Vai trò của ngôi thứ ba trong việc biểu thị quan hệ quyền thế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (Khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại) (Trang 52 - 60)

- Đường hướng phân tích diễn ngôn theo lý thuyết hoạt động.

2.1.3. Vai trò của ngôi thứ ba trong việc biểu thị quan hệ quyền thế

2.1.3.1. Một số nét về quan hệ giữa các vai giao tiếp với ngôi thứ ba trong hội thoại

Trong thực tế giao tiếp, không phải bao giờ cũng chỉ tồn tại hai vai giao tiếp ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai mà rất nhiều trường hợp người nói phải viện dẫn đến một nhân vật khiếm diện, đó chính là vai giao tiếp ở ngôi thứ ba. Khi nhân vật này xuất hiện, đương nhiên sẽ dẫn đến việc người nói và người nghe phải có lối xưng hô thích hợp, đây chính là dấu hiệu quan trọng xác định quan hệ giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai với ngôi thứ ba, từ đó xác định được vị thế cũng như quan hệ của ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai với nhau. Đây là một vấn đề khá lý thú song cũng khá phức tạp, vẫn còn mới mẻ vì hầu hết các công trình nghiên cứu về quyền thế hay xưng hô chưa đề cập đến.

Ví dụ trong cuộc hội thoại giữa một học sinh với cô giáo về chủ đề con của cô giáo, sẽ có 3 cách xưng hô mà người học sinh có thể lựa chọn khi hỏi về ngôi thứ ba vắng mặt:

- Cô có mấy anh chị? (2) - Cô có mấy em? (3)

ở trường hợp (1), học sinh chủ động không xác lập quan hệ với ngôi thứ ba, chứng tỏ muốn giữ đúng khoảng cách giao tiếp cũng như duy trì vị thế của mình với cô giáo. Lúc này quan hệ cô - trò là bình đẳng, cân bằng. Trong khi đó ở hai trường hợp sau, người nói đã chủ động lập quan hệ với ngôi thứ ba thông qua các từ xưng hô có tính thân mật. Cụ thể là ở trường hợp (2), người nói tự đặt mình ở vị thế thấp hơn ngôi thứ ba, và ở trường hợp (3), người nói tự đặt mình ở vị thế cao hơn ngôi thứ ba. Điều này chứng tỏ học sinh muốn thông qua việc xác lập quan hệ với ngôi thứ ba (con của cô giáo) để từ đó xác định vị thế của mình với cô. Cách bắc cầu này rất thường thấy trong hội thoại hàng ngày và nó cũng đem lại hiệu quả giao tiếp khá cao.

Ta có thể hình dung mối quan hệ ba chiều này như sơ đồ dưới đây:

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta tiếp tục xét trường hợp sau: Một người khách đến chơi và hỏi thăm chủ nhà:

- Thưa bác, các anh chị đi vắng cả rồi sao? Nếu chủ nhà muốn xác lập quan hệ với khách, sẽ trả lời:

- Các anh chị ấy bận lắm, chẳng mấy khi có nhà.

Ngôi 1: Cô giáo

Ngôi 3: Con của cô giáo Ngôi 2: Học sinh

Trong trường hợp chủ nhà không muốn xác lập quan hệ, phủ nhận thiện chí của khách thì sẽ trả lời:

- Các con tôi bận lắm, chẳng mấy khi có nhà.

Như vậy, tùy thuộc vào các đặc điểm về tuổi tác, vị thế xã hội, bối cảnh giao tiếp… mà các bên sẽ chủ động lựa chọn từ xưng hô với ngôi thứ ba nhằm phục vụ các chiến lược giao tiếp của mình.

2.1.3.2. Quan hệ quyền thế biểu hiện qua việc tạo lập/không tạo lập quan hệ với ngôi thứ ba

Như trên đã nói, sự xuất hiện của ngôi thứ ba trong hội thoại là một dấu hiệu quan trọng xác định quan hệ và vị thế của các nhân vật giao tiếp. Tùy thuộc chiến lược giao tiếp thế nào mà người nói và người nghe sẽ lựa chọn kiểu xưng hô thích hợp: chiến lược thân mật hóa hay xa cách… Nhìn chung có một sô khả năng sau:

- Khi người nói ở vị thế cao, muốn khẳng định vị thế của mình đồng thời xác lập khoảng cách với đối phương, lúc đó sẽ chủ động phủ nhận quan hệ với ngôi thứ ba (chiến lược xa cách)

- Khi người nói ở vị thế cao nhưng lại muốn hạ thấp vị thế của mình đồng thời rút ngắn khoảng cách với đối phương, lúc đó sẽ chủ động tạo lập quan hệ với ngôi thứ ba (chiến lược thân mật hóa).

