Chính sách của Nga đối với các đối tác châ uÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của liên bang nga dưới thời tổng thống v putin giai đoạn 2012 2016 (Trang 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của Nga giai đoạn 2012-2016

2.2.3. Chính sách của Nga đối với các đối tác châ uÁ

Chính sách đối ngoại của Nga đối với khu vực châu Á-TBD đƣợc định hình rõ nét và triển khai mạnh mẽ kể từ năm 2012 khi Tổng thống V. Putin lãnh đạo nƣớc Nga nhiệm kỳ thứ 3, trong đó châu Á-TBD đƣợc coi là một trong những ƣu tiên quan trọng. Để thực hiện hiệu quả chiến lƣợc đối với

châu Á-TBD, Nga chủ trƣơng đa dạng hóa các mối quan hệ thơng qua thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ song phƣơng với các quốc gia, nhất là với Trung Quốc và tham gia tích cực trong các thể chế, tổ chức khu vực, trên cơ sở thỏa thuận lợi ích chiến lƣợc với từng quốc gia ở khu vực này.

Đối với Trung Quốc, Nga tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác trên cơ sở

đối tác chiến lƣợc. Chính quyền Nga cho rằng, quan hệ chặt chẽ hơn nữa với Trung Quốc sẽ đem đến cho Nga nhiều mặt thuận lợi không chỉ về kinh tế, chính trị mà cịn cả về an ninh. Tổng thống Nga V. Putin khẳng định, Nga cần đến một nƣớc Trung Quốc thịnh vƣợng và ổn định, đồng thời tin tƣởng Trung Quốc cũng cần đến một nƣớc Nga hùng mạnh và thành công. Kể từ khi nhậm chức năm 2012, Tổng thống V. Putin luôn chủ trƣơng tăng cƣờng thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, duy trì lập trƣờng khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, giải quyết các vấn đề thơng qua đàm phán hịa bình, theo hƣớng xích lại gần Trung Quốc. Nga chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác với Trung Quốc để tìm kiếm lợi ích kinh tế, phá thế bao vây, cô lập và trật tự đơn cực do Mỹ áp đặt. Quan hệ tốt với Trung Quốc cũng giúp tạo tiền đề, cơ sở cho Tổng thống V. Putin và nƣớc Nga tiếp tục thực hiện chính sách và mục tiêu của mình tại khu vực châu Á-TBD. Nga chủ trƣơng thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc thơng qua: Tìm kiếm các mối quan hệ mới khơng gây ra sự phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc, không đe dọa đến quan hệ đối tác chiến lƣợc Nga - Trung; đẩy mạnh trao đổi thƣơng mại, đầu tƣ kinh tế giữa hai nƣớc, phối hợp khai thác có hiệu quả tiềm năng khoáng sản và năng lƣợng tại vùng Viễn Đông, tăng số lƣợng khí đốt và dầu thơ xuất khẩu sang Trung Quốc; mở rộng một số lĩnh vực về hợp tác nghiên cứu khoa học, hợp tác kỹ thuật quân sự, viễn thông và trao đổi thông tin; tăng cƣờng phối hợp với Trung Quốc trong các tổ chức nhƣ SCO, BRICS, G20, Liên hợp quốc và trong giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng.

Về chính trị - đối ngoại, quan hệ Nga - Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, lịng tin chiến lƣợc đƣợc tăng cƣờng thơng qua duy trì, mở rộng các cơ chế hợp tác song phƣơng, trao đổi các cấp, tăng cƣờng các chuyến viếng thăm, tiếp xúc cấp nguyên thủ quốc gia. Nga coi trọng quan hệ với Trung Quốc, nhất trí ủng hộ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, mở rộng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lƣợc toàn diện với Trung Quốc. Tháng 3/2013, trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống V. Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đã cùng ký “Tuyên bố chung về hợp tác cùng thắng lợi, đƣa quan hệ đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện đi vào chiều sâu giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Nga” tại Moscow, nâng quan hệ đối tác hợp tác chiến lƣợc Nga - Trung lên một tầm cao mới [55, tr.23]. Chiều hƣớng xích lại gần nhau giữa Nga và Trung Quốc thể hiện rõ nét kể từ tháng 3/2014 sau cuộc khủng hoảng Ukraine, quan hệ giữa Nga với Trung Quốc bƣớc vào thời kỳ tƣơng tác mới, có bƣớc phát triển nhảy vọt với sự liên kết chính trị hết sức chặt chẽ. Nga cần Trung Quốc ủng hộ trong giải quyết các vấn đề khu vực, quốc tế, cũng nhƣ chống lại áp lực và sự can thiệp từ Mỹ và phƣơng Tây vào khu vực ảnh hƣởng truyền thống, đặc biệt là việc gây ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine đe dọa lợi ích sát sƣờn, khơng gian sinh tồn của Nga. Ngày 20/5/2014, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống V. Putin, Nga đã ký với Trung Quốc “Tuyên bố chung về giai đoạn mới của quan hệ đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện Nga - Trung”. Tổng thống V. Putin bày tỏ ủng hộ tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình về “Quan niệm an ninh mới”, xây dựng trật tự châu Á mới “châu Á do ngƣời châu Á quản lý”. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống V. Putin (6/2016), hai bên đã ra tun bố chung về chính sách đối ngoại, trong đó hai bên coi nhau là ƣu tiên trong chính sách đối ngoại của mỗi nƣớc, mở rộng hợp tác trên tất cả các mặt nhằm đƣa quan hệ song phƣơng phát triển mạnh mẽ hơn. Trả lời họp báo tại Bắc Kinh trong chuyến thăm này, Tổng thống V. Putin cho rằng: “Chƣa

