2.2. Chủ trương của Đảng về công tác thanh niên trong giai đoạn 1996 – 2006
2.2.1. Chủ trương của Đảng về công tác thanh niên từ năm
năm 2001
Bước vào thời kỳ mới, để nâng cao sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày 1/03/1996, Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 8B- TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra bản “Báo cáo sơ kết việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ mới”. Trong đó, đưa ra dự báo về tình hình thanh niên đến năm 2000 và chỉ rõ nhiệm vụ về công tác thanh niên trong thời gian tới là “tăng cường công tác đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho thanh niên phấn đấu, trưởng thành, để hình thành một thế hệ con người mới có tri thức, có sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế nhân chính, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, có khả năng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” 57, tr.83. Đồng thời, Đảng chỉ rõ phải: xây dựng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh về mọi mặt, thật sự là đội dự bị tin cậy
của Đảng, là nòng cốt trong việc tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên và tổ chức phong trào thanh niên…
Tiếp đó, ngày 20/03/1996, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam ra Chỉ thị 66- CT/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về “Công tác thanh niên trong thời kỳ mới” với những chủ trương và giải pháp cụ thể.
Đối với Đoàn thanh niên, Đảng chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với Đoàn thanh niên và công tác thanh niên ở từng cấp, ở mọi địa bàn, đối tượng, thực sự coi xây dựng Đoàn là một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Chủ trương này của Đảng cho thấy một nguyên tắc là để nắm được thanh niên thì trước hết và chủ yếu phải nắm chắc lực lượng tiên tiến giác ngộ trong thanh niên, cụ thể là tổ chức Đoàn. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn là điều kiện để Đoàn tồn tại, phát triển và phát huy ảnh hưởng của mình trong thanh niên và trong xã hội. Đó cũng là cách để tăng cường thêm sức mạnh của Đảng, phát huy ảnh hưởng của Đảng trong Đoàn viên thanh niên và quần chúng thanh niên, tạo dựng lực lượng dự trữ cho Đảng. Bởi vì, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đối với việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ, Đảng chủ trương chỉ đạo hệ thống thông tin đại chúng, nhà trường gia đình và các đoàn thể coi trọng giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng và bản sắc dân tộc cho thanh niên, làm cho thanh niên hiểu rõ tình hình đất nước để nâng cao trách nhiệm đối với đất nước, với cộng đồng xã hội và với gia đình; giáo dục thanh niên hướng tới chân, thiện, mỹ… Đảng yêu cầu các trường Đại học, cần coi trọng việc giáo dục đường lối, quan điểm của Đảng, thế giới quan Mác- Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh, sinh viên.
Đặc biệt, Đảng rất quan tâm đến các đối tượng thanh niên vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Chủ trương của Đảng là Nhà nước phải “có chính sách phù hợp (như chính sách học bổng, chỗ ở cho sinh viên, phát triển các trường dân tộc nội trú, dự bị, bổ túc văn hoá…) nhằm tạo điều kiện cho thanh niên, nhất là thanh niên công nhân, con em gia đình có công với nước, thanh niên nghèo, thanh niên dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa… được học tập để nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp và tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các ngành, các cấp” 57, tr.61].
Chỉ thị 66-CT/TW đề cập đến việc quan tâm đào tạo các tài năng trẻ, coi đây là vốn quý, là “nguyên khí” của đất nước, do đó phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo cho các trung tâm đào tạo chất lượng cao, các trung tâm phát triển năng khiếu. Chủ trương của Đảng là “phát triển các quỹ khuyến học, khuyến tài, sớm phát hiện và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng các tài năng trẻ trên các lĩnh vực, có kế hoạch để sử dụng và phát huy tài năng trẻ, nhất là các tài năng trẻ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ” 57, tr.54].
Đề cập tới vấn đề tạo việc làm cho thanh niên, Đảng chỉ đạo Nhà nước tiếp tục huy động các nguồn lực cho các chương trình giải quyết việc làm, trongđó có việc mở rộng mạng lưới dạy nghề, hướng nghiệp và dịch vụ việc làm cho thanh niên. Tập trung đầu tư phát triển các ngành sản xuất có khả năng thu hút lao động, tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới.
