10. Kết cấu luận văn
1.2. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN ở Việt nam
1.2.3. Kết quả đạt được và những nguyên nhân hạn chế của tổ chức
nước trong việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
a. Kết quả đạt được.
Với những kết quả bƣớc đầu đã đạt đƣợc trong quá trình chuyển các tổ chức KH&CN nhà nƣớc sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có thể rút ra một số đánh giá sau:
Một là, một số quan hệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã xuất hiện rất sớm và đến nay đang từng bƣớc đƣợc định hình ổn định. Tự chủ trong xác định nhiệm vụ thông qua hợp đồng kinh tế và tự chủ lao động thông qua hoạt động kiêm nhiệm đƣợc bắt đầu từ cách đây 20 năm, nhiều quan hệ khác đã đƣợc mở đầu từ hơn một chục năm... Việc tồn tại trong một quãng thời gian dài đã giúp cho các quan hệ này trở nên gắn bó mật thiết không thể thiếu trong các tổ chức KH&CN của Nhà nƣớc.
Hai là, đã có những mối liên hệ ràng buộc giữa một số quan hệ tự chủ, thể hiện sự thống nhất của các mặt trọng hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN nhà nƣớc. Chẳng hạn, hoạt động tự nguyện ký kết hợp đồng đã có ảnh hƣởng làm
Hoạt động K HCN Dịch vụ KHCN (1) Nghiên cứu KH (R) (2) Chuyển giao công nghệ (3) Nghiên cứu
cơ bản (4) Nghiên cứu Triển khai RD (6)
ứng dụng (5)
(4) Chuyển đổi theo Khoản 3, Điều 4 ; (5) và (6) chuyển theo khoản 1
39
xuất hiện nhu cầu về tự chủ trích lập quỹ, tham gia lao động kiêm nhiệm, áp dụng chế độ hạch toán kinh tế, tự chủ trong quan hệ phân phối, tự chủ trong quan hệ tín dụng với ngân hàng,... của cơ quan nghiên cứu Nhà nƣớc.
Ba là, việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức KH&CN nhà nƣớc đã đạt đƣợc một số mục tiêu đề ra. Thông qua hợp đồng, các tổ chức KH&CN đã đáp ứng các nhu cầu của sản xuất, cung cấp các dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, phục vụ phát triển xã hội. Với chế độ kiêm nhiệm của cán bộ KHKT, nhiều tiềm năng của các tổ chức KH&CN nhà nƣớc đƣợc khai thác và phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ liên doanh liên kết, nhiều viện đã thu đƣợc hàng tỷ đồng, gấp nhiều lần số ngân sách Nhà nƣớc cấp. Do cơ chế thông thoáng về thành lập doanh nghiệp KH&CN mới nên nhiều tổ chức KH&CN nhà nƣớc vốn vẫn hƣởng ngân sách Nhà nƣớc nay đã chuyển hẳn sang chế độ công ty đứng vững đƣợc trong cơ chế thị trƣờng..
b. Những hạn chế.
Bên cạnh các bƣớc tiến, quá trình chuyển các tổ chức KH&CN công lập sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm cũng có những hạn chế.
- Hạn chế của tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức KH&CN công lập trƣớc hết thể hiện ở sự tiếp tục tồn tại của nhiều quan hệ cũ nhƣ: quan hệ tài chính đổi với hoạt động KH&CN của tổ chức KH&CN nhà nƣớc vẫn mang nặng tính hành chính, bao cấp; quản lý cán bộ KH&CN còn dập khuôn theo chế độ công chức Nhà nƣớc; một phần đáng kể các nhiệm vụ nghiên cứu chƣa đƣợc chuyển sang cơ chế tuyển chọn;... Đó lại chính là những nhân tố có sức mạnh to lớn duy trì cơ chế cũ và cản trở quá trình phát triển, mở rộng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN nhà nƣớc.
- Nghị định 35-HĐBT là phƣơng án khả dĩ để tiến hành chuyển đổi hệ thống các tổ chức KH&CN ở Việt nam với tƣ tƣởng chủ đạo là tự do hoá và tự chủ nguồn lực và tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Để thực hiện, Nghị định quy định phải thiết kế một hệ thống các biện pháp chính sách đồng bộ. Nhƣng do nhận thức, ý thức trách nhiệm, trình độ quản lý trong bối cảnh mới nên không phải mọi nơi mọi lúc đều quán triệt tƣ tƣởng này. Điều đó dẫn đến sự thiếu đồng bộ của hệ thống biện pháp tổ chức thực hiện trên thực tế. Rất không may sự thiếu đồng bộ này lại rơi vào chính sách tài chính và chính sách cán bộ - hai công cụ
mang tính đột phá. Kết quả là những gì diễn ra trên thực tế đã không đạt đƣợc mục tiêu ban đầu.
