1.3. Phong trào thanh niên giai đoạn 1986-1996
1.3.2. Thực tiễn phong trào thanh niên
Quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI và lần thứ VII, qua 10
năm đổi mới, các cấp bộ Đoàn đã chỉ đạo thực hiện các phong trào và chương trình hành động, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước.
Thực hiện chương trình tuổi trẻ xung kích và sáng tạo trên mặt trận phát triển kinh tế, hầu hết các tỉnh, thành Đoàn và nhiều quận, huyện Đoàn đã xây dựng lực lượng thanh niên xung phong làm kinh tế. Hoạt động của lực lượng xung phong hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ cấp bách của địa phương, cơ sở như khai hoang, phục hoá, trồng rừng, xây dựng các vùng kinh tế mới, xây dựng giao thông nông thôn. Đến năm 1991, đã có 33 tỉnh, thành phố, 120 quận, huyện và cơ sở, tổ chức đội thanh niên xung phong với hơn 2000 đơn vị kinh tế, thu hút 8 vạn lao động trẻ, trongđó có 3,5 vạn lao động tập trung thường xuyên. Giá trị tổng sản lượng hàng năm do lực lượng thanh niên xung phong tạo ra đạt trên 300 tỷ đồng [54, tr.581].
Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, phong trào “Thanh niên nông thôn sản xuất, kinh doanh giỏi” do Ban Bí thư Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm phát động (12/989) đã được sự hưởng ứng mạnh mẽ của 9 triệu thanh niên tham gia (trong đó có hơn 5 vạn thanh niên nông thôn đạt hơn 5 triệu đồng/năm) [54, tr.582]. Nhiều tổ chức Đoàn được tạo cơ chế chuyển giao kỹ thuật cho thanh niên nông thôn, tạo cơ chế vay vốn thông qua các chi hội khuyến nông, các nhóm thanh niên giúp nhau phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Từ năm 1993, triển khai thực hiện phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, chương trình “Thanh niên tham gia phát triển nông nghiệp và nông thôn” với nhiều nội dung và hình thức mới, góp phần hướng dẫn, hỗ trợ và cổ vũ thanh niên nông thôn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo dựng một lớp thanh niên nông thôn năng động, sáng tạo, làm kinh tế giỏi. Các hoạt động tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp, xây dựng các điểm trình diễn kỹ thuật, công trình thanh niên, mô hình VAC (Vườn - Ao - Chuồng)…được tiếp tục mở rộng.
Đoàn viên thanh niên tích cực tham gia các chương trình dự án quốc gia như 327, 773 về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, xây dựng và phát triển mô hình “Trang trại trẻ”. Từ 1992 đến 1997 Trung ương Đoàn đã chỉ đạo xây dựng 15 “Khu kinh tế thanh niên” và phát triển hàng trăm “Làng thanh niên” ở các tỉnh miền núi. Bộ mặt nông thôn cả nước đã có nhiều thay đổi với những công trình thanh niên, rừng cây, đồi cây thanh niên… Nhiều trang trại trẻ đã xuất hiện với thu nhập hàng chục triệu đồng/năm.
Trong lĩnh vực công nghiệp, phong trào “Chất lƣợng tốt- kiểu dáng đẹp- tiết kiệm, hạ giá thành” (gọi tắt là CKT) do Ban Bí thư Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ công nghiệp nhẹ phát động đã thu hút 500 cơ sở công nghiệp Trung ương và hơn 3.500 xí nghiệp địa phương, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tham gia [36, tr.389]. Trung ương Đoàn đã phối hợp với một số ngành, một số cơ sở sản xuất kinh doanh lớn lập quỹ khen thưởng “Đôi bàn tay vàng” để cổ vũ tập thể lao động và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào CKT. Trong những năm 1992 đến 1996, thực hiện phong trào
“Thanh niên lập nghiệp”, các cấp Bộ Đoàn đã phối hợp tổ chức các hoạt động luyện tay nghề, thi thợ giỏi, chọn bàn tay vàng, sáng tác mẫu mã sản phẩm mới. Từ 1990 “Giải thƣởng sáng tạo khoa học, kỹ thuật thanh niên” đã được thành lập, nhằm khuyến khích đoàn viên thanh niên nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh đã có sáng kiến lập ra Văn phòng giao dịch giới thiệu việc làm cho thanh niên (1/1987). Từ kinh nghiệm của Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 1992 Trung ương Đoàn và Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã thành lập Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên. Hàng năm, các trung tâm thuộc hệ thống Đoàn quản lý đã tổ chức dạy nghề và giới thiệu việc làm cho hàng vạn thanh niên.
