Chính sách của Nga đối với EU và Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của liên bang nga dưới thời tổng thống v putin giai đoạn 2012 2016 (Trang 42 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của Nga giai đoạn 2012-2016

2.2.2. Chính sách của Nga đối với EU và Mỹ

Trong quan hệ với EU, Nga chủ trƣơng thực hiện tăng cƣờng quan hệ

song phƣơng với một số nƣớc châu Âu, thay vì tồn khối EU, để tận dụng sự ủng hộ của một số nƣớc có thiện cảm với Nga, đặc biệt khi EU đối mặt với các cuộc khủng hoảng chƣa từng có kể từ khi Liên minh này ra đời nhƣ vấn

đề nợ công, khủng hoảng di cƣ hay làn sóng yêu cầu trƣng cầu dân ý rời khỏi EU.

Trƣớc khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine (2014), Nga tích cực thúc đẩy quan hệ song phƣơng với các nƣớc châu Âu, nhất là quan hệ Nga – Đức, Nga - Anh, Nga - Pháp dần đƣợc cải thiện [2, tr.32]. Trong chuyến công du đầu tiên đến châu Âu từ 31/5 đến 2/6/2012 sau khi nhậm chức, Tổng thống V. Putin đã chọn tới thăm Đức và Pháp. Cuối tháng 2/2013, Tổng thống Pháp đã tiến hành chuyến thăm chính thức Nga. Quan hệ Nga - Pháp tiếp tục tiến triển khi Nga ủng hộ hoạt động can thiệp quân sự tại Mali của Pháp. Tổng thống V. Putin nhấn mạnh, Nga luôn coi Pháp là đối tác chiến lƣợc quan trọng. Ngoài tăng cƣờng quan hệ hợp tác kinh tế song phƣơng, Nga chủ trƣơng thúc đẩy hợp tác với Pháp trong các lĩnh vực nhân đạo và đối thoại chính trị. Trong quan hệ với Anh, ngày 13/3/2013, tại Anh, Nga và Anh đã tổ chức cuộc đối thoại chiến lƣợc đầu tiên cấp Bộ trƣởng Quốc phòng và Bộ trƣởng Ngoại giao (Diễn đàn 2+2). Sự kiện chƣa từng có này đƣợc đánh giá là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nƣớc, cho thấy bƣớc tiến lớn trong việc thúc đẩy phát triển mối quan hệ toàn diện ở cấp cao, làm cho mối quan hệ Nga - Anh ấm dần lên sau những bất đồng.

Năm 2014 là thời điểm bƣớc ngoặt trong quan hệ Nga - EU khi hai bên ngừng các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc, hợp tác tích cực với nhau. Đối với Nga, về mặt chiến lƣợc, Ukraine là mắt xích quan trọng trong việc đƣa nƣớc Nga trở lại thành một đế chế hùng mạnh, là thành trì cuối cùng ngăn cách giữa Nga và phƣơng Tây kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Vì vậy, Nga khơng thể để mất Ukraine nhằm bảo vệ lợi ích chiến lƣợc và tầm ảnh hƣởng của mình trong khơng gian hậu Xô viết. Đáp lại việc EU điều chỉnh mạnh mẽ chiến lƣợc trong quan hệ với Nga, Nga chấp nhận đối đầu với EU. Nga đã thực hiện các biện pháp cứng rắn trƣớc các động thái của EU. Sau khi Tổng thống V. Yanukovych từ chối ký thỏa thuận liên kết với EU tháng 11/2013, tại Ukraine