Chủ trương của Đảng là cần có một chương trình tổng thể về giải quyết việc làm cho thanh niên ở cấp quốc gia. Đồng thời tiếp tục động viên, tạo điều kiện và có cơ chế thích hợp cho thanh niên thực hiện các chương trình làm giao thông, trồng rừng lấn biển, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, khai hoang, xây dựng các vùng kinh tế mới, các dự án nhỏ giải quyết việc làm, phát triển lực lượng thanh niên xung phong, các đội tri thức trẻ tình nguyện…
Về nhu cầu tinh thần của thanh niên, Chỉ thị 66 - CT/TW chỉ rõ phải “hình thành hệ thống các trung tâm văn hoá - thể thao, vui chơi - giải trí ở các thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp tập trung… Các phường xã dành quỹ đất để từng bước xây dựng được điểm vui chơi cho thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, tạo môi trường xã hội lành mạnh cho thanh niên. Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách như lập lại trật tự kỷ cương xã hội, nhất là trên lĩnh vực văn hoá, phòng chống có kết quả các tiêu cực và tệ nạn xã hội…” [57, tr.62].
Trên cơ sở xác định thanh niên là một lực lượng xã hội đặc thù, Đảng yêu cầu Nhà nước cần xây dựng Luật thanh niên và có chính sách khuyến khích thanh niên, tri thức trẻ đi đến mọi miền đất nước, đến những nơi còn nhiều khó khăn để làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những nội dung cơ bản của Chỉ thị 66 CT/TW trên đây đã thể hiện sự quan tâm của Đảng đến những vấn đề thiết thực, cơ bản của thanh niên và phong trào thanh niên trong thời kỳ mới. Những vấn đề đó tiếp tục được khẳng định một cách cụ thể tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII nhấn mạnh “coi trọng hơn nữa việc giáo dục rèn luyện thế hệ trẻ về chính trị tư tưởng, văn hoá, nghề nghiệp, đạo đức, lối sống. Quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động sáng tạo, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao và giải trí lành mạnh cho thanh niên, thiếu niên. Tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên thực hiện tốt trách nhiệm với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Tạo môi trường xã hội lành mạnh, ngăn chặn các tệ nạn xã hội và văn hoá phẩm độc hại. Chăm lo giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. Nghiên cứu ban hành Luật thanh niên” 22, tr.124].
Trong thời kỳ mới của công cuộc xây dựng đất nước, Đại hội Đảng lần thứ VIII chủ trương tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Trong đó Đoàn thanh niên cần tập hợp rộng rãi các hội viên, đoàn viên dưới nhiều hình thức đa dạng để vận động quần chúng thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cụ thể; chăm lo thiết thực lợi ích của hội viên, đoàn viên; hướng mạnh về cơ sở để phát triển tổ chức, củng cố sinh hoạt, xã hội hoá các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện cán bộ, khắc phục bệnh quan liêu, hành chính trong hoạt động của đoàn thể. Chủ trương của Đảng là “Nhà nước cần ban hành Luật về lập hội và tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của các đoàn thể nhân dân” 22, tr.128].
Nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra yêu cầu hết sức quan trọng là phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó thanh niên là lực lượng được Đảng quan tâm nhất. Đại hội VIII của Đảng xác định rõ: trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn thực hiện trẻ hoá đội ngũ cán bộ, đồng thời kết hợp tốt các độ tuổi, đảm bảo tính liên tục, tính phát triển trong đội ngũ cán bộ, “chăm lo tạo nguồn cán bộ trong phong trào thực tiễn và ngay từ trong các trường Đại học, Cao đẳng và dạy nghề. Coi trọng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ” 22, tr.146].
