2.4 .Tình hình chuyển đổi cơ chế hoạt động theo Nghị định 115/CP
2.4.1 .Tình hình chung của quá trình chuyển đổi
2.4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi
79
Nghị định 115/2005/NĐ-CP đƣợc ban hành, các Bộ, ngành, địa phƣơng đều đánh giá cao chính sách đổi mới quản lý KH&CN của Nhà nƣớc và coi đó là một bƣớc đi tất yếu và cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN trên cả nƣớc. Có thể nói, Nghị định 115/2005/NĐ-CP ra đời là cột mốc đánh dấu sự chuyển biến về cơ chế hoạt động của các tổ chức khoa học theo hƣớng chủ động, tích cực, khuyến khích tính tự chủ, tinh thần trách nhiệm, hợp thức hóa quyền sở hữu các giá trị đem lại từ kết quả nghiên cứu và từ đó giải phóng sức sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
- Từ nhận thức vai trò và tầm quan trọng của Nghị định 115/2005/NĐ-CP, Bộ Khoa học và Công nghệ với tƣ cách là cơ quan đầu mối đã quan tâm sâu sắc, chỉ đạo và hƣớng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các ngành, các địa phƣơng triển khai và thực hiện chuyển đổi một cách có hiệu quả, nhƣ: Kịp thời đề nghị Chính phủ điều chỉnh, bổ sung một số điều khoản của Nghị định phù hợp với nội dung và lộ trình chuyển đổi. Tăng cƣờng hỗ trợ, đầu tƣ nâng cao tiềm lực KH&CN về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực để các tổ chức KH&CN có đủ điều kiện thực hiện chuyển đổi và sau chuyển đổi hoạt động có hiệu quả.
- Một số lãnh đạo các bộ, ngành và địa phƣơng đã hiểu rõ quan điểm, mục tiêu của chính sách về đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN, từ đó đã khuyến khích tinh thần và hỗ trợ cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện để các tổ chức KH&CN thuộc lĩnh vực mình quản lý nhanh chóng chuyển đổi theo cơ chế hoạt động của Nghị định 115/2005/NĐ-CP.
- Các tổ chức KHCN sau khi chuyển đổi, một số tổ chức đã có những chuyển biến tích cực trong quy hoạch các nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức lại các mảng hoạt động theo hƣớng nghiên cứu và triển khai ứng dụng, định hƣớng các đề tài gắn với thực tiễn sản xuất và chú trọng đến tính hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu và nhu cầu thị trƣờng. Một số tổ chức KH&CN đã chuyển hẳn sang hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí thƣờng xuyên, một số DN KHCN đƣợc thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động.
- Quá trình thực hiện chuyển đổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức KHCN phát triển; tháo gỡ cơ chế để các tổ
chức KH&CN sau chuyển đổi đƣợc phép vay vốn ngân hàng, tạo vốn lƣu động phục vụ cho các hoạt động sản xuất, chuyển giao công nghệ. Đồng bộ triển khai thực hiện những chính sách quy định trong nghị định đối với các đơn vị đã chuyển đổi, bao gồm chế độ khoán chi thực hiện nhiệm vụ, đề tài, lập quỹ hỗ trợ, ƣu tiên giao nhiệm vụ để tạo thêm kinh phí hoạt động, quỹ đào tạo và phát triển nhân lực.
Nhìn chung, việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã tăng cƣờng trách nhiệm, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức KH&CN, tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và đào tạo nhân lực, góp phần đẩy nhanh quá trình xã hội hóa các hoạt động KH&CN.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đã đạt đƣợc, cũng còn tồn tại hàng loạt những yếu kém, bất cập làm cản trở tiến độ và hiệu quả của chuyển đổi nhƣ sau.
b). Những khó khăn tồn tại.
Một số quy định tuy đã đƣợc Nghị định 115 cho phép nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có khả năng áp dụng, liên quan đến các ƣu đãi nhằm tạo cho các đơn vị chuyển đổi có thêm lợi thế về đầu tƣ, về tài chính, về nhiệm vụ đƣợc giao, về phát huy ƣu thế khai thác mặt bằng, đất đai và những ƣu đãi khác.
