Sự hình thành và phát triển của tổ chức KH&CN công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo nghị định 115 CP của chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Trang 29 - 40)

10. Kết cấu luận văn

1.2. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN ở Việt nam

1.2.1. Sự hình thành và phát triển của tổ chức KH&CN công lập

Các tổ chức KH&CN ở nƣớc ta thực sự trở thành hệ thống kể từ năm 1955 sau khi miền Bắc đƣợc giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Sự hình thành và phát triển của hệ thống có thể chia thành 03 giai đoạn 5.

+ Giai đoạn 1: Từ 1955 – 1990.

Đặc trƣng của giai đoạn này là cơ chế quản lý theo chế độ kế hoạch hóa tập trung. Cơ chế này quyết định chiều hƣớng phát triển của hệ thống và định ra cơ chế quản lý hệ thống. Giai đoạn này phát triển theo khả năng, yêu cầu của nền kinh tế. Đặc biệt, vào cuối giai đoạn này bắt đầu công cuộc đổi mới, phƣơng hƣớng xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa. Hệ thống R&D Nhà nƣớc cũng đƣợc sắp

xếp, điều chỉnh phù hợp với những cơ chế mới bằng các văn bản qui định của Nhà nƣớc. Mở đầu là Quyết định 175-CP ngày 29/4/1981 cho phép ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Quyết định 175-CP đã khuyến khích các tổ chức nghiên cứu và triển khai (R&D) nhà nƣớc đƣợc ký kết hợp đồng kinh tế để thực hiện nhiệm vụ KH&CN trên cơ sở tự nguyện. Nhà nƣớc đã chính thức thừa nhận việc mở rộng chức năng của tổ chức R&D nhà nƣớc kể từ Nghị quyết 51/HĐBT và Thông tƣ hƣớng dẫn số 1438/TT- KHKT-TC giữa Liên bộ Bộ Tài chính và Uỷ ban KHKT Nhà nƣớc. Theo đó, tổ chức R&D nhà nƣớc đƣợc tiến hành ba loại hoạt động: nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật, sản xuất thử và sản xuất một số sản phẩm có trình độ kỹ thuật cao hơn, nhƣng chƣa có điều kiện sản xuất đại trà. Giai đoạn này, sự tăng trƣởng về số lƣợng các tổ chức và đội ngũ cán bộ KHKT, đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, với số lƣợng là: 264 tổ chức R&D.

+ Giai đoạn 2: Từ 1990 – 2000.

Đặc trƣng của giai đoạn này là đất nƣớc ta vƣợt qua thời kỳ khủng khoảng và bƣớc vào thời kỳ đổi mới, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Số lƣợng tổ chức của hệ thống tăng từ 264 lên 610 tổ chức. Giai đoạn này, để thích nghi với sự biến động của môi trƣờng, các tổ chức R&D luôn tự điều chỉnh không những về chức năng, nhiệm vụ mà còn hƣớng hoạt động gần với thực tiễn. Đây là giai đoạn chuyển hƣớng quan trọng của hệ thống R&D của nƣớc ta từ cơ chế quản lý tập trung sang kinh tế thị trƣờng, là sự kiện quan trọng tạo ra một hiện thực mới, môi trƣờng mới cho hoạt động của tổ chức R&D. Điều này tiếp tục đƣợc khẳng định và phát triển ở Quyết định 134/HĐBT và đặc biệt là tại Nghị định 35- HĐBT ngày 28-1-1992 về công tác quản lý khoa học và công nghệ. Với Nghị định 35- HĐBT còn cho phép các tổ chức R&D liên doanh liên kết không chỉ trong lĩnh vực R&D với nhau mà còn trong sản xuất - kinh doanh, cả liên doanh với các cơ sở trong nƣớc và với các cơ sở ngoài nƣớc. Đây thực sự là một “tuyên ngôn dân chủ trong khoa học”. Nó tuyên bố xóa bỏ độc quyền Nhà nƣớc về hoạt động KH&CN, thừa nhận hoạt động

29

KH&CN trong khu vực xã hội dân sự 6. Tuy nhiên, cấu trúc của hệ thống vẫn còn mang dáng dấp của một thời kỳ bao cấp kéo dài, đó là: Hệ thống độc lập với hệ thống sản xuất và hệ thống giáo dục, đào tạo; các tổ chức KH&CN đều là tổ chức sự nghiệp nhà nƣớc. Với mô hình nhƣ vậy, cấu trúc của tổ chức thƣờng theo lý thuyết cơ học và vận hành mang tính hành chính và đẳng cấp.