- Khi người nói ở vị thế thấp nhưng muốn nâng cao vị thế của mình đồng thời rút ngắn khoảng cách với đối phương, lúc đó sẽ chủ động tạo lập quan hệ với ngôi thứ ba (chiến lược thân mật hóa)

- Khi người nói ở vị thế thấp nhưng muốn giữ nguyên vị thế cũng như khoảng cách giao tiếp với đối phương, lúc đó sẽ cố ý không tạo lập quan hệ với ngôi thứ ba (chiến lược xa cách).

Trước hết, chúng ta sẽ khảo sát trường hợp thứ nhất, khi cả người nói và người nghe đều có ý muốn tạo lập quan hệ với ngôi thứ ba nhằm thực hiện các chiến lược giao tiếp.

Xét hội thoại 5:

“ở phòng trên nhà, ông Huy đang chùm chăn rên hừ hừ như ốm nặng thì Đăng đẩy cửa vào.

- Bác làm sao thế?

Ông Huy thò đầu ra rên lên.

- Con ơi! Đăng ơi! Anh Tuấn mày bị công an bắt rồi!

- Làm gì có chuyện đó ạ. Con vừa nhìn thấy anh Tuấn ở trong buồng anh Hưng.

- Sắp bị bắt rồi.

- Bác nói thế nào ấy chứ. Con có thấy gì đâu. (…)”

(Nguyễn Đình Chính - Mùa hè vội vã - 106) Đây là cuộc hội thoại giữa ông Huy - bố của Tuấn - và Đăng là bạn của Tuấn, nói về chuyện của một người thứ ba là Tuấn, con trai ông Huy. Xét về đặc điểm vai giao tiếp thì rõ ràng ông Huy ở vị thế cao hơn nhân vật Đăng do các nhân tố về tuổi tác, hoàn cảnh giao tiếp (nhà ông Huy)... Song do mục đích là muốn được chia sẻ, được an ủi khi ông đang rất đau khổ nên ông Huy đã chủ động hạ thấp vị thế của mình cũng như rút ngắn khoảng cách giao tiếp với Đăng. Và chiến lược ông Huy đưa ra là viện dẫn đến sự có mặt của một nhân vật thứ ba khiếm diện, đó chính là Tuấn - con trai mình và cũng là bạn của Đăng. Với việc gọi Tuấn là “anh Tuấn mày”, ông Huy đã chủ động xác lập quan hệ giữa Tuấn và Đăng, trong đó Đăng ở vị thế thấp hơn (là em), khi chưa cần biết Đăng có chấp nhận quan hệ đó không. Như vậy, ông Huy một mặt tranh thủ được sự ủng

hộ của Đăng, một mặt cũng làm thân mật hoá mối quan hệ của Đăng với ông. Nếu ta làm phép thử, thay cách gọi “anh Tuấn mày” bằng các cách gọi khác như: “con trai bác” hay “thằng Tuấn nhà bác”… thì mức độ thân mật giữa ông Huy và Đăng sẽ giảm đi rất nhiều.

Trong khi đó, nhân vật Đăng mặc dù cũng sử dụng cặp từ xưng hô phi tương hỗ “con - bác” thể hiện quan hệ thân mật với ông Huy, nhưng lại không có ý tạo lập quan hệ với ngôi thứ ba mà ông Huy nhắc đến. Bằng chứng là ngay cả khi ông Huy gọi là “anh Tuấn mày” thì Đăng vẫn sử dụng cách gọi trung hoà

“anh Tuấn”, chứ không phải “anh con” hay “anh Tuấn con”… Việc dùng lối xưng hô như vậy chính là chiến lược giao tiếp của Đăng, với mục đích nâng cao vị thế của mình trước ông Huy mặc dù vẫn có ý tạo sự thân mật hoá, nhưng mức độ thấp hơn ông Huy (ông Huy: xưng bác - con, cố ý tạo lập quan hệ giữa Tuấn và Đăng; nhân vật Đăng: xưng con - bác nhưng phủ nhận quan hệ với Tuấn mà chỉ dùng cách gọi trung hoà).

