từ năm 2001 đến năm 2005
1.2.1. Kiện toàn và xây dựng cơ quan quản lý người Việt Nam ở nước ngoài nước ngoài
Để tăng cường hơn nữa công tác vận động NVNONN, ngày 30-10-2002,
vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao. Quỹ được ngân sách nhà nước cấp 7 tỷ đồng kinh phí hoạt động ban đầu. Kinh phí bổ sung hàng năm cho Quỹ được cấp căn cứ vào dự toán kinh phí thực hiện các dự án được phê duyệt sau khi đã trừ đi các nguồn tài chính có được từ tài trợ, viện trợ và đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và các nguồn khác. Quỹ hoạt động nhằm hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập vào xã hội và đất nước nơi cư trú, giúp bà con ổn định cuộc sống, giữ gìn truyền thống dân tộc và hướng về quê hương.
1.2.2. Một số hình thức vận động và kết quả
- Cụ thể hóa Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị
Nhằm nhanh chóng tổ chức thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị,
ngày 23-6-2004 Thủ tướng Chính phủ đã đề ra Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết 36 và ký Quyết định số 110/2004/QĐ-TTg thông qua Chương trình hành động, đồng thời chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng chương trình hành động cụ thể của mình trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Chương trình hành động của Chính phủ gồm 11 nội dung: Công tác triển khai, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng về Nghị quyết; Các biện pháp, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại; Tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài gắn bó hơn nữa với quê hương, đất nước; Phát huy tiềm năng tri thức của người Việt Nam ở nước ngoài; Phát huy tiềm năng của người Việt Nam ở nước ngoài trong hợp tác kinh tế, đầu tư, kinh doanh; Về việc dạy và học tiếng Việt cho thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài; Tăng cường các hoạt động giao lưu giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước; Về chính sách khen thưởng người Việt Nam ở nước ngoài; Tiếp tục đổi mới phương thức vận động người Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó, tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, xác định trách nhiệm, nhiệm vụ Bộ, ngành, các địa phương. Yêu cầu các Bộ ngành chủ động xây dựng, kế hoạch, lộ trình thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, có những bước đi và biện pháp cụ thể nhanh chóng đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống.
Thứ hai, tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương, trong nước và ngoài nước, giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức đoàn thể quần chúng; khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ trong xây dựng chính sách, thiếu thông thoáng trong qui định, thủ tục hành chính, tình trạng một số chính sách không được quán triệt và thực hiện đầy đủ ở một số ngành và địa phương... tác động tới tâm tư, tình cảm cũng như lợi ích chính đáng của bà con.
Thứ ba, kiện toàn bộ máy cơ quan chuyên trách, cơ quan ngoại giao và các cơ quan có liên quan trực tiếp tới công tác đối với kiều bào, đặc biệt các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cần tăng cường mạnh mẽ tiếp xúc, vận động, tuyên truyền phố biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới bà con, đẩy mạnh công tác bảo hộ công dân và bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài, kiện toàn bộ phận làm công tác với cộng đồng, tạo thuận lợi, giải quyết nhanh chóng các yêu cầu chính đáng và hợp pháp của bà con.
Thứ tư, yêu cầu các cơ quan rà soát các chính sách hiện có và đề ra các chính sách, biện pháp mới hữu hiệu nhằm thể chế hoá những ưu đãi đối với kiều bào, từng bước đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của bà con, mong muốn được đối xử bình đẳng như người Việt Nam ở trong nước.
Chương trình hành động của Chính phủ được ban hành có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đưa Nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Ngoài Chương trình hành động của Chính phủ, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Bộ Ngoại giao, cơ quan trực tiếp quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài, các tỉnh trong thành trong nước cũng xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị quyết và Chương trình hành động của Chính phủ, còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong việc nắm tình hình người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là ở từng địa bàn và các đối tượng cụ thể; trong công tác thông tin, tuyên truyền cho cộng đồng cũng như trong việc chăm lo, hỗ trợ kiều bào hội nhập và ổn định cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Bộ máy tổ chức, cán bộ và kinh phí dành cho công tác này, cả ở trong và ngoài nước, chưa đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ đặt ra. Nhiều cơ quan ban, ngành vẫn còn có nhận thức coi công tác vận động cộng đồng là nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách, chưa xác định rõ đó là nhiệm vụ của chính mình. Việc phối hợp công tác đã được nâng lên một bước song chưa tạo được cơ chế phối hợp chặt chẽ và thông tin đầy đủ, thường xuyên; chưa có những biện pháp hữu hiệu đấu tranh chống lại những biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích của dân tộc, gây chia rẽ trong cộng đồng, phá hoại quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa Việt Nam và nước sở tại. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, tính mạng, tài sản của người Việt Nam ở nước ngoài; phòng chống sự móc nối, lôi kéo người Việt Nam ở nước ngoài vào các hoạt động chống Nhà nước Việt Nam của các thế lực thù địch cần được quan tâm hơn nữa.
Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và các bộ, ban, ngành, cấp ủy và chính quyền địa phương ở mức độ khác nhau đã tổ chức quán triệt Nghị quyết cho các cán bộ chủ chốt, đã bám sát nội dung Nghị quyết và tình hình thực tế để xây dựng
chương trình, kế hoạch thực hiện của cơ quan, đơn vị mình, đồng thời phân công trong lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo và tổ chức triển khai Nghị quyết.