bao giờ hai nƣớc Nga - Trung lại tin cậy nhau đến nhƣ thế. Đây là cơ sở vững chắc cho sự hợp tác của hai bên trên các lĩnh vực phát triển”[20, tr.26]. Bộ trƣởng Ngoại giao Nga S. Lavrov khẳng định: “Mối quan hệ giữa Nga với Trung Quốc đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử phát triển quan hệ giữa hai quốc gia và dân tộc” [20, tr.26]. Có thể nói, ngoại giao ở cấp độ nguyên thủ giƣ̃a hai nƣớc diễn ra dồn dâ ̣p , trong các năm 2013, 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đi thăm Nga và trong các năm 2014, 2016, Tổng thống V. Putin thăm Trung Quốc. Kể từ khi lên nắm quyền năm 2012, Tổng thống V. Putin đã có rất nhiều cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Tập Cận Bình, bao gồm cả gặp, thăm chính thức song phƣơng và các cuộc gặp bên lề các cuộc họp đa phƣơng, một tần suất gặp gỡ chƣa từng có trong quan hệ Nga - Trung. Riêng trong năm 2016, nguyên thủ quốc gia 2 nƣớc gặp nhau 5 lần. Trong các cuộc gặp, Tổng thống V. Putin đều đánh giá cao quan hệ “đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện” giữa hai nƣớc, đồng thời chủ trƣơng tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phƣơng trong xu hƣớng đa cực.

Về kinh tế, Nga lấy Trung Quốc làm trọng tâm để đảm bảo nền kinh tế Nga giữ đƣợc ổn định, trong bối cảnh Mỹ, EU thực thi nhiều biện pháp cấm vận. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống V. Putin từ ngày 20- 21/5/2014, Nga đã ký với Trung Quốc “Tuyên bố chung về hợp tác kết nối xây dựng Vành đai kinh tế con đƣờng tơ lụa của Trung Quốc và EAEU của Nga”. Hai bên cũng ký 47 văn kiện hợp tác, trong đó có hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỉ USD kéo dài 30 năm tính từ 2018. Đây là hiệp định hợp tác dầu khí lớn nhất mà Nga ký với nƣớc ngồi tính tới thời điểm đó. Tháng 9/2014, Nga và Trung Quốc khởi công xây dựng tuyến đƣờng ống dẫn dầu lớn nhất thế giới tại Đông Siberi. Tiếp đó, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống V. Putin (6/2016), hai bên đã ký kết hơn 30 văn kiện thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Tại cuộc gặp Thƣợng đỉnh G20 (ngày 4/9/2016), đáp lại phát biểu Chủ tịch Tập Cận Bình về việc cần tích cực thúc đẩy kết nối chiến lƣợc

phát triển giữa hai nƣớc, kết nối “Một vành đai, một con đƣờng” với EAEU, thúc đẩy hợp tác về xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lƣợng, hàng không vũ trụ, kỹ thuật cao…, Tổng thống V. Putin cho biết, Nga sẵn sàng cùng Trung Quốc tạo cơ hội hơn nữa cho hợp tác kinh tế, mở rộng hợp tác thƣơng mại, đầu tƣ, tài chính, năng lƣợng, khoa học kỹ thuật [29, tr.17]. Do đó, quan hệ kinh tế của Nga với Trung Quốc đƣợc thúc đẩy với khối lƣợng kim ngạch thƣơng mại lớn. Kim ngạch trao đổi thƣơng mại Nga - Trung năm 2013 đạt khoảng 88 tỷ USD, tăng 2% so với năm 2012, năm 2014 đạt khoảng 90 tỷ USD. Năm 2016, thƣơng mại song phƣơng hai nƣớc giảm còn khoảng 60 tỷ USD, nhƣng đây vẫn là một mức cao so với thƣơng mại của Nga với các đối tác châu Á. Về năng lƣợng, đầu năm 2015, lần đầu tiên, Nga đã vƣợt qua Arab Saudi trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu lớn gấp đôi so với năm 2010.

