Tình hình đối ngoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của liên bang nga dưới thời tổng thống v putin giai đoạn 2012 2016 (Trang 28 - 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Tình hình nội bộ nƣớc Nga

1.2.2. Tình hình đối ngoại

Tổng thống V. Putin bƣớc vào lãnh đạo nƣớc Nga năm 2012 trong bối cảnh nƣớc Nga đã đạt đƣợc những thành cơng nhất định trong tiến trình lấy lại vị thế quốc tế; tiếng nói của Nga ngày càng có trọng lƣợng trong cơng việc thế giới nhƣng đồng thời, Tổng thống V. Putin cũng phải đối mặt với nhiều nhiệm vụ đối ngoại mà nƣớc Nga chƣa thành công.

Thành tựu đối ngoại mà nƣớc Nga dƣới thời Tổng thống D. Medvedev

đạt đƣợc là duy trì đƣợc vị thế quốc tế và thu đƣợc những thành công trong quan hệ với các nƣớc, tổ chức quốc tế [14]. Trƣớc hết, mối quan hệ giữa Nga với Mỹ đã có những cải thiện nhất định, dù quan hệ hai nƣớc từng rơi vào tình trạng căng thẳng sau cuộc chiến tại Nam Ossetia (tháng 8/2008). Việc Tổng thống Mỹ B. Obama tuyên bố dừng triển khai kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu Âu (tháng 9/2009), hai bên ký Hiệp ƣớc cắt giảm vũ khí tấn cơng chiến lƣợc mới (START) (ngày 8/4/2010), đã tạo cơ sở cho sự tin cậy lẫn nhau giữa hai cƣờng quốc quân sự hàng đầu thế giới. Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống D. Medvedev (từ ngày 22 đến 24/6/2010) và ký thỏa thuận trị giá gần 4 tỉ USD với Mỹ, giúp quan hệ Nga - Mỹ nồng ấm trở lại.

Quan hệ của Nga với EU cũng đƣợc cải thiện. Mặc dù trải qua nhiều khó khăn của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, song trong hai năm (2010-2012), quan hệ Nga - EU đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc. EU trở thành đối tác thƣơng mại chính, là nguồn đầu tƣ nƣớc ngồi cơ bản đối với nền kinh tế Nga (chiếm 50%), còn Nga là một trong 3 đối tác thƣơng mại lớn nhất của EU, sau Mỹ và Trung Quốc, đồng thời là nhà cung cấp năng lƣợng chính cho châu Âu. Để thúc đẩy mối quan hệ với EU, tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Nga - EU lần thứ 26 năm 2010 ở thủ đô Brussels (Bỉ), Thủ tƣớng V. Putin khi đó đã đề xuất 5 hƣớng mở rộng quan hệ đối tác Nga - EU đƣợc đa số trong 27 quốc gia thành viên của EU đồng thuận và triển khai thực hiện [11, tr20]. Các sáng kiến gồm: Thành lập cộng đồng kinh tế hài hoà từ Lisbon (Bồ Đào Nha) tới Vladivostok (Nga) để trong tƣơng lai có thể thành lập khu vực thƣơng mại tự do hoặc liên kết kinh tế; soạn thảo chính sách cơng nghiệp chung dựa trên việc phối hợp sử dụng công nghệ và tiềm năng của Nga, EU; hợp tác năng lƣợng và thành lập tổ hợp năng lƣợng thống nhất nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, cân đối giữa các bên cung cấp, tiêu thụ và vận chuyển quá cảnh năng lƣợng; hợp tác khoa học - giáo dục nhằm bảo đảm vị trí dẫn đầu của lĩnh vực này ở châu Âu, loại

bỏ những rào cản, trƣớc hết là huỷ bỏ quy chế áp dụng thị thực giữa EU và Nga. Sáng kiến về một hiệp định an ninh mới ngang nhau và không tách rời ở châu Âu của Nga, trong đó nhấn mạnh tăng cƣờng phối hợp giữa Nga và châu Âu trong vấn đề an ninh, đã mở ra một giai đoạn đối thoại mới bình đẳng giữa Nga và EU. Phía EU đánh giá, quan hệ Nga - EU là quan hệ đối tác chiến lƣợc cần thiết dựa trên những lợi ích tƣơng đồng và sự phụ thuộc lẫn nhau trong các lĩnh vực thƣơng mại, đầu tƣ, năng lƣợng, cũng nhƣ trong cuộc chiến nhằm giải quyết các nguy cơ và thách thức chung có tính tồn cầu.

Nga đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ với nhiều nƣớc đối tác trên thế giới, đặc biệt với các quốc gia trong không gian hậu Xô viết thông qua khuôn khổ CIS, Liên minh Hải quan, Cộng đồng kinh tế Á - Âu, Tổ chức Hiệp ƣớc an ninh tập thể…[27, tr.74] Trong đó, nƣớc Nga đạt đƣợc những bƣớc tiến mới trong việc củng cố tính gắn kết của CIS, nhƣ Hiệp định Liên minh Thuế quan giữa Nga, Belarus và Kazakhstan, ký tháng 1/2010 và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2011. Nga hỗ trợ các thành viên CIS ký hiệp định thƣơng mại tự do chung vào tháng 11/2011 và có hiệu lực từ năm 2012. Những nỗ lực này đã giúp làm giảm những hoài nghi giữa các thành viên CIS với Nga.