Nhìn chung, sự chỉ đạo của Đảng về công tác vận động với người Việt Nam ở nước ngoài là: công tác phải thể hiện đầy đủ truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, mọi người Việt Nam ở trong nước và ở ngoài nước cần phát huy tốt truyền thống đó. Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của kiều bào trên cơ sở pháp luật của Việt Nam, pháp luật nước sở tại và luật pháp quốc tế. Nhà nước Việt Nam hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng ổn định và phát triển bền vững. Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài cần mang tính đồng bộ, công tác nghiên cứu xây dựng chính sách là cơ sở của công tác vận động kiều bào. Công tác là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, coi đây là nhiệm vụ quan trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng trong việc vận động NVNONN - một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Chương trình của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị có đề cập: “Kiến nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận kiện toàn, củng cố và tăng cường tổ chức bộ máy nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới”[62, tr 26].
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
đã đề ra “Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện
Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” đã triển khai chương trình này trong hệ thống Mặt trận các cấp và
các tổ chức thành viên của Mặt trận. Đã phối hợp tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị ở các tỉnh thành phố; phối hợp với Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức giới thiệu Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị cho các tổ chức Hội người Việt Nam ở nước ngoài. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự chuyển biến trong các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, các chủ trương của Đảng về công tác vận động NVNONN đã được Quốc hội thể chế hóa trong nhiều văn bản pháp luật liên quan, được Chính phủ và các bộ, ngành cụ thể hóa bằng việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới những văn bản pháp quy quan trọng liên quan đến NVNONN như: luật về quốc tịch, đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, pháp lệnh về ngoại hối, về cư trú, hồi hương… theo hướng ngày càng thuận lợi cho kiều bào và tiếp tục ban hành những chính sách, biện pháp thu hút chuyên gia, trí thức NVNONN, triển khai thực hiện nhiều họat động, phong trào… nhằm tăng cường tình đoàn kết, khơi dạy niềm tự tôn dân tộc và tình yêu đối với quê hương, Tổ quốc của kiều bào.
Trong những năm 2001-2005, nhiều chỉ thị, nghị định, quyết định, thông tư của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành được cụ thể hóa từ các chủ trương vận động của Đảng đối với NVNONN như:
Ngày 15-8-2000, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao
- Bộ Công An có Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT/BKH-BTP-BNG-BCA,
hướng dẫn người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đầu tư theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH 10. Theo Thông tư, Nhà nước hỗ trợ tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài thuê đất phục vụ dự án đầu tư; miễn giảm thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập
bổ sung, thuế nhập khẩu thiết bị, máy móc… Đồng thời thực hiện nguyên tắc một giá cho dự án đầu tư.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa X thông qua ngày 29-6-2001. Luật quy định: trong trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài có nhu cầu về nhà ở trong thời gian đầu tư tại Việt Nam; những người có công đóng góp với đất nước, những nhà văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam, nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, những người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam thì được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở theo quy định của Chính phủ. Ngày 5-11-2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2001/NĐ-CP về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam.
Nhằm thực hiện tốt công tác vận động của Đảng đối với kiều bào, ngày
31-7-2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 144/2001/QĐ-TTg về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 210/1999/QĐ-TTg ngày 27-10-1999 về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Theo Quyết định, khi về nước, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam; người gốc Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài và thân nhân cùng đi (gồm vợ hoặc chồng, bố mẹ vợ hoặc chồng, con riêng của vợ hoặc chồng, con nuôi hợp pháp) thì được hưởng giá các loại dịch vụ, giá vé đi lại trên các phương tiện giao thông vận tải như áp dụng đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Người gốc Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước được miễn lệ phí nhập, xuất cảnh và được áp dụng các loại lệ phí, phí khác như người Việt Nam ở trong nước. Trợ giá đối với cước vận chuyển phim ảnh, sách báo, văn hóa phẩm, ấn phẩm phục vụ kiều bào, giá vé máy bay cho các đoàn nghệ thuật trong nước đi biểu diễn phục vụ cộng đồng bằng 50% tổng số giá cước vận chuyển, giá vé máy bay thực tế thanh toán với các đơn vị vận tải.
Nghị định số 81/2001/NĐ-CP, ngày 5-11-2001 cho phép các nhà văn hóa, nhà khoa học Việt kiều được lãnh đạo cấp Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh mời về làm việc được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.
Ngày 7-1-2002 của Bộ trưởng Bộ ngoại giao ra Quyết định số 24/QĐ-
NC ban hành Quy chế khen thưởng kiều bào có thành tích trong củng cố, phát
triển cộng đồng và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc… Quyết định quy định đối tượng, tiêu chuẩn, các hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều đóng góp xuất sắc trong củng cố, phát triển cộng đồng và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tập thể là các Hội, các tổ chức kiều bào có quan hệ với Cơ quan đại diện và trong nước.
Luật đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Luật này quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư.
Luật Doanh nghiệp được quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); quy định về nhóm công ty. Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư.
Chỉ thị 03/2005/CT-TTg ngày 25-2-2005 về tăng cường quản lí Nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.