nổ ra các phong trào yêu cầu quan hệ ngoại giao gần gũi hơn với EU và yêu cầu Tổng thống V. Yanukovych từ chức. Ngày 22/2/2014, đƣợc sự hậu thuẫn của Mỹ, Quốc hội Ukraine đã phế truất Tổng thống hợp hiến V. Yanukovych, bầu O. Turchynov làm Tổng thống tạm quyền. Hành động này bị những ngƣời dân các tỉnh miền Đông và miền Nam Ukraine phản đối. Bán đảo Crimea tổ chức trƣng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga, hai tỉnh Donetsk và Lugansk tuyên bố ly khai khỏi chính quyền Trung ƣơng Ukraine và thành lập Nhà nƣớc độc lập. Những điều này là cơ sở hợp lý để Nga lấy lại Crimea và tác động ảnh hƣởng đối với khu vực miền Đông Ukraine. Sau cuộc trƣng cầu dân ý ngày 16/3/2014, ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga V. Putin ký sắc lệnh công nhận Crimea là một phần lãnh thổ của Nga. Nga khẳng định không nhân nhƣợng trong vấn đề Ukraine bất chấp các phản ứng của EU, mặc dù giữa Nga và EU có những quan hệ ràng buộc về kinh tế, đặc biệt là thƣơng mại, năng lƣợng và đầu tƣ.

Sau cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga tìm cách làm giảm sự cơ lập chính trị, điều chỉnh nền kinh tế để đối phó với trừng phạt của EU và giá dầu thấp, kiên quyết giữ vững chính sách đối ngoại cứng rắn, khơng có ý định rút lui hoặc hòa giải với phƣơng Tây thông qua các nhƣợng bộ, hứa hẹn cải thiện hành vi, đồng thời bỏ ngỏ khả năng duy trì quan hệ cân bằng với EU. Nga cũng đƣa ra các giải pháp trả đũa, kể cả việc sử dụng đến “con bài cuối cùng” là ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu nhƣ đã từng thực hiện (2008-2009). Trƣớc khi lệnh trừng phạt kinh tế chống Nga hết hạn (cuối tháng 7/2016), lấy lý do Nga không thực hiện đầy đủ “Thỏa thuận Minsk”, tại cuộc họp thƣợng đỉnh EU (1/7/2016), EU đã quyết định kéo dài thời hạn trừng phạt đối với Nga thêm 6 tháng, tức là đến ngày 31/01/2017. Đáp trả, Tổng thống Nga đã ký lệnh kéo dài việc cấm nhập khẩu một số loại thực phẩm đối với các nƣớc tham gia vào lệnh trừng phạt Nga đến ngày 31/12/2017. Tại cuộc gặp các nhà lãnh đạo châu Âu bên lề Hội nghị Thƣợng đỉnh Á - Âu (ASEM) tổ chức ở

Ulan Bato/Mông Cổ (16/7/2016), Thủ tƣớng Nga D.Medvedev cho rằng, do không phải là nƣớc “gây chuyện” trƣớc, nên Nga sẽ không đi trƣớc trong việc từ bỏ các biện pháp đáp trả các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga; Nga sẽ không đề nghị bất cứ nƣớc nào của EU hủy bỏ lệnh trừng phạt Nga; EU nên áp dụng biện pháp nào đối với Nga trong tƣơng lai là do EU tự quyết định [5, tr.22]. Điều này thể hiện sự tự tin và quyết đốn của Nga trong chính sách với EU.

Một mặt, Nga duy trì trừng phạt kinh tế đối với các nƣớc EU chống lại Nga, mặt khác, tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác với phƣơng Tây. Dù kiên quyết không nhƣợng bộ, sẵn sàng đáp trả các đòn trừng phạt kinh tế của EU, nhƣng xét về chiến lƣợc lâu dài, Nga muốn tránh một cuộc đối đầu và bị phƣơng Tây cô lập. Tổng thống V. Putin cho biết, Nga khơng “ốn hận” các đòn trừng phạt của EU, mà ngƣợc lại, sẵn sàng thúc đẩy mối quan hệ với EU. Nga nỗ lực để cải thiện quan hệ với EU bằng các biện pháp nhƣ bày tỏ thiện chí sẵn sàng hợp tác với các nƣớc châu Âu trong giải quyết vấn đề Ukraine và đề xuất một liên minh chống lại Nhà nƣớc Hồi giáo tự xƣng (IS) ở Syria. Trong cuộc gặp “bên lề” Diễn đàn kinh tế Peterburg ngày 16/6/2016, Tổng thống V. Putin đã trao cho Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Jean-Claude Juncker đề xuất của Nga về tạo dựng quan hệ tƣơng tác Liên bang Nga - EU trong điều kiện mới. Tuy nhiên, Nga có quan điểm rất rõ ràng rằng, Nga khơng muốn quay trở lại mơ hình quan hệ Nga - EU theo kiểu EU là bên đƣa ra quy tắc [23, tr.87] nhƣ trƣớc đây. Theo Ngoại trƣởng Nga S. Lavrov, sự nhân nhƣợng với phƣơng Tây để đổi lấy các lợi ích quốc gia của Nga đã kết thúc [51, tr23].