+ Giai đoạn 3: Từ năm 2000 đến nay.

Số tổ chức tăng lên ở giai đoạn này là 650 tổ chức. Đây là giai đoạn chuyển mình quan trọng của cấu trúc lại hệ thống R&D. Để những tổ chức này phát huy đƣợc sức mạnh của hệ thống thì cần có những thay đổi quan trọng về cấu trúc. Cấu trúc lại hệ thống cần dựa trên nguyên tắc Nhà nƣớc từ bỏ độc quyền về hoạt động KH&CN, Nhà nƣớc chỉ sở hữu những tổ chức cần cho sự phát triển của Quốc gia mà không một thành phần kinh tế nào đảm nhận nổi ( lĩnh vực quân sự, nghiên cứu cơ bản, chính sách, chiến lƣợc, tài nguyên và môi trƣờng...), đồng thời đẩy mạnh các hoạt động KH&CN trong khu vực xã hội dân sự (XHDS) và chuyển đổi cấu trúc của tổ chức từ mô hình hoạt động theo nguyên lý cơ học sang mô hình hoạt động của lý thuyết hữu cơ phù hợp với cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Với chủ trƣơng này, một số các văn bản của Nhà nƣớc đã ra đời kịp thời, tiếp tục điều chỉnh các mối quan hệ giửa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng về các kết quả nghiên cứu khoa học, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức khoa học và công nghệ phát huy tính năng động, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, một số văn bản Nhà nƣớc đã ban hành nhƣ:

+ Nghị định 10-2002/NĐ-CP, ngoài nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc, tổ chức NC-PT nhà nƣớc còn đƣợc chi các khoản thu nhập cho cán bộ công nhân viên tối đa gấp 2,5 - 3,5 lần lƣơng cơ bản. Đây cũng là điều góp phần khuyến khích tổ chức NC-PT nhà nƣớc tự chủ tìm kiếm các khoản thu nhập từ bên ngoài thông qua hợp đồng.

+ Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

6

Vũ Cao Đàm “Quan hệ giữa Nhà nước và xã hội dân sự trong Luật KH&CN”. Tạp chí Hoạt động Khoa học 8.2008.

+ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2006 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập...

Riêng quyền tự chủ về nhân sự của các tổ chức khoa học còn đƣợc quy định rõ tại các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức nhƣ: Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003; Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp; Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nƣớc, tiếp tục khẳng định tính tự chủ của thủ trƣởng đơn vị sự nghiệp trong việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức...

1.2.2. Khái quát tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP. (1). Tư tưởng chỉ đạo của Nghị định.

Trong số các văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nƣớc đã ban hành về chuyển đổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN công lập, Nghị định 115/2005/NĐ-CP đƣợc các Bộ, ngành, địa phƣơng đánh giá rất cao về chính sách đổi mới quản lý KH&CN của Nhà nƣớc và coi đó là một bƣớc đi tất yếu và cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN trên cả nƣớc.

Nghị định 115/2005/NĐ-CP có 3 tƣ tƣởng chỉ đạo rất quan trọng 7

.

Một là, nó trao cho các tổ chức KH&CN nói chung, trong đó có tổ chức R&D quyền tự chủ cao nhất theo cơ chế doanh nghiệp, thậm chí đƣợc sản xuất kinh doanh giống nhƣ doanh nghiệp. Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khoá VIII), Kết luận Hội nghị Trung ƣơng 6 (khoá IX) và Nghị quyết Trung ƣơng 9 (khóa IX) đều nhấn mạnh phải nhanh chóng chuyển đổi các tổ chức KH&CN sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, dƣới ngôn từ của KH&CN chính là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP.