- Tình trạng quyền tự chủ của các tổ chức KH&CN Nhà nƣớc bị giới hạn, còn có cả xu hƣớng thoát ly chức năng là một tổ chức KH&CN nhà nƣớc. Đây là xu hƣớng hoạt động sản xuất, kinh doanh đƣợc nhấn mạnh thay vì hoạt động nghiên cứu, nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận ở bên ngoài đƣợc ƣu tiên tuyệt đối đến mức sao nhãng các nhiệm vụ Nhà nƣớc giao, kinh phí Nhà nƣớc cấp bị sử dụng sai nguyên tắc,... Cũng có thể xem đó là biểu hiện của hiện tƣợng tự chủ tách rời tự chịu trách nhiệm.
- Cơ chế, chính sách tài chính chƣa tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Cơ chế tài chính còn chƣa tạo ra sự tự chủ cao đối với các tổ chức khoa học và công nghệ. Đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho khoa học và công nghệ còn dàn trải, thiếu tập trung cho các lĩnh vực, công trình trọng điểm. Thiếu biện pháp hữu hiệu để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc cho khoa học và công nghệ. Thiếu các nguồn vốn đầu tƣ mạo hiểm để khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh.
- Chậm chuyển đổi từ chế độ công chức sang chế độ viên chức và hợp đồng, chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho việc lƣu chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ chế, biện pháp cụ thể xây dựng và nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đầu ngành và các tập thể khoa học và công nghệ mạnh. Chế độ tiền lƣơng còn bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ toàn tâm với sự nghiệp khoa học và công nghệ. Chƣa có các chính sách cụ thể khuyến khích mạnh lực lƣợng khoa học và công nghệ ngoài nƣớc tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nƣớc.
- Thị trƣờng công nghệ còn nhỏ bé, chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lƣu thông các kết quả nghiên cứu còn rất hạn chế do thiếu nhiều tác nhân quan trọng, các yếu tố cấu thành thị trƣờng và các quy định pháp lý cần thiết. - Phần lớn các kết quả nghiên cứu còn dừng ở phạm vi phòng thí nghiệm, chƣa tạo ra đƣợc nhiều công nghệ hoàn chỉnh có thể thƣơng mại hoá. Chƣa chú trọng việc mua sáng chế công nghệ của các nƣớc tiên tiến để đổi mới công nghệ. - Quy định về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ chƣa khuyến khích các tổ chức thực hiện nghiên cứu quan tâm khai thác, thƣơng mại hóa các kết quả
41
nghiên cứu đƣợc tạo ra bằng kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc. Hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ thấp. Năng lực của các tổ chức trung gian, môi giới công nghệ còn yếu chƣa thật sự đáp ứng vai trò cầu nối giữa cung và cầu.
Chính các hạn chế nêu trên đã khiến cho nhiều mục tiêu về tự chủ, tự chịu trách nhiệm không đạt đƣợc nhƣ mong muốn. Và kết cục, đến nay chúng ta vẫn phải đối mặt với hiện tƣợng phổ biến là khoa học tách rời sản xuất, tiềm lực trong tổ chức KH&CN nhà nƣớc bị lãng phí, chảy máu chất xám, nguồn vốn đầu tƣ vào hệ thống R&D nhà nƣớc không phát huy hiệu quả.
c. Nguyên nhân.
Chuyển đổi các tổ chức NC-PT nhà nƣớc sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm diễn ra ở nƣớc ta vừa qua, bên cạnh những kết quả bƣớc đầu đạt đƣợc, song cũng còn bộc lộ nhiều yếu kém trì trệ mà nguyên nhân chủ yếu nhƣ sau:
- Cũng nhƣ các nƣớc khác, ở nƣớc ta thời gian vừa qua, tự chủ của các tổ chức NC- PT nhà nƣớc là vấn đề đƣợc đặt ra có liên quan tới quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Thực tế, nhiều thành công của đổi mới vừa qua là biểu hiện kết quả của nỗ lực tách quyền sử dụng và quyền sở hữu. Tuy nhiên, phần lớn hạn chế cũng là do sự lúng túng trong giải quyết mối quan hệ giữa hai quyền này.
Chính lúng túng trong tách quyền sở hữu và quyền sử dụng là nguồn gốc dẫn tới không dám mạnh dạn mở rộng quyền của đơn vị nghiên cứu Nhà nƣớc, đồng thời Nhà nƣớc lại có những biểu hiện buông lỏng một số quan hệ cần phải điều chỉnh trong quản lý tổ chức NC-PT nhà nƣớc, lúng túng trong đổi mới quan hệ giữa Bộ chủ quản và các tổ chức NC-PT nhà nƣớc, lúng túng trong việc xác định vai trò của thủ trƣởng đơn vị và nội dung của dân chủ cơ sở trong tổ chức NC-PT nhà nƣớc, không xác định đƣợc trách nhiệm của tổ chức NC-PT nhà nƣớc khi đi vay vốn từ ngân hàng.
