Những yếu tố mới ảnh hưởng đến người Việt Na mở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam với công tác vận động người việt nam ở nước ngoài từ năm 2001 đến năm 2014 (Trang 46 - 88)

2.1. Những yếu tố mới ảnh hƣởng đến ngƣời Việt Na mở nƣớc ngoài và

2.1.1. Những yếu tố mới ảnh hưởng đến người Việt Na mở nước ngoài

Trong những năm 2006-2014, công tác vận động NVNONN được tiến hành trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có những thay đổi quan trọng, tác động sâu rộng đến cộng đồng và việc thực hiện những chính sách vận động đối với NVNONN.

Nét cơ bản của thế giới trong những năm đầu của thế kỉ XXI là khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tri thức và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng.

Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ yếu. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Đồng thời, những vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phải phối hợp giải quyết như khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn, tình trạng môi trường tự nhiên bị hủy hoại, khí hậu diễn biến ngày càng xấu, thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng năng lượng diễn ra ở nhiều nơi...

Bên cạnh đó, tình hình thế giới lại đang có những diễn biến hết sức mau lẹ, phức tạp, khó dự báo, do có sự tranh chấp giữa các nước lớn, giữa các lực

lượng; sự mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các quốc gia, các giai cấp, các dân tộc, các khu vực... Những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế của hệ thống tư bản chủ nghĩa những năm 2008-2009 chưa giải quyết xong thì lại đến cuộc khủng hoảng nợ công ở Mỹ và nhiều nước Tây Âu lan tràn từ Ai-len, Hy Lạp đến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li-a... Phong trào "Chiếm phố Uôn" từ Niu - oóc đã lan khắp các thành phố ở Mỹ, sang cả nhiều nước Tây Âu, Nhật Bản... Cuộc khủng hoảng nợ công này được coi là biểu hiện của "lỗi hệ thống", phản ánh sự bế tắc của chủ nghĩa tư bản, có thể dẫn đến cuộc suy thoái mới của chủ nghĩa tư bản, theo như nhận định và dự báo của nhiều chuyên gia quốc tế.

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, xu thế hòa bình hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng, nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định.

Ở trong nước, nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam [19].

Cách mạng Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới với những nhiệm vụ trọng đại: đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đưa nước ta sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo tiền đề để cơ bản trở

thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đồng thời hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế và chính trị toàn cầu, đánh dấu bằng việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới từ tháng 01-2007 và đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, đòi hỏi chúng ta phải huy động cao nhất các nguồn lực bên trong và bên ngoài, trong đó có nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài về tri thức khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, tiềm năng kinh tế, tài chính, thương mại và kinh nghiệm tiên tiến về sản xuất, quản lý và kinh doanh quốc tế…

Trong giai đoạn cách mạng mới, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang có những yêu cầu và bước phát triển mới:

- Hòa chung vào xu hướng và trào lưu phát triển của thế giới, cộng đồng tiếp tục ổn định và phát triển, tăng cường được tiềm lực về kinh tế và tri thức, có vị trí ngày càng vững chắc và hội nhập sâu rộng hơn vào xã hội các nước sở tại, đồng thời vẫn mang nặng tinh thần yêu nước Việt Nam, lòng tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc, luôn hướng về cội nguồn, gắn bó với gia đình, dòng tộc, quê hương và tiếp tục có những đóng góp thiết thực cho đất nước cũng như thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước nơi đồng bào sinh sống.

- Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục tăng nhanh về số lượng và mở rộng sự hiện diện sang các khu vực mới như Trung Đông, Châu Phi với thành phần và cơ cấu đa dạng hơn. Điều này trước hết là do sự tăng trưởng dân số của bản thân cộng đồng, sự bổ sung của lực lượng du học sinh và doanh nhân từ trong nước sang, đặc biệt là sự di chuyển của lực lượng lao động từ Việt Nam đến các nước và khu vực khác nhau trong quá trình toàn