Ví dụ này đã chứng tỏ, khi người ở vị thế cao muốn hạ thấp vị thế của mình nhằm rút ngắn khoảng cách giao tiếp với đối phương, sẽ chủ động tạo lập quan hệ với ngôi thứ ba. Ngược lại, người ở vị thế thấp khi muốn tự tin đề cao vị thế của mình sẽ phủ nhận tạo lập quan hệ với ngôi thứ ba khiếm diện này.

Tuy nhiên, như trên đã nói, trong nhiều trường hợp, khi người nói ở vị thế thấp nhưng muốn tự nâng cao vị thế của mình, lúc này sẽ chủ động đưa ra và tạo lập quan hệ với ngôi thứ ba khiếm diện có quan hệ với ngôi thứ nhất. Điều này được thể hiện khá rõ qua ví dụ sau:

Hội thoại 6:

- Tôi đi mua đồng nát. Từ sáng đến giờ vẫn chẳng ăn thua gì, làm ăn càng ngày càng khó.

- Sao anh không kiếm việc gì làm cho đỡ vất vả. Chị nhà ở đâu mà để anh khổ sở thế này?

- Vẫn mồ côi vợ chị ơi. Chiến tranh xong, thương tích đầy mình, nghèo xác nghèo xơ, ai mà thèm lấy…”.

(Phạm Minh Quốc, Cầu giải yếm, 43) Đây là cuộc thoại giữa một người phụ nữ muộn chồng, sông giữa triền cát hoang vắng và một người đàn ông lạ mặt qua đường ghé xin bát nước. Xét về vị thế xã hội thì người đàn ông ở vị thế cao hơn do các yếu tố về tuổi tác, giới tính… Tuy nhiên, về vị thế giao tiếp thì người phụ nữ có phần ưu thế hơn do tác động của bối cảnh giao tiếp (không gian là nhà của nhân vật và người đàn ông đang xin nghỉ nhờ). Xuất phát từ đặc điểm các vai giao tiếp, có thể thấy, người phụ nữ muốn tăng tính thân mật của cuộc trò chuyện do chị cũng rất có cảm tình với người đàn ông, mà nhà chị hầu như không có ai ghé qua… Do đó, người phụ nữ đã chủ động nâng cao vị thế của mình, bằng cách viện dẫn đến một ngôi thứ ba, giả định là có quan hệ với đối phương để tạo lập quan hệ thân mật; hơn nữa, người nói còn cố ý đặt mình ở vị thế thấp hơn trong quan hệ với ngôi thứ ba đó bằng cách gọi: “Chị nhà”. Điều này đã khiến khoảng cách giao tiếp giữa hai nhân vật được rút ngắn nhiều, vị thế của người phụ nữ cùng được nâng cao. Làm một phép thử, nếu thay cách gọi này bằng cách gọi khác có tính trung hoà như:

“vợ anh”, thì có thể thấy đoạn thoại sẽ không còn tính thân mật, cới mở như trước, hiệu quả giao tiếp thấp.

Trong thực tế, rất nhiều trường hợp người nói viện dẫn đến ngôi thứ ba để thông qua đó tạo lập quan hệ và tác động đến hiệu quả giao tiếp với đối phương.

Tuỳ chiến lược và đích giao tiếp mà người nói hay người nghe sẽ quyết định có tham gia vào tam giác quan hệ này hay không; và nếu có tham gia thì xác định mình ở vị thế nào: cao, thấp hay bình đẳng với ngôi thứ ba. Theo kết quả tư liệu khảo sát được, chúng tôi nhận thấy:

Vị thế Chiến lược giao

tiếp Chiến lược sử dụng ngôn ngữ điển hình

Tỷ lệ (%)

Cao Giữ nguyên vị thế Cố ý không tạo lập quan hệ với ngôi thứ ba 16,66 Hạ thấp vị thế Chủ động tạo lập quan hệ với ngôi thứ ba 24,6 Thấp Tự nâng cao vị thế Chủ động tạo lập quan hệ với ngôi thứ ba 63,5 Giữ nguyên vị thế Cố ý không tạo lập quan hệ với ngôi thứ ba 8,33

Nhìn vào bảng trên, có thể khẳng định rằng việc tạo lập hay không tạo lập quan hệ với ngôi thứ ba trong hội thoại là một dấu hiệu quan trọng biểu thị quan hệ quyền thế hội thoại. Trong đó, việc chủ động tạo lập quan hệ với ngôi khiếm diện có xu hướng nhiều hơn và ưa dùng, chứng tỏ giao tiếp hiện đại chú ý nhiều hơn đến các mối quan hệ ràng buộc, tạo áp lực vòng (thông qua ngôi thứ ba để xác lập vị thế giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai). Ngoài ra, trong bốn chiến lược giao tiếp thường gặp, chiến lược thứ ba, khi người nói ở vị thế thấp muốn tự nâng cao vị thế của mình, sử dụng nhiều nhất việc chủ động lôi kéo đối phương vào mối quan hệ ràng buộc với một bên thứ ba.