Thực hiện chương trình “Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc” thanh niên trong các lực lượng vũ trang đã sôi nổi thi đua rèn luyện, phấn đấu giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng của các lực lượng vũ trang nhân dân: “Sống, chiến đấu, lao động và học theo gƣơng Bác Hồ vĩ đại”. Các phong trào “Xứng danh anh bộ đội cụ Hồ”, “Thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”, “Vì điểm tựa tiền tiêu” đã thu hút 80% đoàn viên, thanh niên quân đội tích cực tham gia [36, tr.390].
Các tổ chức cơ sở Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, góp phần thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ, động viên thanh niên gia nhập lực lượng vũ trang… Hoạt động kết nghĩa giữa các tổ chức Đoàn các địa phương với tổ chức Đoàn các đơn vị bộ đội, công an, biên phòng trên địa bàn đóng quân tiếp tục phát triển mạnh. Đoàn viên thanh niên nhiều cơ sở Đoàn hăng hái tham gia lực lượng dân quân, tự vệ, luyện tập quân sự, bảo vệ an ninh trật tự và sẵn sàng chiến đấu. Trong những năm 1992-1996, thông qua phong trào “Tuổi trẻ giữ nƣớc”,
Đoàn đã giáo dục tuổi trẻ Việt nam kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Phong trào “Xứng danh bộ đội cụ Hồ” trong thanh niên quân đội và
“Thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” trong thanh niên công an đã được triển khai sâu rộng góp phần cổ vũ, động viên thanh niên các lực lượng vũ trang vượt qua khó khăn, gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Hoạt động Đoàn trong trường học và phong trào thanh niên sinh viên học sinh tiếp tục có những bước phát triển mới. Hội sinh viên Việt nam được củng cố và phát triển trong nhiều trường Đại học, Cao đẳng. Ngày 19/3/1987, Hội đồng Bộ trưởng đã phê duyệt Điều lệ Hội sinh viên, đánh dấu bước phát triển mới của Hội. Từ sau Hội nghị lần thứ 6 - Ban thường vụ Trung ương Đoàn, khóaV (8/1989), công tác Đoàn trong nhà trường và công tác Hội sinh
viên Việt nam đã được đổi mới cả về tổ chức, bộ máy, phong cách công tác; tính tự quản và dân chủ hoá hoạt động của Đoàn, Hội được đẩy mạnh. Nội dung hoạt động bám sát nhiệm vụ chính trị của nhà trường và phù hợp tâm lý nguyện vọng và lợi ích của sinh viên.
Các hoạt động văn hoá xã hội cũng được Hội sinh viên phối hợp với Đoàn tổ chức rộng rãi ở hầu khắp các trường. Mức độ và cách làm khác nhau, tuỳ thuộc
tính chất và lực lượng của mỗi trường nhưng đây là loại hình hoạt động thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia.
Qua các hình thức, nội dung hoạt động và giáo dục của Đoàn, của Hội, tuyệt đại bộ phận thanh niên sinh viên đã phấn khởi tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Từ năm 1993, trong các trường học đã triển khai phong trào thi đua
“Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”. Đoàn, Hội đã động viên cổ vũ học sinh, sinh viên tích cực học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng; khơi dậy ý chí, nghị lực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng trong thanh niên, công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn được các cấp bộ Đoàn từ Trung ương đến cơ sở đặc biệt quan tâm. Các cuộc thi có tác dụng nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm cách mạng, ý thức tự hào về đất nước, về Đảng và Bác Hồ đã được tổ chức rộng rãi như: cuộc thi chuyên đề lý luận chính trị xã hội trong sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trong toàn quốc đã có hơn 30.000 sinh viên của 66 trường tham gia [54, tr.590].
Một điểm mới trong công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn là tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, thanh niên về dân số, kế hoạch hoá gia đình.
Đến hết năm 1992, đã có hơn 10 triệu lượt đoàn viên thanh niên được tuyên truyền, phổ biến về nội dung và các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Hàng chục vạn cặp vợ chồng trẻ đăng ký thực hiện chỉ có 1-2 con. Từ 1993 đến hết 1996, nhiều cuộc thi sáng tác và biểu diễn về chủ đề dân số và phát triển đã được tổ chức, tiêu biểu là cuộc vận động xây dựng “Gia đình trẻ văn hoá”.