Về quốc phòng - an ninh, Nga cũng mở rộng những thỏa thuận mới về hợp tác quốc phòng - an ninh với Trung Quốc nhƣ: Năm 2015, Nga đồng ý bán cho Trung Quốc hệ thống phịng khơng S-400 và máy bay chiến đấu Su- 35, những loại vũ khí tiên tiến mà trƣớc đó Nga kiên quyết khơng bán cho nƣớc này. Các thỏa thuận bán vũ khí quy mơ cịn đƣợc tăng cƣờng bằng sự hợp tác quân sự lớn hơn nhƣ cuộc tập trận chung Nga - Trung ở phía Bắc biển Hoa Đơng từ ngày 20 tới 26/5/2014; cuộc diễn tập quân sự vào tháng 5/2015 ở Địa Trung Hải. Cuộc diễn tập hải quân chung mang tên “Hợp tác trên biển 2016” giữa Nga và Trung Quốc tại Biển Đông (9/2016) diễn ra trong bối cảnh Nga bị Mỹ và EU bao vây, cô lập, làm củng cố hơn nữa quan hệ giữa Nga và Trung Quốc. Về an ninh, ngày 6/5/2015, Nga đã phê chuẩn hiệp định hợp tác an ninh thông tin với Trung Quốc, là hiệp định hợp tác an ninh đầu tiên giữa Nga với một nƣớc nằm ngoài khối CIS. Hiệp định này là cột mốc đánh dấu mối quan hệ hai nƣớc có sự thay đổi lớn. Tháng 6/2016, nguyên thủ hai nƣớc

đã thảo luận về phối hợp tăng cƣờng khả năng kiểm sốt khơng gian mạng và các công nghệ truyền thông.

Hơn nữa, trên thực tế, Nga đã thể hiện sự thống nhất với Trung Quốc về quan điểm và hành động trong giải quyết các điểm nóng trên thế giới, nhƣ cuộc khủng hoảng tại Syria, chƣơng trình hạt nhân của Iran, Triều Tiên, Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở khu vực… Ngồi ra, Nga thơng qua các khối, nhóm mà Nga và Trung Quốc đều là thành viên nhƣ SCO, BRICS…để phối hợp, mở rộng và tăng cƣờng quan hệ với Trung Quốc trên các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự.

Đối với Ấn Độ, Nga thực hiện các bƣớc đi theo hƣớng làm sâu sắc quan

hệ với nƣớc này. Nga đánh giá cao mối quan hệ đối tác chiến lƣợc với Ấn Độ, mong muốn đƣa mối quan hệ này thành quan hệ đối tác chiến lƣợc đặc biệt. Mục tiêu của Nga là tăng cƣờng hợp tác với Ấn Độ trên một số lĩnh vực về chính trị - an ninh, năng lƣợng, công nghệ cao, nghiên cứu và chinh phục vũ trụ, kinh tế - thƣơng mại và quân sự - kỹ thuật. Tháng 12/2012, Tổng thống V. Putin có chuyến thăm chính thức Ấn Độ nhằm củng cố mối quan hệ, hai nƣớc nhất trí đẩy mạnh quan hệ về chính trị, kinh tế, năng lƣợng, đặc biệt là về hợp tác quốc phòng, an ninh và nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia. Trong chuyến thăm Ấn Độ của Phó Thủ tƣớng Nga D.Rogorin ngày 19/6/2014, Nga tái khẳng định, Ấn Độ là ngƣời bạn đáng tin cậy của nƣớc này. Nhằm phá vỡ thế bao vây, cô lập của Mỹ và phƣơng Tây do cuộc khủng hoảng Ukraine, ngày 11/12/2014, Tổng thống V. Putin sang thăm Ấn Độ và dự Hội nghị cấp cao thƣờng niên lần thứ 15, cơ chế đối thoại thể chế hóa cao nhất trong khn khổ đối tác chiến lƣợc giữa hai nƣớc. Trong chuyến thăm này, Nga đã ký với Ấn Độ hơn 20 văn kiện hợp tác song phƣơng trong các lĩnh vực năng lƣợng, thƣơng mại, trang bị quốc phịng, cơng nghệ hạt nhân. Hai bên cũng thông qua Tuyên bố chung “Một tầm nhìn hƣớng tới việc tăng cƣờng quan hệ đối tác Nga - Ấn trong thập kỷ tới”. Quan hệ với Ấn Độ cũng đạt đƣợc kết quả