- Quyền tự chủ có tác dụng lớn đã chuyển các tổ chức KH&CN công lập sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, chỉ quyền tự chủ thì chƣa đủ. Thiếu năng lực tự chủ và tinh thần tự chủ là nguyên nhân khiến một số quan hệ tự chủ đã đƣợc khẳng định trên văn bản (cho phép có quyền) nhƣng lại chƣa hình thành trong cuộc sống. Nhìn chung, đổi mới theo hƣớng tự chủ vẫn chƣa thành động lực tự thân của các tổ chức NC-PT nhà nƣớc.
- Thị trƣờng công nghệ kém phát triển trong thời gian qua là một trong những nguyên nhân hạn chế quan hệ tự chủ của các tổ chức NC-PT nhà nƣớc.
- Quản lý vĩ mô về KH&CN chậm đổi mới đã có ảnh hƣởng cản trở những nỗ lực tự chủ vốn, đồng thời gây lúng túng không tạo đƣợc sự phối hợp cần có giữa hệ thống quản lý kinh tế và hệ thống quản lý khoa học nhằm mở rộng tự chủ cho các tổ chức NC-PT nhà nƣớc. Điển hình là do bất đồng hệ thống kinh tế và hệ thống KH&CN nên ngay sau khi ban hành Nghị định 35-HĐBT đƣợc 8 tháng, Chính phủ đã ra chỉ thị 08/CT (18/10/1992) không cho các viện, trƣờng thành lập doanh nghiệp dƣới mọi hình thức. Phải mất thêm 6 năm nữa, điều nêu trong Nghị đinh 35-HĐBT mới đƣợc tái quyết định bằng Quyết định 68/QĐ-TTg ngày 27/3/1998 (dƣới dạng cho phép làm thử).
- Sự lúng túng trong việc xác định tiêu chí và phƣơng thức đánh giá các tổ chức R&D nhà nƣớc chuyển sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã gây nên tình trạng thiếu sự điều chỉnh kịp thời hoặc thiếu sự kiên định trong chính sách đổi mới, từ đó thiếu định hƣớng, thiếu kiên định ngay bản thân các tổ chức R&D nhà nƣớc đang cố gắng chuyển đổi...
Những nguyên nhân trên sẽ là định hƣớng để tìm hiểu giải pháp tiếp tục thúc đẩy tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D nhà nƣớc trong thời gian tới.
Kết luận chƣơng I.
1) Cơ sở phƣơng pháp luận của việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm là những nguyên lý cơ bản cùng với những kinh nghiệm trong cải cách thể chế hoạt động KH&CN của nƣớc ngoài sẽ là những bài học có giá trị để vận dụng nâng cao hiệu quả đổi mới, tăng cƣờng trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của tổ chức KH&CN và Thủ trƣởng tổ chức KH&CN, tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và đào tạo nhân lực ở nƣớc ta hiện nay.
2) quá trình thực hiện đổi mới cơ chế quản lý nhà nƣớc về KH&CN trong thời gian qua ở nƣớc ta chƣa phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Thiếu quy hoạch các tổ chức khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Các tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nƣớc vẫn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp
43
tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo và gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, kinh doanh
3) Với chủ trƣơng đổi mới thể chế quản lý nhà nƣớc về KH&CN nói chung và đổi mới hoạt động của các tổ chức R&D nhằm khai thác tiềm năng trí tuệ đất nƣớc, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp sản phẩm, dịch vụ KH&CN với chất lƣợng cao cho xã hội nhằm tăng nguồn thu và cải thiện mức sống cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, quá trình đổi mới đó vẫn chƣa đem lại kết quả nhƣ mong đợi mà nguyên nhân chủ yếu nhƣ đã trình bày ở phần trên.
4) Để đảm bảo sự nghiệp chuyển đổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN thành công, một trong những công việc đầu tiên cần phải nhận thức và xác định rõ, đó là đánh giá một cách khách quan về thực trạng của tổ chức KH&CN trong hoạt động KH&CN, bao gồm cả những mặt mạnh và mặt yếu, những yếu tố tiềm năng và các điểm hạn chế, từ đó mới có cơ sở để đề ra các bƣớc đi thích hợp, mục tiêu cụ thể cần phải đạt đƣợc cho từng giai đoạn phát triển và tính toán dự báo lộ trình chuyển đổi cho phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan của đơn vị.
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CỦA CÁC TỔ CHỨC KH&CN CÔNG LẬP KHỐI ĐỊA PHƢƠNG THEO NGHỊ ĐỊNH 115/2005/NĐ-CP.