Đến đây ta có thể nhìn lại tổng quát tần số sử dụng những chiến lược về từ xưng hô của các nhân vật giao tiếp nhằm biểu thị quyền lực của mình trong hội thoại thông qua bảng sau:

thế giao tiếp từ xưng hô (%)

Cao

Khẳng định vị thế

- Xưng hô chính danh 20,83

- Xưng hô tương hỗ 12,50

- Không tạo lập quan hệ với ngôi thứ 3

16,66

Trung hoà/ Hạ thấp vị thế

- Xưng hô không chính danh 25,00

- Xưng hô phi tương hỗ 29,16

- Tạo lập quan hệ với ngôi thứ 3 24,60

Thấp

Nâng cao vị thế (Tự tin)

- Xưng hô chính danh 29,16

- Xưng hô phi tương hỗ 37,50

- Tạo lập quan hệ với ngôi thứ 3 63,50 Trung hoà/

Giữ nguyên vị thế (Tự ti)

- Xưng hô không chính danh 33,33

- Xưng hô tương hỗ 20,83

- Không tạo lập quan hệ với ngôi thứ 3

8,33

Như vậy, với đích giao tiếp được xác lập ngay từ đâu, mỗi cá nhân sẽ chủ động lựa chọn các cặp từ xưng hô chính danh/không chính danh, tương hỗ/phi tương hỗ, có tạo lập/không tạo lập quan hệ với ngôi thứ ba. Mặt khác, việc lựa chọn từ xưng hô không phải được duy trì trong suốt cuộc thoại, mà tuỳ theo bước phát triển của hội thoại, tuỳ mục đích hay chiến lược giao tiếp của một bên nào đó mà xưng hô giữa các nhân vật có thể thay đổi. Trong quá trình xử lý tư liệu, chúng tôi nhận thấy rằng lối xưng hô vô nhân xưng được vận dụng nhiều nhất. Ngay cả khi các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội và vị thế giao tiếp khá

hơn kém nhau về tuổi tác…) thì lối xưng hô này vẫn được chấp nhận và khẳng định vị thế của người nói trong cuộc thoại. Mặt khác, trong thực tế giao tiếp thời gian gần đây, lối xưng hô này ngày càng được ưa chuộng, điều này chứng tỏ việc nói ngắn gọn, rút gọn trong giao tiếp có lẽ đang trở thành một xu thế chung hiện nay.

Bên cạnh đó, đối với mỗi hội thoại, các nhân vật giao tiếp còn chịu sự chi phối của nhiều nhân tố giao tiếp khác như đặc điểm vai giao tiếp (tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội), hoàn cảnh giao tiếp... Chính những nhân tố này đã chi phối đến việc huy động ngôn ngữ đối thoại của họ. Trong số đó, nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất và tần số xuất hiện nhiều nhất là nhân tố tuổi tác, tiếp đó là các nhân tố về địa vị xã hội, giới tính, nghề nghiệp… Điều này cũng là phù hợp với đặc trưng văn hoá Việt Nam bởi người Việt thường rất coi trọng tuổi tác. Thậm chí với những người mới quen, họ còn thường hỏi nhau về tuổi để “tiện xưng hô”. Tuy nhiên, không phải bao giờ nhân tố tuổi tác cũng có giá trị tuyệt đối. Trong một số trường hợp, để thực hiện ý đồ giao tiếp của mình (đề cao đối phương, khai thác thông tin, đề nghị, yêu cầu…) thì người có tuổi lại chủ động sử dụng lối xưng hô khiêm nhường hoặc tôn trọng lối xưng hô vô nhân xưng của đối phương. Ngoài ra, cũng trong những bối cảnh cụ thể, một số nhân tố hiếm gặp lại đóng vai trò chủ yếu như văn hoá giao tiếp của dân tộc bản địa...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (Khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại) (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)