Qua khảo sát thực tế tại các tổ chức KH&CN khối địa phƣơng, việc chuyển đổi đã diễn ra chậm so với lộ trình của Nghị định 115/2005/NĐ-CP đề ra (2009) và nhiều tổ chức KH&CN đã, đang chuyển đổi vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là thói quen nhận thức từ thời bao cấp, thụ động với công việc của đội ngũ cán bộ, viên chức, thêm vào đó sự thiếu quan tâm sâu sát của cơ quan chủ quản và các cấp chính quyền địa phƣơng trong chỉ đạo nên dẫn đến tình trạng cơ sở vật chất và năng lực hoạt động của các tổ chức KH&CN địa phƣơng còn nhiều yếu kém…chƣa dám mạnh dạn chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo qui định.
Phần lớn các tổ chức khoa học và công nghệ ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đều cho rằng việc chuyển đổi sẽ gặp khó khăn. Trƣớc hết, cơ sở vật chất của đa phần các địa phƣơng còn thiếu và chƣa đồng bộ. Nguồn nhân lực chƣa đủ mạnh, lại chỉ tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, số cán bộ khoa học nghiên cứu trong các ngành nghề khác còn thiếu nhiều. Vốn thiếu, các qui định, chính sách cho vay vốn hoạt
81
động khoa học công nghệ cũng chƣa rõ ràng và cụ thể, vì thế việc tiếp cận vốn còn nhiều khó khăn.
Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất còn gặp nhiều yếu tố rủi ro và phần lớn thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc với ý nghĩa giúp cho đồng bào nâng cao kiến thức và trình độ kỹ thuật thâm canh ... nhƣng trung tâm lại không đƣợc giao đầy đủ kinh phí thƣờng xuyên về hoạt động ƢD&CGCN và tuyên truyền vận động cũng nhƣ nhân rộng mô hình.
Mặt khác, thị trƣờng Khoa học và công nghệ tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long còn quá yếu, nhất là trong lĩnh vực thông tin khoa học và công nghệ. Việc tổ chức liên kết khoa học công nghệ với các Viện, Trƣờng chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và cũng chƣa xây dựng đƣợc qui định cụ thể về hoạt động mời chuyên gia phối hợp. Kết quả và hiệu quả từ các đề tài, dự án chƣa có hàm lƣợng khoa học cao hay nói cách khác, giá trị sản phẩm KH&CN chƣa có ý nghĩa thƣơng mại nhiều. Nguồn thu từ tƣ vấn, dịch vụ khoa học & công nghệ cũng còn thấp và chƣa ổn định. Các đơn vị khó có thể tự hạch toán cân đối thu – chi, trong khi dịch vụ thử nghiệm do mức thu phí hạn chế, không đủ bù chi. Trong số các trung tâm đã chuyển đổi, chỉ có 02 trung tâm (Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Tiền Giang và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Bạc Liêu) tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động từ trên 10 năm nay. Các trung tâm còn lại (11/13 trung tâm), hàng năm đƣợc ngân sách Nhà nƣớc chi hỗ trợ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên: Trung tâm Thông tin Tƣ liệu Cần Thơ, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Trà Vinh, Hậu Giang chỉ tự cân đối đƣợc 10%, các Trung tâm của An Giang, Sóc trăng, Long An… cân đối đƣợc 20%. Nhƣ vậy, hoạt động sự nghiệp của các trung tâm không có khả năng tích lũy vốn. Đa số các Trung tâm chỉ thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc đặt hàng do Sở Khoa học & Công nghệ giao là chủ yếu, mà việc thực hiện các nhiệm vụ này thì hầu nhƣ không có lãi. Đây chủ yếu là những hoạt động công ích, thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về thông tin tuyên truyền khoa học & công nghệ.
Nguyên nhân của sự yếu kém, chậm trễ trên.