Tiếp tục quán triệt quan điểm trên đây, Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (6/1997) nhấn mạnh: Về quy hoạch cán bộ, mỗi cấp, mỗi ngành phải có kế hoạch tạo nguồn cán bộ, chú trọng các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ tuổi thuộc các lĩnh vực. Đặc biệt, trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Đảng yêu cầu phải: chú ý con em gia đình cách mạng, những người có công với nước, công nhân, nông dân, tri thức, lực lượng vũ trang, cán bộ nữ, con em các dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng. Có chính sách học bổng và miễn giảm học phí cho con em
gia đình có công với nước, gia đình liệt sỹ, thương binh, con các gia đình nghèo vượt khó, cho học sinh giỏi, đạo đức tốt, sinh viên các ngành sư phạm. Dành kinh phí để cử cán bộ ưu tú và sinh viên xuất sắc đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
Thực tế cho thấy, trong thời gian từ 1996 đến 2001, những chủ trương của Đảng về công tác thanh niên đã đáp ứng được yêu cầu mới của phong trào thanh niên. Sự quan tâm của Đảng dành cho thế hệ trẻ là toàn diện. Đặc biệt ở giai đoạn này, Đảng hết sức quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực trẻ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, quan tâm bồi dưỡng nhân tài. Lần đầu tiên, Đảng xác định rõ sự cần thiết phải trẻ hoá độ ngũ cán bộ và có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ từ những người trẻ tuổi. Những chủ trương này đã tạo điều kiện cho thanh niên tham gia ngày càng tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.2.2. Chủ trương của Đảng về công tác thanh niên từ năm 2001 đến năm 2006
Bước sang thế kỷ XXI, để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) xác định: đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy phải đổi mới và hoàn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo…
Quan điểm của Đảng về thanh niên trong Nghị quyết Đại hội IX đã thể hiện sự quan tâm toàn diện các vấn đề như: bồi dưỡng lập trường tư tưởng, mục tiêu lý tưởng, đạo đức, lối sống, thể chất, nghề nghiệp và việc làm. Chủ trương của Đảng là: “chăm lo giáo dục bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Đồng thời, cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” 27, tr.110].
Để định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên, trongchính sách phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng yêu cầu: coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương. Đồng thời, “hiện đại hoá một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội, khuyến khích phát triển hệ thống trường dạy nghề dân lập và tư thục, tr.ang bị cho thanh niên những kiến thức sản xuất, kỹ năng lao động và năng lực tiếp thu công nghệ mới để tự tạo việc làm, chủ động kiến thức cơ hội lập nghiệp” 27, tr.110].
Đảng chủ trương thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, có chính sách hỗ trợ những học sinh có năng khiếu, hoàn cảnh sống khó khăn được theo học ở các bậc cao học. Có quy hoạch và chính sách tuyển chọn người giỏi, đặc biệt chú ý trong con em nông dân và công nhân, để đào tạo ở các bậc Đại học và sau Đại học.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ then chốt là xây dựng chỉnh đốn Đảng và nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, Đảng ta coi trọng việc đổi mới công tác cán bộ. Đại hội IX khẳng định chủ trương đổi mới, trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý kết hợp các độ tuổi, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển. Chủ trương này của Đảng đã tạo cơ hội cho những người trẻ tuổi có đủ năng lực, phẩm chất tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền và đoàn thể, phát huy tính sáng tạo, năng động của tuổi trẻ trong quản lý kinh tế - xã hội.
Nhằm cụ thể hoá một bước quan điểm trẻ hoá đội ngũ cán bộ của Đảng, Hội nghị Trung ương 6, khoá IX (2/2002) xác định: tăng cường công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo và quản lý. Đặc biệt, quan tâm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý trẻ có thành tích xuất sắc, những cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ. Điểm mới trong chủ trương của Đảng là: có kế hoạch cử cán bộ và thanh niên ưu tú đi đào tạo ở nước ngoài với số lượng và cơ cấu ngành nghề phù hợp; đồng thời khuyến khích phong trào tự học, tự nâng cao trình độ cán bộ bằng nhiều hình thức.
Để đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển đội ngũ công chức Nhà nước, Nghị quyết Trung ương 6 (khoá IX) nhấn mạnh: “tuyển dụng công chức dự bị. Dành một tỷ lệ thích đáng biên chế hành chính để tuyển dụng những người trẻ tuổi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện được đào tạo cơ bản, những sinh viên ưu tú đã tốt nghiệp đưa về cơ sở làm việc theo chế độ công chức dự bị để tạo nguồn tuyển chọn lực lượng bổ sung đội ngũ công chức”. Đặc biệt trong Nghị quyết, Đảng chỉ rõ: trẻ hoá đội ngũ cán bộ là một nhiệm vụ vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài.
Đảng ta coi việc: “chăm lo xây dựng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” là một trong những nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn cách mạng đã chứng minh: sự lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn là điều kiện để Đoàn phát triển và phát huy ảnh hưởng của mình trong thanh niên và trong xã hội. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức cách