Nga cũng có những hoạt động ngoại giao sơi nổi ở khu vực châu Á- TBD, ngang bằng với châu Âu, chú trọng cải thiện và phát triển quan hệ song phƣơng với các nƣớc châu Á-TBD, coi trọng xây dựng quan hệ đối tác chiến lƣợc với các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam; tích tham gia hợp tác và hội nhập với các nền kinh tế châu Á-TBD [34, tr.51]. Cùng với đó, Nga tiếp tục duy trì ảnh hƣởng ở Trung Đông-Bắc Phi, Mỹ Latin. Nga không chỉ tham gia các vấn đề Trung Đông-Bắc Phi với trách nhiệm cao nhất nhƣ thực hiện quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để chống lại kế hoạch chiến tranh nhằm vào Syria (11/2011), mà còn củng cố quan hệ song phƣơng với các nƣớc khu vực. Tháng 3/2010, Tổng thống D. Medvedev có

chuyến thăm đầu tiên của ngƣời đứng đầu nƣớc Nga tới Syria kể từ năm 1917. Trƣớc đó, chuyến thăm 4 nƣớc châu Phi của Tổng thống D. Medvedev năm 2009 giúp củng cố mối quan hệ truyền thống của Nga với các nƣớc châu lục này. Nga cũng củng cố mối quan hệ với các đối tác ở khu vực Mỹ Latin, nhƣ ký Kế hoạch hành động quan hệ đối tác chiến lƣợc với Argentina (2009).

Nƣớc Nga cũng tự tin hơn và đƣa ra những quyết định thể hiện vai trò của một cƣờng quốc thực sự trên trƣờng quốc tế. Điển hình là, trong khi 13 nƣớc ủng hộ, Nga là nƣớc phủ quyết Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để bảo vệ quyền tự quyết của Syria trƣớc sức ép của Mỹ và EU. Nga cũng tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn đa phƣơng nhƣ G20, BRICS, APEC... để khẳng định vị thế mới.

Hạn chế trong việc triển khai chính sách đối ngoại của Nga sẽ là những

nhiệm vụ khó khăn mà Tổng thống V. Putin sẽ phải khắc phục. Chẳng hạn nhƣ, những thay đổi Nga nỗ lực tạo ra trong Cộng đồng CIS mới chỉ mang tính chất sơ khởi, chƣa có giá trị thực tiễn cao, vì hầu hết các hiệp định đƣợc ký kết chƣa đƣợc triển khai trên thực tế. Quan hệ giữa Nga và các nƣớc CIS chƣa đƣợc thúc đẩy và chuyển biến mạnh mẽ lên một tầm cao mới do những khác biệt về trình độ phát triển, khoảng cách địa lý… Đây là những rào cản mà chính quyền của Tổng thống D. Medvedev và các chính quyền Nga trƣớc đó đều chƣa khắc phục đƣợc. Các chính sách của Nga với khu vực CIS chƣa thực sự giúp Nga vƣợt qua đƣợc sự cạnh tranh của Mỹ, EU, Trung Quốc, để có thể đƣa các nƣớc CIS trong vòng ảnh hƣởng mạnh mẽ của Nga.

Trong quan hệ với một số nƣớc, đặc biệt là các nƣớc lớn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, nghi kỵ gây ảnh hƣởng tiêu cực tới các mối quan hệ song phƣơng, cùng với việc một số chính sách khu vực của Nga chƣa hiệu quả, vị thế quốc tế còn mờ nhạt. Mặc dù quan hệ với Mỹ và phƣơng Tây đã cải thiện, tạo ra một số động thái tích cực, nhƣng quan hệ Nga - phƣơng Tây vẫn tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn khó giải quyết và thiếu tính ổn định. Từ đầu năm 2012,

những diễn biến tại Syria và Iran khiến quan hệ giữa Nga với Mỹ và EU dần trở nên căng thẳng. Trong quan hệ với Mỹ, hai bên cịn nhiều bất đồng khó giải quyết. Việc Mỹ đạt đƣợc thỏa thuận cho phép triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Rumani, thỏa thuận về triển khai một bộ phận hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan và thiết lập một hệ thống ra-đa cảnh báo sớm tại Thổ Nhĩ Kỳ khiến quan hệ Nga - Mỹ ln căng thẳng.

