoại 1 nảy sinh mâu thuẫn do cả hai bên đều muốn đề cao vị thế của mình dẫn đến đoạn thoại không đạt hiệu quả giao tiếp; thì ở cuộc thoại này, mặc dù mâu thuẫn ban đầu nảy sinh nhưng đã được giải quyết do một bên (công an) chấp nhận hạ thấp vị thế của mình để đề cao đối phương.

Những chiến lược giao tiếp này đều được biểu thị qua việc sử dụng các cặp từ xưng hô chính danh và không chính danh.

Theo kết quả tư liệu khảo sát được, chúng tôi nhận thấy:

Vị thế Chiến lược giao

tiếp Chiến lược sử dụng ngôn ngữ điển hình

Tỷ lệ (%)

Cao Giữ nguyên vị thế Xưng hô chính danh 20,83

Hạ thấp vị thế Xưng hô không chính danh 25

Thấp Tự nâng cao vị thế Xưng hô chính danh 29,16

Giữ nguyên vị thế Xưng hô không chính danh 33,3

Kết quả trên đã chứng tỏ việc lựa chọn cặp từ xưng hô là chính danh hay không chính danh (trong đó cặp từ không chính danh có tần số sử dụng nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (Khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại) (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)