Có thể nói, từ năm 2014 đến nay, trừng phạt và chống trừng phạt là nét đặc trƣng nổi lên trong quan hệ giữa Nga và EU. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine, mặc dù chịu nhiều tổn hại về kinh tế, chính trị, nhƣng chính sách đối ngoại của Nga với EU tƣơng đối nhất qn, tồn diện và có tầm nhìn, Nga

thể hiện sự quyết đốn, cứng rắn, khơng nhƣợng bộ trong việc đối phó và đáp trả trừng phạt của EU.

Trong quan hệ với Mỹ, Tổng thống V. Putin tiếp tục duy trì chính sách

đối ngoại theo hƣớng cứng rắn hơn, nhƣng cũng thực dụng hơn nhằm đạt đƣợc các lợi ích chiến lƣợc. Chủ trƣơng cứng rắn trong quan hệ với Mỹ đƣợc thể hiện bằng các hành động cụ thể về cả chính trị-đối ngoại, quân sự, nhƣ Nga từ chối thƣơng lƣợng về cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu; liên tiếp phản đối Mỹ trong vấn đề Syria; cấm các tổ chức phi chính phủ của Mỹ hoạt động tại Nga; Tổng thống V. Putin không dự Hội nghị thƣợng đỉnh G8 do Tổng thống B.Obama chủ trì tại trại Davis/Mỹ; Nga cơng khai về việc bắt giữ một điệp viên của Mỹ (5/2013).

Về quan hệ chính trị - đối ngoại, Nga sẵn sàng thực hiện các biện pháp ngoại giao cứng rắn trƣớc các động thái của Mỹ. Sau khi Tổng thống Mỹ B.Obama ký Đạo luật Magnitsky áp đặt các hạn chế đi lại và tài chính đối với một số quan chức Nga bị cho là liên quan tới cái chết của luật sƣ ngƣời Mỹ Sergei Magnitsky (ngày 14/12/2012); đáp trả lại, ngày 28/12/2012, Tổng thống V. Putin ký Đạo luật Dima Yakovlev cấm các công dân Mỹ nhận trẻ em Nga làm con nuôi, tuyên bố bãi ƣớc một thỏa thuận song phƣơng về hợp tác trong lĩnh vực trẻ em và cấm những công dân Mỹ bị cho là vi phạm nhân quyền đƣợc vào lãnh thổ Nga. Năm 2013, Nga trao quy chế tị nạn chính trị cho cựu nhân viên Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ Edward Snowden bị Mỹ truy nã với tội danh làm gián điệp, dù điều này khiến cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ B.Obama và Tổng thống Nga V. Putin dự kiến diễn vào tháng 9/2013 tại Moscow bị hủy bỏ.

Từ năm 2014, với cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga đã phá vỡ trật tự hậu Chiến tranh Lạnh và công khai thách thức sự thống trị của Mỹ [51, tr.21]. Khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt, cấm vận Nga, Nga đã thay đổi chính sách, chuyển từ quan hệ đối tác sang đối đầu với Mỹ. Dù quan hệ giữa Nga

với Mỹ rơi vào khủng hoảng, Nga kiên quyết thực hiện các chính sách ngoại giao cứng rắn, sẵn sàng đối đầu Mỹ. Mục tiêu chính sách đối ngoại của Nga là chống trả trƣớc những áp lực từ phía Mỹ [62]. Nga tiến hành can dự vào các vấn đề nhƣ Ukraine, Syria, vấn đề hạt nhân của Iran và Triều Tiên, nhằm phục vụ cho các mục tiêu này.