Một là, các tổ chức KH&CN ở các địa phƣơng còn đang ở điểm xuất phát thấp, chƣa hội tụ đủ các yếu tố để chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí.
Khác với các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc các bộ, ngành và thành phố lớn, hầu hết ở các đơn vị nghiên cứu thuộc các tỉnh vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất còn yếu kém, lạc hậu; thậm chí, một số đơn vị còn chƣa có trụ sở làm việc, đội ngũ cán bộ KH&CN còn ít, trình độ hạn chế. Chƣa có sản phẩm KH&CN đặc thù có ý nghĩa thƣơng mại.
Hai là, hoạt động của các tổ chức KH&CN ở các địa phƣơng trong những năm vừa qua, đa số đều không mang tính chất nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ nhƣ các viện, trƣờng mà chủ yếu là tƣ vấn, dịch vụ KH&CN, xây dựng các mô hình trình diễn… trong đó đối tƣợng phục vụ chủ yếu là ngƣời nông dân ở vùng nông thôn. Vì thế, lợi nhuận thu đƣợc rất thấp (thậm chí còn phải bù lỗ), khả năng tự cân đối, tự trang trải kinh phí hoạt động là rất khó khăn. Đa số các trung tâm của các Sở KH&CN trong khu vực ĐBSCL mới chỉ đảm bảo nguồn thu từ 20% đến 30% kinh phí hoạt động hàng năm.
Ba là, thị trƣờng công nghệ ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa chƣa có, nhu cầu về công nghệ còn thấp. Hai đối tƣợng phục vụ chủ yếu của các trung tâm là nông dân và doanh nghiệp. Trong đó, nông dân ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa đa phần có trình độ văn hoá thấp, địa bàn đi lại khó khăn nên khả năng tiếp thu các tiến bộ KH&CN còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, thu nhập của nông dân ở nông thôn còn rất thấp nên việc đầu tƣ mua sắm phƣơng tiện kỹ thuật, trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ KH&CN… phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp là rất khó khăn. Còn đối với các doanh nghiệp thì hầu hết là quy mô nhỏ bé, tiềm lực yếu. Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp chƣa quan tâm tới R&D mà chủ yếu là mua máy móc, công nghệ đã có sẵn trên thị trƣờng (đặc biệt là máy móc của nƣớc ngoài).
Bốn là, lộ trình thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ- CP tính từ thời điểm có Thông tƣ hƣớng dẫn (2006) đến khi kết thúc lộ trình chuyển đổi (2009) hơn 3 năm là quá ngắn, đặc biệt đối với các tổ chức KH&CN ở một số tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng đang gặp rất nhiều khó khăn., do đó các địa phƣơng sẽ không có đủ thời gian để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, tài lực để đáp ứng theo lộ trình đó.
Năm là, Nhà nƣớc trong vai trò quản lý vĩ mô đã can thiệp quá sâu vào các hoạt động quản lý KH&CN. Tình trạng đẳng cấp và hành chính hóa khoa học vẫn còn tồn tại làm cản trở hoạt động của các tổ chức KH&CN. Nhà nƣớc chƣa tập trung vào chức
83
năng quản lý Nhà nƣớc và vai trò chủ sở hữu thay vì nhiệm vụ quản lý trực tiếp, toàn diện đơn vị R&D nhƣ hiện nay.
Kết luận chƣơng 2:
1) Tình hình chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang thực hiện cơ chế tự chụ, tự chịu trách nhiệm theo NĐ 115/CP, sau 04 năm thực hiện cho đến nay so với lộ trình chuyển đổi là rất chậm. Nhiều tổ chức KH&CN có tiềm lực yếu nên ngại chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP (đặc biệt là các tổ chức KH&CN thuộc địa phƣơng, tổ chức KH&CN mới thành lập). Số tổ chức KH&CN công lập trên cả nƣớc (546 tổ chức) phải chuyển đổi theo Nghị định 115/CP và tự trang trải kinh phí hoạt động chỉ có: 242/546 tổ chức (chiếm 45%). Trong đó:
+ Các trung tâm ứng dụng TB KH&CN của 60 tỉnh thuộc khối địa phƣơng, có: 36/60 trung tâm đã chuyển đổi, (chiếm 60%).
