Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 30 - 35)

1.3. Phong trào thanh niên giai đoạn 1986-1996

1.3.1. Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quán

Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác thanh niên, năm 1986, Ban chấp hành Trung ương Đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn cả nước tập trung thực hiện hai trọng tâm công tác:

Một là, đổi mới công tác tổ chức cán bộ và công tác giáo dục chính trị tư tưởng tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V.

Hai là, đổi mới hoạt động của Đoàn trên các lĩnh vực đời sống xã hội, quan tâm đến những lợi ích chính đáng của tuổi trẻ.

Thể hiện quyết tâm đi đầu trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng đề xướng và lãnh đạo, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được tiến hành (11/1987). Đại hội nêu cao quyết tâm thực hiện khẩu hiệu: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gƣơng Bác Hồ vĩ đại!” góp phần hoàn thành thắng lợi 3 chương trình kinh tế lớn; đấu tranh chống tiêu cực, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. Trong đó xác định việc mở rộng đoàn kết, tập hợp thanh niên là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu.

Đại hội xác định mục tiêu công tác Đoàn trong những năm 1987- 1991 là: động viên tuổi trẻ cả nước tạo ra phong trào hành động cách mạng sôi nổi, rộng khắp nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, ba chương trình kinh tế lớn; thông qua lao động, học tập, chiến đấu, xây dựng cuộc sống mới để đào tạo, bồi dưỡng cho thanh niên những phẩm chất của con người mới, sống có lý tưởng, hoài bão và khát vọng, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Về phong trào hành động cách mạng của thanh niên, Đại hội nhấn mạnh phải tiếp tục phát triển phong trào “Tuổi trẻ xung kích sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” với 4 chương trình:

“1- Tuổi trẻ xung kích sáng tạo trên mặt trận kinh tế, thực hiện thắng lợi 3 chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

2- Tuổi trẻ đi đầu thực hiện các chính sách xã hội và đấu tranh cho công bằng xã hội.

3- Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. 4- Tuổi trẻ học tập và tiến quân vào khoa học công nghệ” [54, tr.579]. Để tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn, Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đoàn, khóa V (3/1988) đã ra Nghị quyết số 02/NQ-BCHTW trong đó xác định: Công tác giáo dục của Đoàn được đổi mới theo hướng mở rộng tính dân chủ, công khai, chân thật, cởi mở với tinh thần phê bình và tự phê bình trong mọi hoạt động, sinh hoạt của Đoàn. Đề cao tính chủ động, sáng tạo của từng đoàn viên thanh niên, từng tổ chức Đoàn cơ sở để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, làm cho nội dung và phương pháp giáo dục của Đoàn đáp ứng yêu cầu đổi mới tư duy của Đảng.

Tiếp đó, ngày 28/9/1988 Ban thường vụ Trung ương Đoàn (khóa V) đã ra Nghị quyết chuyên đề số 04/NQ-TWĐTN về “Công tác đoàn kết tập hợp thanh niên và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong tình hình mới”. Nghị quyết chỉ rõ: “xây dựng Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam thực sự trở thành tổ chức cách mạng rộng rãi của thanh niên, sinh viên cả nước là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đổi mới công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên” [41, tr.481].

Trong nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương Đoàn đã tiến hành 8 kỳ họp, bàn sâu về các chuyên đề như: công tác tư tưởng và tổ chức của Đoàn, công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, củng cố và xây dựng Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam. Ban Thường vụ có 10 kỳ

họp toàn thể, đề ra các Nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết 01 về giáo dục, tổ chức đoàn viên công tác học tập, sản xuất, cống hiến và rèn luyện, lập thành tích chào mừng 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghị quyết về công tác tập hợp thanh niên tôn giáo, dân tộc… Các Nghị quyết của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã thể hiện sự đổi mới trong hoạt động của Đoàn nhằm tạo nên sự chuyển biến tích cực trong phong trào thanh niên.

Tháng 10 năm 1992, Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ VI được triệu tập tại Hà Nội, với khẩu hiệu hành động: “Đoàn kết, xung kích, sáng tạo vì dân giàu, nƣớc mạnh, hạnh phúc của tuổi trẻ và nhân dân”.