- Cộng đồng người Việt tại Nga và các nước Đông Âu hiện đang trong giai đoạn tìm kiếm sự ổn định, trụ lại lâu dài ở các nước này. Một số nơi đã có các hình thức đầu tư, kinh doanh phù hợp như mở các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, đầu tư xây dựng, bất động sản... có uy tín và được chính quyền địa phương ủng hộ, tạo điều kiện để ổn định và phát triển. Đã có một số doanh nghiệp ở Nga và Đông Âu thành đạt và chuyển hướng đầu tư về trong nước. Các hội đoàn hướng về Tổ quốc được thành lập ở Nga, Séc, Ba Lan, Ucraina... ngày càng phát huy vai trò tích cực trong cộng đồng. Đặc biệt, lần đầu tiên, hình thức liên kết mới giữa các hội doanh nghiệp người Việt Nam ở châu Âu được triển khai, thông qua việc xúc tiến ký thỏa thuận hợp tác, liên doanh liên kết nhằm tranh thủ cơ hội làm ăn ở thị trường các nước châu Âu, đặc biệt khi EU trở thành thị trường thống nhất từ năm 2008.

- Xu hướng thành lập các hội đoàn người Việt ở nước ngoài đang diễn ra với hình thức và nội dung hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú (như hội doanh nhân, hội nghề nghiệp, hội đồng hương, hội thanh niên, hội phụ nữ, hội sinh viên, tổ chức thiếu niên - nhi đồng, hội tâm linh - tín ngưỡng - tôn giáo, các câu lạc bộ văn hóa - nghệ thuật, các trường dạy tiếng Việt...), thu hút đồng bào tham gia ngày càng đông với mục tiêu phát triển và gắn kết cộng đồng về mọi mặt, đồng thời duy trì và bồi dưỡng tình cảm hướng về quê hương, đất nước. Ngày càng có đông đồng bào công khai bày tỏ chính kiến, ủng hộ công cuộc đổi mới đất nước, s n sàng đấu tranh chống lại các luận điệu tuyên truyền sai trái của số chống đối cực đoan. Xu hướng trở về nguồn cội, gắn bó với gia đình, đóng góp xây dựng quê hương của người Việt Nam ở nước ngoài là tất yếu mà không thế lực thù địch nào trong cộng đồng có thể cản trở được. Xu hướng này đã và đang tác động phân hóa lực lượng chống đối. Một số nhân vật “trung dung, thầm lặng như Trần Văn Thình (Tổng Vụ trưởng danh dự, đại sứ EU), Nguyễn Văn Tửu (nguyên là chuyên gia của tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế IMF), thậm chí cả một số nhân vật trước đây từng chống đối ta như

Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Sang (nguyên thượng nghị sĩ bang Victoria, c)... cũng chuyển biến theo hướng tích cực, hướng về quê hương, đất nước, mong muốn đóng góp cho đất nước theo cách thức và khả năng của họ...

- Sau nhiều năm sinh sống và nỗ lực phấn đấu ở nước ngoài, hiện nay trong cộng đồng xuất hiện một số nhân tố mới: nổi lên là một số nhân vật người Việt trẻ tuổi, thành đạt về học vấn, kinh tế, trong đó một số người tham gia các hoạt động chính trị, xã hội và có vị trí nhất định trong các cơ quan lập pháp, hành pháp địa phương ở các nước như: Đinh Việt, Trần Thái Văn, Hubert Võ, Janet Nguyễn ở Mỹ; Lê Văn Hiếu (trước đó có Nguyễn Sang) ở Australia; Eve-Mary Thái Thị Lạc ở Canada và mới đây Robert Cao ở Mỹ (là những người gốc Việt đầu tiên có vị trí ở cấp độ liên bang). Những nhân vật này có ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng nhưng thái độ chính trị đối với đất nước của mỗi người có khác nhau, đòi hỏi chúng ta cũng phải có những cách tiếp cận phù hợp trong công tác vận động.

- Tại Mỹ và các nước Tây Âu, có các nhóm người Việt gốc Hoa ra đi từ những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam hoặc di tản để tránh cuộc cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam, nhất là khi Trung Quốc gây ra cái gọi là “vấn đề nạn kiều” người Hoa và phát động chiến tranh biên giới chống Việt Nam. Các nhóm người Việt gốc Hoa này hiện cũng đã có nhiều thành đạt trong học vấn, hoạt động kinh tế. Ở nhiều nơi, họ có vai trò tích cực trong cộng đồng kiều bào và đang dần dần tăng cường quan hệ với đất nước, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế, thương mại. Nhiều người đã đầu tư về nước hoặc làm cầu nối đưa hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài. Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

- Lực lượng phản động người Việt tiếp tục bị phân hoá. Một bộ phận chuyển động theo hướng tích cực hơn trong khi bọn phản động tỏ ra hung hăng hơn, tăng cường liên kết với nhau ở sở tại và quốc tế, móc nối với một số

các lĩnh vực dân chủ, tôn giáo, nhân quyền, đồng thời lôi kéo lớp trẻ, kể cả số du học sinh từ trong nước sang, để duy trì sự chống đối của chúng.

