Chủ trương của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam với công tác vận động người việt nam ở nước ngoài từ năm 2001 đến năm 2014 (Trang 25 - 30)

1.1. Sự cần thiết vận động ngƣời Việt Na mở nƣớc ngoài và chủ trƣơng

1.1.2. Chủ trương của Đảng

Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhân dân ta đã thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, tạo ra thế phát triển mới của đất nước. Đó là những điều kiện thuận lợi để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đồng tâm nhất trí đưa nước ta ra khỏi lạc hậu, nghèo nàn và tiếp tục phát triển. Đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới cần quan tâm giải quyết.

Tháng 4 năm 2001, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã diễn ra với chủ đề “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, tự nó đã nói lên vai trò, tầm quan trọng của công tác đoàn

kết, phát huy sức mạnh quần chúng trong tình hình mới. Đại hội chủ trương: “thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đương công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài. Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thóng nhất vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng những ý kiến khác không trái với lợi ích chung của dân tộc, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc gắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội. Thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở tất cả các cấp, các ngành. Đổi mới và hoàn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, đặc biệt là các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phân phối, tiêu dùng, bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm công dân” [37].

Nhằm củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vững bước đi lên CNXH, ngày 12-3-2003, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 23-NQ/TW về phát huy sức mạnh đại

đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nghị quyết nêu rõ quan điểm:

- Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu

và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai.

Bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội; không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước; xem đó là những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu [4].

Riêng đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Nghị quyết khẳng định:

Có chính sách động viên và tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương tham gia xây dựng đất nước. Khuyến khích đồng bào đầu tư về trong nước, có chính sách thu hút, phát huy sự đóng góp của trí thức Việt kiều. Vận động đồng bào chấp hành tốt pháp luật ở các nước sở tại, đồng thời có biện pháp tích cực bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đồng bào. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình trong nước và các chủ trương, chính sách của Nhà nước ta trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Có chính sách khen thưởng người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho Tổ quốc [40, tr.85-86].

Tình hình cộng đồng NVNONN đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ theo hướng ngày càng gắn bó với quê hương, đất nước. Công tác vận động NVNONN đã có nhiều chuyển biến tích cực với nhiều chính sách được ban hành nhằm tạo thuận lợi và bảo đảm lợi ích chính đáng của kiều bào. Tình hình mới đòi hỏi phải tạo bước chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác này nhằm xây dựng, củng cố cộng đồng NVNONN phát triển ổn định và hội nhập tốt với xã hội sở tại, bảo hộ lợi ích chính đáng của đồng bào, động viên và hỗ trợ đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, khuyến khích sự tham gia đóng góp của kiều bào cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng yêu cầu công tác đó và tạo sự nhận thức, tư duy mới về cộng đồng NVNONN và công tác vận động NVNONN, ngày 26- 3-2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Nghị quyết số 36-NQ/TW là một nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt và ý nghĩa chiến lược lâu dài, trong đó Đảng ta đã kế tục những quan điểm cơ bản của Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị năm 1993, đồng thời nêu bật tư duy đổi mới về cộng đồng NVNONN và công tác đối với NVNONN. Nghị quyết là kim chỉ nam cho hành động của Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành và địa phương, đồng bào ở trong và ngoài nước về công tác đối với NVNONN trong tình hình mới. Đây là Nghị quyết công khai đầu tiên của Đảng về công tác đối với NVNONN. Nghị quyết 36-NQ/TW có ý nghĩa rất lớn đối với công tác vận động NVNONN.

Trước hết, Nghị quyết đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với công tác này và khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng luôn coi cộng đồng “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước” [18]. Nghị quyết đã nêu trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích

chính đáng của đồng bào ta: “Nhà nước có trách nhiệm thỏa thuận với các nước hữu quan về khuôn khổ pháp lí để đồng bào ổn định cuộc sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo luật pháp, công ước và thông lệ quốc tế” [18]. Bên cạnh việc đề cao vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với cộng đồng NVNONN, Nghị quyết cũng đã xác định rõ trách nhiệm của bà con như: “Đảng và Nhà nước mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nêu cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước bà con sinh sống với nước nhà, tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước, chủ động đấu tranh với các biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc” [18].

Thứ hai, Nghị quyết là cơ sở chính trị, pháp lí cho việc kiện toàn bộ máy, cơ chế phối hợp trong xây dựng và thực thi các thể chế pháp luật nhằm thúc đẩy công tác về NVNONN.

Thứ ba, Nghị quyết góp phần tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, khơi dy trong cộng đồng NVNONN lòng yêu nước, tự hào dân tộc, cùng chung sức xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hùng cường, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Thứ tư, Nghị quyết đã chỉ rõ cộng đồng NVNONN là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Nghị quyết đã chỉ rõ trách nhiệm của bà con, trước hết là yên tâm làm ăn, ổn định cuộc sống, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau… phải được đặt lên trước, sau đó tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người mà đóng góp xây dựng cho quê hương, đất nước. Nghị quyết cũng khẳng định: Mong muốn của Đảng, Nhà nước là bà con yên tâm làm ăn, hội nhập… rồi tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước.

So với Nghị quyết 08, Nghị quyết 36 lần này của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều điểm mới. Đây là một Nghị quyết công khai đầu tiên của Đảng đề cập toàn diện các vấn đề liên quan đến công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Việc ra Nghị quyết công khai không chỉ tạo thuận lợi cho việc phổ biến, nghiên cứu, quán triệt trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tới bà con trong nước cũng như bà con ở nước ngoài, mà còn là một biểu hiện sinh động về sự đổi mới công tác đối với NVNONN. Nghị quyết 36 trong

khi tiếp tục khẳng định “cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ

phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” (Nghị quyết 08) và “là nguồn lực của dân tộc” (Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX), đã chỉ rõ cộng đồng là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Đồng thời nhấn mạnh và đề cao vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong công tác bảo hộ đối với kiều bào. Đây được coi là điểm mới quan trọng về chủ trương và phương hướng công tác. Điều này khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước Việt Nam

đối với cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài. Chúng ta phải hiểu được một

cách thấu đáo những tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của bà con để có thể đáp ứng, thể hiện đầy đủ tình cảm và trách nhiệm của Tổ quốc - Đất mẹ đối với những người con xa nhà. Đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị mà các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể ở Trung ương và địa phương phải quán triệt và thống nhất hành động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam với công tác vận động người việt nam ở nước ngoài từ năm 2001 đến năm 2014 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)