Các hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên tham gia phát triển văn hoá xã hội được tổ chức quy mô ngày càng lớn, nội dung, hình thức phong phúđã khơi dậy ý thức trách nhiệm của thanh thiếu niên trước các vấn đề xã hội, góp phần tích cực vào quá trình phát triển và làm lành mạnh môi trường xã hội.
Trong 10 năm (1986-1996), công tác đoàn kết tập hợp thanh niên được chú trọng và từng bước được đổi mới. Công tác xây dựng tổ chức Đoàn được tăng cường, mặt trận tập hợp đoàn kết thanh niên được mở rộng. Cùng với tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên Việt nam và Hội sinh viên Việt nam được củng cố cả về tổ chức và nội dung hoạt động; tổ chức cơ sở Đoàn từng bước được củng cố và phát triển; sự giảm sút về số lượng và chất lượng đoàn viên bước đầu được khắc phục. Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng có bước phát triển đáng khích lệ.
Dưới ánh sáng đường lối đối ngoại của Đảng, từ sau năm 1986, công tác quan hệ quốc tế của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã có những tiến bộ đáng kể. Quan hệ quốc tế thanh thiếu nhi được mở rộng cả về địa bàn và đối tác, cả về nội dung và phương thức; khả năng giao lưu, hội nhập của thanh thiếu nhi Việt nam với thanh thiếu nhi các nước được tăng cường.
Đoàn đã duy trì các mối quan hệ truyền thống với các tổ chức thanh niên Lào, Campuchia, Ấn độ, Cuba, Pháp, Thuỵ điển, Trung Quốc… từng bước mở rộng các quan hệ với các tổ chức thanh niên trong khu vực, với Liên đoàn thanh niên dân chủ thế giới, với các tổ chức của Liên hiệp quốc và các
tổ chức phi Chính phủ. Vai trò vị trí của Đoàn và của thanh thiếu nhi Việt nam trong phong trào thanh thiếu nhi khu vực và trên thế giới được nâng cao, góp phần tích cực vào việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng và Nhà nước.
Tóm lại, trong 10 năm đầu của sự nghiệp đổi mới, trước những biến động của tình hình thế giới và trên cơ sở những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, Đảng ta đã đề ra những chủ trương, Nghị quyết về công tác thanh niên. Đồng thời chỉ đạo các bộ, ngành, đoàn thể xây dựng và thực hiện chương trình phối hợp với Đoàn thanh niên để đẩy mạnh công tác thanh niên; xây dựng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt nam, Hội sinh viên Việt nam và tổ chức các phong trào hành động cách mạng. Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, Ban chấp hành Trung ương Đoàn đã xây dựng nhiều chương trình hành động cách mạng, đặc biệt là phát động hai phong trào lớn: “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nƣớc”; triển khai đồng bộ các mặt công tác, các chương trình, dự án thu hút đông đảo mọi tầng lớp thanh niên tham gia. Hoạt động của Đoàn, của Hội, công tác Đoàn, công tác Hội và phong trào thanh niên thực sự đã có nhiều chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII đã nhận định về phong trào thanh niên trong giai đoạn (1986 - 1996) là đã “kế tục và phát huy được truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trước, mọi việc đều hăng hái tham gia, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ; sớm ý thức lập thân, lập nghiệp, khao khát sống có ích cho xã hội và ý thức được trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, đã và đang lập nên những chiến công mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước…” [58, tr.7].
Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy một thực tế là, trong giai đoạn (1986 - 1996), sự chỉ đạo của Đoàn về công tác thanh niên còn dàn trải, chưa sâu sát với các đối tượng thanh niên; chưa cân đối giữa chỉ đạo
phong trào với đầu tư xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Đoàn và lực lượng chính trị trong thanh niên; công tác củng cố và xây dựng tổ chức cơ sở của Đoàn vẫn chưa chuyển biến rõ nét, nhất là ở khối phường, xã, khối hành chính sự nghiệp, khu vực ngoài quốc doanh, vùng sâu và miền núi.
Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, hoạt động định hướng chính trị của Đoàn còn thiếu chiều sâu. Một số phong trào của Đoàn còn dừng lại ở những hoạt động theo đợt, chưa thường xuyên và thiếu tính hấp dẫn.
Chƣơng 2
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƢỚC (1996 - 2006)