31

Hai là, Nhà nƣớc đổi mới phƣơng thức cấp kinh phí cho tổ chức KH&CN thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (theo nhiệm vụ, không bao cấp theo số lƣợng biên chế).

Ba là, thông qua cơ chế hoạt động mới, đặc biệt là đƣợc phép trực tiếp sản xuất kinh doanh nhƣ doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN có điều kiện tăng nguồn đầu tƣ, nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn kết tốt nghiên cứu với đào tạo và sản xuất

(2). Nội dung tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP.

Vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức KH&CN nhà Nƣớc thể hiện trên những nội dung chủ yếu nhƣ sau:

a). Quyền tự chủ của tổ chức KH&CN.

a1. Tự chủ về hoạt động khoa học và công nghệ.

+ Về nhiệm vụ KH&CN 8.

Liên quan đến vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các tổ chức khoa học và công nghệ thƣờng xuyên phải thực hiện 03 loại nhiệm vụ, đó là:

- Nhiệm vụ thứ nhất, do cơ quan nhà nƣớc giao hoặc đặt hàng trực tiếp. Việc thực hiện các nhiệm vụ này thông qua hình thức ký hợp đồng KH&CN giữa cơ quan nhà nƣớc và tổ chức KH&CN. Tổ chức KH&CN tự chủ động và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

- Nhiệm vụ thứ hai, phân theo chức năng hoạt động của tổ chức đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt Điều lệ khi thành lập tổ chức. mức độ tự chủ của loại nhiệm vụ thứ hai này cao hơn loại nhiệm vụ thứ nhất, nhƣng giới hạn về tự chủ ở loại này cũng rất rõ ràng. Ngoài giới hạn lĩnh vực, phạm vi xác định đề tài theo chức năng và theo nhiệm vụ định hƣớng do Nhà nƣớc giao trực tiếp, thông thƣờng các kế hoạch nghiên cứu của đơn vị còn phải đƣợc Nhà nƣớc xét duyệt một cách chặt chẽ.

- Nhiệm vụ thứ ba, do tổ chức và cá nhân ( bên ngoài) đặt hàng. Tổ chức KH&CN chủ động khai thác và ký hợp đồng (liên doanh, liên kết, hợp tác, nghiên cứu khoa học, dịch vụ KH&CN, chuyển giao công nghệ v.v...). với các tổ chức cá nhân và tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Lựa chọn những hợp đồng hoàn toàn thuộc quyền tự chủ của đơn vị trên cơ sở vận dụng các qui luật của kinh tế thị trƣờng.

Các nhiệm vụ KH&CN thông qua tuyển chọn, đấu thầu cũng thuộc loại nhiệm vụ này nhƣng tổ chức KH&CN có quyền tham gia đấu thầu bình đẳng nhƣ các tổ chức và cá nhân khác hoặc có quyền từ chối không tham gia.

+ Về tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.

Nếu nhƣ ở khâu xác định nhiệm vụ nghiên cứu có khác nhau nhất định về mức độ độc lập, tự chủ giữa 3 loại nhiệm vụ thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lại có xu hƣớng chung tôn trọng tính chủ động của tổ chức nghiên cứu và triển khai. Các tổ chức R&D tự do xác định phƣơng pháp nghiên cứu, tự do huy động và bố trí các nguồn lực phục vụ cho nghiên cứu.

Tổ chức R&D thƣờng có quyền tự do liên doanh, liên kết với bên ngoài, đƣợc thành lập các doanh nghiệp khoa học nhƣ Spin - off (Cty con) trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ra. Các đơn vị cũng có thể tự thay đổi tổ chức, cơ cấu bên trong nhƣng không đƣợc có biểu hiện xa rời nhiệm vụ chức năng đƣợc giao. Sự chi phối của quyền sở hữu Nhà nƣớc có khi đƣợc thể hiện trên nguyên tắc nhƣng cũng có khi rất cụ thể. Vấn đề này sẽ đƣợc tham khảo qua kinh nghiệm hoạt động ở một số nƣớc trong phần tiếp theo.

+. Vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với kết quả nghiên cứu khoa học.

Các kết quả nghiên cứu là sản phẩm của việc sử dụng các nguồn lực tự huy động của tổ chức R&D, nó sẽ thuộc toàn quyền sử dụng của đơn vị. Vấn đề là những kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí của Nhà nƣớc thì các tổ chức R&D có quyền tự chủ sử dụng và chuyển giao hay không?

Đây là một chủ đề đƣợc thảo luận nhiều ở các nƣớc trên thế giới và trên thực tế cũng tồn tại nhiều cách khác nhau.

Ở Trung Quốc, lúc đầu ngƣời ta cho rằng quyền sở hữu thành quả nghiên cứu sử dụng kinh phí Nhà nƣớc phải thuộc về cơ quan nghiên cứu, nhƣng sau đó đã thống nhất là thành quả nghiên cứu đƣợc Nhà nƣớc cấp tiền thì quyền sở hữu là của Nhà nƣớc.

Tại Nga, tình hình cũng giống nhƣ Trung Quốc. Chính sách Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Liên Bang Nga đã quy định: "Các kết quả nghiên cứu khoa học của Viện hàn lâm Khoa học Nga và các viện hàn lâm Khoa học ngành đƣợc thực hiện bằng vốn ngân sách Liên bang đều phải giao nộp cho Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật liên bang Nga.

33

Trong các nƣớc OECD cũng có sự khác nhau về quan niệm ai là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, ai là ngƣời có quyền chuyển giao, ai đƣợc thu lợi nhuận,... Nhiều nƣớc OECD đã có chƣơng trình trao quyền sở hữu trí tuệ cho các nhóm nghiên cứu để tăng cƣờng chế độ khuyến khích mua bán, cấp giấy sử dụng cho bên thứ ba. Riêng Mỹ, sau khi thông qua Đạo luật Bayh-Dole Act năm 1980, các cơ quan, trƣờng đại học đƣợc giao quyền sở hữu các sáng chế tạo ra bằng kinh phí nhà nƣớc trong một thời hạn nhất định, nếu không khai thác đƣợc thì sau thời gian đó, trƣờng đại học phải trả lại quyền sở hữu cho Nhà nƣớc.

a2. Tự chủ về tài chính: Nhà nƣớc bảo đảm kinh phí hoạt động để thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc giao theo phƣơng thức khoán chi quỹ lƣơng, hoạt động bộ máy và kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Ngoài kinh phí nhà nƣớc cấp, các tổ chức này đƣợc tự chủ trong việc mở rộng nguồn vốn từ việc sử dụng các nguồn thu khác từ hợp đồng khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài,nguồn tài trợ, vốn vay.. .

a3. Tự chủ về quản lý nhân sự: thực hiện phân cấp và trao quyền tự chủ nhân sự cho tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nƣớc trên cơ sở thực hiện chế độ viên chức và hợp đồng lao động đối với cán bộ khoa học và công nghệ. Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực khoa học và công nghệ nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ; tạo động lực vật chất và tinh thần, thực hiện chế độ thù lao, đãi ngộ theo mức độ cống hiến và các chính sách khuyến khích khác đối với cán bộ khoa học và công nghệ. Nội dung này cũng thể hiện thông qua việc tăng quyền tự chủ về quản lý nhân lực của các tổ chức khoa học và công nghệ trong việc bố trí, sắp xếp bộ máy, tuyển dụng và sử dụng cán bộ, viên chức ...căn cứ vào nhu cầu công việc và năng lực tài chính của đơn vị.

Nhân lực hoạt động trong tổ chức R&D là một loại lao động khá đặc thù. Làm việc trong các cơ quan của Nhà nƣớc thì dƣờng nhƣ họ là những công chức Nhà nƣớc, nhƣng nghiên cứu khoa học thì lại cần có sự độc lập, tự chủ,... ở nhiều nƣớc, mâu thuẫn này đƣợc giải quyết bằng cách coi cán bộ là loại công chức, viên chức đặc biệt, có bổ sung thêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo nghị định 115 CP của chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện nay (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)