Đại hội đề ra nhiệm vụ và chương trình hành động cách mạng trong nhiệm kỳ mới là: Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đạo đức và lối sống cách mạng cho thanh niên; củng cố nâng cao chất lượng đoàn viên và cơ sở Đoàn, chất lượng cán bộ, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.

Đại hội thông qua các chương trình hành động cách mạng của Đoàn và tuổi trẻ Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gồm:

- Chương trình thanh niên làm kinh tế, tham gia giải quyết việc làm. - Chương trình thanh niên tham gia bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Chương trình học tập, sáng tạo, tích cực tham gia phát triển văn hóa xã hội.

- Chương trình xây dựng Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng [54, tr.604].

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI, Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa VI (2/1993) đã quyết định phát động trong thanh niên cả nước hai phong trào hành động cách mạng là

“Thanh niên lập nghiệp”“Tuổi trẻ giữ nƣớc”.

Mục đích của phong trào “Thanh niên lập nghiệp” là nhằm động viên khuyến khích thanh niên học tập, rèn luyện và tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu lập thân, lập nghiệp để làm giàu cho gia đình, bản thân và đất nước. Để đạt mục tiêu đó, Trung ương Đoàn chỉ đạo các cấp bộ Đoàn thực hiện các biện pháp sau:

Một là, các tổ chức Đoàn có trách nhịêm tạo mọi điều kiện và cơ hội để thanh niên học tập văn hóa, học nghề, kiến thức quản lý khoa học kỹ thuật, để có điều kiện lập nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hai là, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam xây dựng quỹ hỗ trợ vốn, giúp thanh niên phát triển sản xuất, phát triển phong trào, đảm nhận và thực hiện các dự án nhỏ, tạo thêm việc làm cho thanh niên.

Ba là, tiếp tục xây dựng làng thanh niên, khu kinh tế thanh niên và các đội thanh niên xung phong làm kinh tế.

Bốn là, tích cực tham gia thực hiện chương trình khuyến nông và xây dựng nông thôn mới.

Năm là, tổ chức triển khai và thực hiện rộng rãi phong trào CKT trong thanh niên các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Sáu là, phát triển quỹ chăm sóc tài năng trẻ, các loại học bổng, giải thưởng khoa học; mở rộng cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa trong thanh niên; thực hiện cuộc vận động 3 mục tiêu dân số, sức khỏe, môi trường; thực hiện mô hình gia đình trẻ từ 1 đến 2 con.

Mục đích của phong trào “Tuổi trẻ giữ nƣớc”, là nhằm giáo dục cho đoàn viên, thanh niên ý thức bảo vệ Tổ quốc, nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh chống “ diễn biến hòa bình”; tích cực chống buôn lậu, chống các tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Các biện pháp thực hiện cuộc vận động bao gồm:

- Tổ chức Đoàn phối hợp với Ban chỉ huy quân sự, Hội cựu chiến binh các cấp làm tốt công tác giáo dục truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam, luật nghĩa vụ quân sự cho đoàn viên thanh niên, thực hiện cuộc vận động lớn

“Nâng cao chất lƣợng cho thanh niên nhập ngũ”

- Đẩy mạnh phong trào phấn đấu xứng danh “Anh bộ đội cụ Hồ” trong thanh niên quân đội, phong trào rèn luyện thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy trong thanh niên công an.

- Thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội thông qua việc hình thành quỹ bảo trợ học nghề cho bộ đội xuất ngũ. Lập sổ tiết kiệm “Vì ngƣời bạn tòng quân”; tổ chức phong trào “Vì chiến sỹ nơi biên giới hải đảo”; đẩy mạnh các họat động “Uống nƣớc nhớ nguồn”, xây dựng quỹ tình nghĩa, nhà tình nghĩa, tìm kiếm và quy tập mộ liệt sỹ.

- Phát triển phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao thể lực trong thanh niên.

Thực tế cho thấy, hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp”“Tuổi trẻ giữ nƣớc” đã tạo môi trường và điều kiện cho thanh niên tham gia rèn luyện, tr.ưởng thành và tích cực cống hiến tài năng, sức trẻ để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phấn đấu lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)