Trong khi đó, chính sách châu Á - TBD của Nga cũng khơng có nhiều kết quả tích cực. Trong “Định hƣớng đối ngoại” năm 2008, Tổng thống D. Medvedev nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực này và sự cần thiết phải phát huy vai trị tại đây thơng qua các cơ chế SCO, APEC. Tuy nhiên, trong 4 năm triển khai chính sách (2008-2012), quan hệ giữa Nga với khu vực, nhất là với 2 nƣớc trong nhóm BRICS là Trung Quốc và Ấn Độ, hầu nhƣ khơng có nhiều tiến triển lớn. Quan hệ thƣơng mại giữa Nga với châu Á năm 2010 chỉ vào khoảng 100 tỉ USD (chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng xuất nhập khẩu của Nga là 747,1 tỉ USD), trong đó thƣơng mại với Trung Quốc chiếm tới 36% tổng số xuất nhập khẩu của Nga vào châu Á. Quan hệ song phƣơng Nga - Trung vẫn còn thiếu tin tƣởng lẫn nhau, với việc Nga từ chối bán các loại vũ khí tối tân nhƣ tên lửa đạn đạo tầm xa, máy bay ném bom chiến lƣợc và hệ thống phịng khơng cho Trung Quốc vì lo ngại mất ƣu thế quyền lực ở Đơng Á hoặc việc Trung Quốc có thể sao chép cơng nghệ và cạnh tranh với Nga trên thị trƣờng thế giới [39, tr.21]. Sự trở lại của Nga ở các khu vực Trung Đông-Bắc Phi, Mỹ Latin chƣa để lại nhiều dấu ấn đậm nét.

Theo đánh giá của giới chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nƣớc Nga vẫn chƣa thực sự định hình đƣợc một đƣờng lối đối ngoại rõ ràng, độc lập và tiên tiến, đƣờng lối đối ngoại của Nga vẫn chƣa thốt ra khỏi lối mịn của thời kỳ Tổng thống B. Elsin cầm quyền. Trong một số trƣờng hợp, cách hành xử của Nga bộc lộ những điểm yếu nhƣ tính khơng nhất qn, đã

làm giảm uy tín quốc tế của Nga. Điển hình nhƣ việc Nga ủng hộ phƣơng Tây ra Nghị quyết thiết lập vùng cấm bay ở Lybia để can thiệp, lật đổ chế độ Gadafi, dù trƣớc đó Nga chỉ trích việc phƣơng Tây can dự vào tình hình Lybia. [39, tr.20]

Nhƣ vậy, đến năm 2012, chính sách đối ngoại của Nga tuy đạt đƣợc một số thành công lớn, giúp Nga phát triển quan hệ với các đối tác chiến lƣợc, đạt đƣợc các mục tiêu lợi ích quốc gia, đƣa vị thế của Nga lên cao, nhƣng nƣớc Nga và Tổng thống V. Putin vẫn còn nhiều nhiệm vụ đối ngoại khó khăn ở phía trƣớc. Những thành cơng và hạn chế của Nga trong công tác đối ngoại là nền tảng và động lực chính cho việc hoạch định, điều chỉnh và triển khai tiếp các đƣờng hƣớng chính sách đang cịn dang dở, chƣa phù hợp.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Tình hình thế giới, khu vực có những biến đổi phức tạp, khó lƣờng, trong đó nổi lên nguy cơ tái khủng hoảng tài chính; xu thế đa cực hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; sự thay đổi cán cân quyền lực giữa các cƣờng quốc; sự chuyển giao quyền lực lãnh đạo ở một số nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Trung Quốc; vai trị địa-chính trị, địa-kinh tế của khu vực châu Á-TBD ngày càng gia tăng; tình hình an ninh-chính trị bất ổn ở nhiều khu vực; sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của các nƣớc đối với Nga do cuộc khủng hoảng Ukraine; chủ nghĩa dân túy lên cao… là những nhân tố mà Nga cần phải tính tốn đƣa ra chính sách đối ngoại phù hợp.

Tình hình trong nƣớc, Nga đã đạt đƣợc những bƣớc tiến tích cực trong việc khơi phục đời sống kinh tế, chính trị trong nƣớc và các mối quan hệ quốc tế, là cơ sở, tiền đề vững chắc để Nga tự tin thực hiện các chính sách ngoại giao mạnh mẽ. Tuy nhiên, một số thách thức, khó khăn về kinh tế, nhất là từ năm 2014 sẽ là những nhân tố gây trở ngại cho việc triển khai chính sách đối ngoại của Nga. Trong khi đó, Nga mới chỉ ở giai đoạn đầu của việc khôi phục tầm ảnh hƣởng quốc tế, quan hệ ngoại giao cịn có những hạn chế nhất định.

Nhìn chung, trong bối cảnh tình hình trong nƣớc phức tạp và tình hình quốc tế diễn biến khó lƣờng, cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, có thể thấy, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, Tổng thống V. Putin phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức phía trƣớc. Những điều này tạo ra những cơ hội và thách thức, tác động mạnh mẽ và đa chiều tới việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Nga ở các khu vực then chốt và quan trọng nhất là tới mục tiêu vực dậy vị thế hùng mạnh của nƣớc Nga trên thế giới.

CHƢƠNG 2

NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA GIAI ĐOẠN 2012-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của liên bang nga dưới thời tổng thống v putin giai đoạn 2012 2016 (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)