Trong vấn đề Ukraine, nhằm bảo vệ những lợi ích chiến lƣợc, nhất là khu vực truyền thống của Nga trƣớc sự can dự của Mỹ ở Ukraine, Nga tăng cƣờng hỗ trợ lực lƣợng ly khai miền Đông Ukraine, nâng cấp căn cứ quân sự ở Crimea, tăng cƣờng các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn, rút khỏi Hiệp ƣớc vũ khí thơng thƣờng ở châu Âu, cảnh báo sẽ sử dụng sức mạnh hạt nhân để đáp trả “các mối đe dọa” đối với an ninh Nga. Ngày 13/12/2014, Bộ trƣởng Ngoại giao Nga S. Lavrov tuyên bố, Nga có quyền triển khai các loại vũ khí hạt nhân tại Crimea. Nếu Mỹ và phƣơng Tây tiếp tục gây sức ép, Nga sẽ bố trí kho hạt nhân tại đây nhƣng vẫn tuân thủ các lợi ích và điều khoản pháp lý quốc tế.

Thái độ kiên quyết của Tổng thống V. Putin cũng thể hiện rõ trong vấn đề Syria thông qua việc Nga liên tục phủ quyết các Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trừng phạt Syria do Mỹ khởi xƣớng. Trong khi Mỹ kêu gọi áp dụng các biện pháp trừng phạt và yêu cầu Tổng thống Syria B.Assad từ chức, Nga phản đối điều này. Từ năm 2013, Nga đã xem xét can dự vào cuộc nội chiến Syria, đồng thời giữ một vai trò quan trọng trong việc giải giáp kho vũ khí hóa học của nƣớc này. Tháng 7/2015, Nga đạt đƣợc thỏa thuận với Iran về nỗ lực chung trong cuộc chiến chống IS tại Syria. Ngày 27/9/2015, Nga tiến thêm một bƣớc khiến Mỹ và phƣơng Tây hoàn tồn bị bất ngờ, đó là đạt đƣợc thỏa thuận xây dựng liên minh 4 nƣớc chống IS (gồm Nga, Iran, Iraq và Syria). Ngày 30/9/2015, Nga trực tiếp can dự vào Syria với các vụ khơng kích nhằm vào IS. Chỉ chƣa đầy 2 tháng khơng kích vào Syria, Nga đã gần nhƣ đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra tại khu vực, đó là đánh đuổi IS

và ngăn chặn khủng bố; bảo vệ chính quyền Tổng thống B.al-Assad và Nhà nƣớc Syria nhằm đƣa lại ổn định cho khu vực này. Sự can thiệp vào Syria cũng là một minh chứng rằng, Tổng thống B.Obama đã sai lầm khi tuyên bố vào năm 2014 rằng Nga chỉ là một cƣờng quốc khu vực. Ngồi ra, thơng qua chính sách đối ngoại của Nga đối với Syria và sự tham chiến trực tiếp đã buộc Mỹ và phƣơng Tây phải cân nhắc các biện pháp trừng phạt Nga. Nhƣ vậy, hoạt động của Nga tại Syria đã tạo thêm một thách thức mới đối với trật tự do Mỹ thống trị, nƣớc Nga đã phá vỡ sự độc quyền về sử dụng sức mạnh trên phạm vi toàn cầu của Mỹ trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, thực hiện sự trở lại địa chính trị ngoạn mục đối với một khu vực mà nƣớc Nga đã bỏ rơi trong những năm suy tàn của Liên Xô [51, tr.23].