+ Các trung tâm thuộc các tỉnh ĐBSCL, có: 9/13 trung tâm đã chuyển đổi, (chiếm 70%).
2) Thực tế cho thấy, nhiều tổ chức R&D, tổ chức dịch vụ KH&CN ( tổ chức theo khoản 2, Điều 4) hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, đang thực hiện các dịch vụ công ích phục vụ quản lý nhà nƣớc, không có đủ nguồn thu để tự bảo đảm kinh phí hoạt động. Khả năng tự đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên của các tổ chức KH&CN sau khi chuyển đổi, đạt 30% . Phần kinh phí còn lại vẫn phải do ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ.
3) Từ khi Nghị định có hiệu lực đến nay, nhiều bộ, ngành, địa phƣơng chƣa quan tâm đúng mức đến đầu tƣ cơ sở vật chất và nhân lực cho các tổ chức KH&CN trực thuộc trong giai đoạn chuẩn bị chuyển đổi và chuyển đổi để các tổ chức này có thể vững vàng chuyển sang hoạt động theo cơ chế của Nghị định 115/CP. Vì vậy, thời hạn chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Ngị định 115 chƣa phù hợp với nhiều tổ chức KH&CN.
4) Nội dung một số điều khoản của Nghị định 115/2005/NĐ-CP chƣa phù hợp, còn tồn tại nhiều bất cập về cơ chế chuyển đổi, lộ trình chuyển đổi chƣa phù hợp. Chính vì vậy, Nhà nƣớc đã có văn bản điều chỉnh, bổ sung (Nghị định số 96/2010/NĐ-
CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ), trong đó có việc kéo dài thời hạn chuyển đổi (hết năm 2011, đối với khối Bộ, ngành Trung ƣơng; hết năm 2013- khối địa phƣơng); kéo dài thời hạn hỗ trợ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên (4 năm đối với khối Bộ, ngành Trung ƣơng, 6 năm- khối địa phƣơng); Mở rộng đối tƣợng thuộc Khoản 3, Điều 4 Nghị định 115; Cụ thể hóa các điều khoản giao đất, tài sản...
Nhƣ vậy, việc chuyển đổi tổ chức KH&CN công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm là một quá trình lâu dài và phức tạp, phải tranh thủ thời cơ nhƣng không thể áp đặt một cách chủ quan và nóng vội, mà cần phải có kế hoạch phân kỳ thời gian cụ thể, ứng với mỗi giai đoạn là sự hội đủ điều kiện tiên quyết để thực hiện chuyển đổi thành công.
85
CHƢƠNG 3: ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM THEO NGHỊ ĐỊNH 115/2005/NĐ-CP CỦA TỔ CHỨC KH&CN
Để các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động có hiệu quả sau khi chuyển đổi theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ, cần có những điều kiện mang tính tiên quyết nhƣ: Sản phẩm của nghiên cứu khoa học và công nghệ đáp ứng đƣợc nhu cầu của thực tiễn, có thể thƣơng mại hoá; có cơ chế gắn quyền lợi của nhà khoa học với đầu ra của sản phẩm; có bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ phù hợp… Bên cạnh đó, vấn đề cũng đang đặt ra là cần phải dựa vào việc xác định nhiệm vụ KH&CN, các hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh và các quy định về tài chính cùng các chính sách ƣu đãi khác để tổ chức lại bộ máy và thực hiện lộ trình chuyển đổi nhƣ thế nào cho phù hợp. Một giả thuyết quan trọng trở thành thành những điều kiện mang tính tất yếu khách quan, là nhân tố quyết định để các tổ chức KH&CN chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hoạt động có hiệu quả, đó là:
- Sản phẩm KH&CN phải đƣợc thƣơng mại hóa.
- Nhà nƣớc phải đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô về KH&CN.