tích cực hơn ở lĩnh vực thƣơng mại. Năm 2013 tổng kim ngạch thƣơng mại giữa Nga và Ấn Độ đạt 12 tỷ USD [12, tr.27]; năm 2014 đạt 9,6 tỷ USD. Nga cũng phối hợp và ủng hộ Ấn Độ trong các cơ chế đa phƣơng nhƣ BRICS. Năm 2015, khi Nga đảm nhận vai trò Chủ tịch của SCO, Nga đã ủng hộ kết nạp Ấn Độ vào tổ chức này. Tháng 6/2017, Ấn Độ đã trở thành thành viên chính thức của SCO [30, tr.22]. Trong lĩnh vực quốc phòng, Nga đã hợp tác lâu dài và trên diện rộng với Ấn Độ, nhƣ hợp tác chế tạo một trong những loại trực thăng hiện đại nhất của Nga, thực thi dự án chung về chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5; bán cho Ấn Độ các loại vũ khí trị giá khoảng 3 tỷ USD/năm. Quan hệ quốc phòng, quân sự của Nga với Ấn Độ đã đạt đến độ tin cậy. Tính đến năm 2014, Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia nhập khẩu gần nhƣ tồn bộ các vũ khí của Nga [13, tr.27], từ súng trƣờng cho đến tàu sân bay “Vikramaditya”. Nga đã bán cho Ấn Độ tàu sân bay, loại vũ khí trang bị Nga chƣa bán cho nƣớc nào và hợp tác với Ấn Độ chế tạo tên lửa siêu thanh Bramos, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Sukhoi T-50... cũng nhƣ duy trì hình thức diễn tập hải quân thƣờng niên “Indra” với Ấn Độ. Thông qua những cuộc diễn tập này, giúp Nga tăng cƣờng quan hệ với Ấn Độ và gia tăng ảnh hƣởng, củng cố vị thế ở khu vực châu Á-TBD. Trong các vấn đề quốc tế, Nga tăng cƣờng trao đổi thông tin với Ấn Độ về tình hình an ninh khu vực, liên quan đến chống khủng bố và sản xuất, buôn bán ma túy tại Afghanistan, phối hợp hành động với Ấn Độ trong giải quyết các vấn đề quốc tế, nhất là trong BRICS và G20.

Đối với Nhật Bản, quan hệ với nƣớc láng giềng ở vùng Viễn Đông

Nhật Bản là một trong những ƣu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga. Mức độ của mối quan hệ Nga - Nhật trong các lĩnh vực khác nhau đã đƣợc nâng cấp đáng kể. Nga xác định, cải thiện và tăng cƣờng quan hệ với Nhật Bản là điều kiện cần thiết để Nga có thể tranh thủ vốn, đầu tƣ, cơng nghệ hiện đại của nƣớc này phục vụ cho q trình hiện đại hóa nền kinh tế cũng

nhƣ trong phát triển cơ sở hạ tầng và khai thác các nguồn tài nguyên của vùng Viễn Đơng và Siberi, cũng nhƣ có điều kiện can dự sâu hơn vào khu vực châu Á-TBD. Chỉ trong 4 năm, từ 2013 - 2016, Thủ tƣớng Nhật Bản S.Abe và Tổng thống Nga V.Putin đã gặp nhau tới 16 lần, một tần xuất hiếm có trong lịch sử đối ngoại của thế giới đƣơng đại, trong đó lãnh đạo Nhật Bản và Nga đã 14 lần gặp gỡ khơng chính thức và 2 lần thực hiện các chuyến thăm chính thức cấp nhà nƣớc tới mỗi quốc gia của nhau (năm 2013 và 2016), qua đó quan hệ hai nƣớc đã có sự tiến triển tồn diện [7, tr.84]. Trong chuyến thăm Nga của Thủ tƣớng Nhật Bản S.Abe, ngày 30/4/2013, lãnh đạo hai nƣớc đã thể hiện quyết tâm sẽ ký Hiệp ƣớc Hịa bình thông qua việc giải quyết dứt điểm những bất đồng hiện tại. Nga và Nhật Bản đã ra Tuyên bố chung, trong đó khẳng định, tiếp tục phát triển quan hệ và thiết lập đối tác toàn diện Nga - Nhật trong thế kỷ 21. Năm 2016, Tổng thống Nga đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản (từ ngày 15-16/12/2016). Chuyến thăm này đƣợc coi là thành công khi Nga đạt đƣợc nhận thức chung với Nhật Bản trong một số vấn đề và ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế, tài chính, đầu tƣ..., đáng chú ý là quyết định thành lập khu vực hoạt động kinh tế chung trên quần đảo Nam Kuril mà Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phƣơng Bắc. Dƣ luận Nga, Nhật Bản, quốc tế và khu vực đánh giá cao ý nghĩa, tầm quan trọng và kết quả chuyến thăm nhƣ một bƣớc tiến mở ra triển vọng giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nƣớc. Trong quan hệ kinh tế - thƣơng mại, Nhật Bản đƣợc Nga coi trọng, là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của liên bang nga dưới thời tổng thống v putin giai đoạn 2012 2016 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)