Về việc bảo vệ an ninh biên giới phía Tây của Nga, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống V. Putin tuyên bố, Nga sẽ kiên trì theo đuổi lập trƣờng cứng rắn đối với kế hoạch thiết lập lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu. Mỹ, mặc dù tuyên bố tạm dừng triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lƣợc (NMD) ở Đông Âu, nhƣng lại cho triển khai các hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot ở Ba Lan, Cộng hịa Séc và nhiều nƣớc Đơng Âu khác cũng nhƣ ở trên biển... ; tiếp tục hậu thuẫn cho việc NATO mở rộng về phía Đơng, tiến sát tới biên giới Nga. Trƣớc các động thái này của Mỹ, Nga đã tuyên bố sẽ đánh đòn phủ đầu, kể cả bằng vũ khí hạt nhân, nếu an ninh quốc gia bị đe dọa; sẵn sàng rút khỏi START-2 và bố trí các tên lửa đạn đạo tại Kaliningrad, triển khai các căn cứ quân sự ở vùng biển Caribe, nếu Mỹ triển khai NMD ở Đông Âu. Chiến lƣợc An ninh quốc gia Nga giai đoạn 2016-2020 (2015) đã công khai chỉ rõ, Mỹ và các đồng minh đang cản trở Nga thực hiện chính sách đối ngoại độc lập [28, tr.60]. Tháng 5/2016, phát biểu khi ở thăm Hy Lạp, Tổng thống V. Putin đã cảnh báo, Ba Lan và Rumani có thể nằm trong tầm ngắm của tên lửa Nga, vì 2 nƣớc đã cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ vốn bị coi là đe dọa an ninh Nga.

Tuy đối đầu, nhƣng Nga vẫn muốn một môi trƣờng đối thoại công bằng và cải thiện quan hệ với Mỹ. Cho dù trong nƣớc Nga có nhiều tiếng nói chủ trƣơng cứng rắn hơn với Mỹ, nhƣng Nga chƣa tiến hành đáp trả toàn diện với Mỹ, mà các biện pháp đáp trả chỉ đều ở mức độ tƣơng đƣơng với những gì Mỹ áp dụng với Nga. Nga cũng chủ trƣơng xây dựng quan hệ đối tác đầy đủ với Mỹ [28, tr.59] trên cơ sở lợi ích chung, kể cả trong lĩnh vực kinh tế. Mặc dù quan hệ của Nga với Mỹ có nhiều phức tạp, tồn tại những bất đồng trong nhiều vấn đề quốc tế, nhất là sau khủng hoảng ở Ukraine (2014), nhƣng nhận thức rõ tầm quan trọng trong mối quan hệ với Mỹ, Nga chủ trƣơng duy trì sự hợp tác ổn định, trên cơ sở các ngun tắc bình đẳng, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ và tơn trọng lợi ích của nhau. Qua đó, Nga muốn thúc đẩy quan hệ với Mỹ lên tầm cao chiến lƣợc mới theo hƣớng củng cố sự ƣu tiên nhằm cải thiện chất lƣợng hợp tác kinh tế thƣơng mại. Năm 2012, tổng kim ngạch trao đổi thƣơng mại của Nga với Mỹ chỉ đạt 38 tỷ USD, nhƣng năm 2013 con số này là hơn 40 tỷ USD. Đồng thời, Nga thể hiện vai trò phối hợp với Mỹ vấn đề hạt nhân Iran khi ngày 24/11/2013, Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh, Đức) và Iran đã đạt đƣợc thỏa thuận hạt nhân mang tính lịch sử. Ngày 14/7/2015, Iran và các nƣớc P5+1 ký Thỏa thuận toàn diện về vấn đề hạt nhân của Iran. Thỏa thuận này đạt đƣợc với sự đóng góp rất lớn của Nga, giúp tháo gỡ bế tắc của những vòng đàm phán giữa phƣơng Tây và Iran đã bị kéo dài nhiều năm mà không hiệu quả, làm thay đổi cục diện tình hình ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi theo hƣớng hịa bình, ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của liên bang nga dưới thời tổng thống v putin giai đoạn 2012 2016 (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)