- Trong đời sống tâm linh của đồng bào ở nước ngoài cũng nổi lên những phức tạp mới. Bọn phản động tiếp tục chống phá về các vấn đề sắc tộc, tôn giáo liên quan tới người Khơ-me, người dân tộc (Tây Nguyên, Chàm, H mông). Các nhóm tôn giáo ở nước ngoài như Đạo Tin Lành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, kể cả một số giáo lý phản động, phản khoa học như Nhân chứng Giê-hô-va, Thanh hải vô thượng sư… cũng đang ráo riết tiếp cận và tăng cường lôi kéo đồng bào trong cộng đồng, nhất là tầng lớp trẻ tại Nga và một số nước Đông Âu. Một số học viên, trong đó có cả nghiên cứu sinh và sinh viên đã đi theo đạo, một vài người đã có chức sắc trong đạo và đã chuyển phát tài liệu tuyên truyền về nước.

Mặt khác, xu hướng di cư ra nước ngoài của người Việt Nam hiện nay diễn biến phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng, thông qua các hình thức như du lịch, thăm thân, xuất khẩu lao động, du học, nhận con nuôi, kết hôn với người nước ngoài... thậm chí có cả những đường dây đưa người trái phép ra nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo nên những khó khăn và thách thức mới cho công tác quản lý và vận động người Việt Nam ở nước ngoài.

2.1.2. Chủ trương của Đảng

Trải qua gần nửa thế kỷ, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc huy động nhân, tài, vật lực cho công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn mới hiện nay, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài phải hướng tới các mục tiêu có tính chiến lược lâu dài nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng mục tiêu đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển và thu nhập thấp vào năm 2010, tạo tiền đề để cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, phấn đấu xây dựng một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh”. Theo đó, tư tưởng chỉ đạo và phương hướng cơ bản là phải đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 36, Chương trình hành động của Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư và mới đây là Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong giai đoạn mới theo quan điểm “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời, là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc và là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với các nước”.

Trên tinh thần đó, các chủ trương, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần được hoạch định sao cho mang tính chiến lược lâu dài, khả thi và đạt hiệu quả cao, đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ cơ bản sau đây:

Một là, thúc đẩy và hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phát triển ổn định, có quy chế pháp lý rõ ràng về cư trú và hoạt động sản xuất, kinh doanh, có cuộc sống ấm no và thành đạt về mọi mặt, hoà nhập ngày càng sâu rộng vào xã hội nơi cư trú.

Đây không chỉ là nhu cầu trước hết và bức thiết của cả cộng đồng và mỗi người Việt Nam ở nước ngoài mà còn là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Để thực hiện được yêu cầu và mục tiêu đó, tất cả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải được xây dựng và triển khai theo hướng hỗ trợ bà con một cách hiệu quả trong việc ổn định cuộc sống, thành đạt về học tập, kinh tế và hội nhập tốt vào xã hội sở tại. Hiện nay và trong thời gian tới, cần hỗ trợ, kể cả thông qua con đường ngoại giao nhà nước, cho cộng đồng người Việt có được vị trí pháp lý vững chắc về cư trú, làm ăn, kinh doanh ở nước sở tại, đồng thời có điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế, chính trị và xã hội sở tại.

Hai là, khuyến khích và thúc đẩy toàn thể người Việt Nam ở nước ngoài hướng tới xây dựng cộng đồng mạnh về chính trị, phồn thịnh về kinh tế, phát triển về tri thức và văn hoá, luôn gắn bó đoàn kết, giữ gìn và phát huy bản sắc

Thấm nhuần tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị và mới đây là Chỉ thị 19, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay đã xác định sẽ trụ lại lâu dài ở nước ngoài để làm ăn, sinh sống, đồng thời giữ mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với quê hương, đất nước. Do đó, xây dựng cộng đồng vững mạnh về chính trị, phồn thịnh về kinh tế, phát triển về tri thức và văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam với công tác vận động người việt nam ở nước ngoài từ năm 2001 đến năm 2014 (Trang 46 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)