Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.2. Một số kinh nghiệm
Tổng kết quá trình chỉ đạo thực hiện, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng đối với công tác vận động NVNONN những năm 2001-2014, bước đầu nêu lên một số kinh nghiệm:
Thứ nhất, công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài phải quán triệt sâu sắc, nhất quán chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tăng cường mối liên hệ gắn bó giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với cộng đồng dân tộc. Đây là nhân tố quyết định đối với thắng lợi của công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài.
Đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhờ có đoàn kết nên dù là một nước nhỏ bé nhưng các thế hệ cha ông chúng ta đã đánh thắng bao kẻ thù xâm lược để có một đất nước độc lập, thống nhất như ngày hôm nay. Từ thực tiễn công tác và cơ sở lý luận của công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài đã nêu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận và về đại đoàn kết dân tộc chính là cơ sở lý luận của công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài. Chỉ có thấm nhuần sâu sắc và vận dụng tốt cơ sở lý luận này mới đảm bảo được thắng lợi của công tác vận động kiều bào. Trên cơ sở quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về dân vận và Đại đoàn kết dân tộc, nhận thức được rõ đây là vấn đề chiến lược của cách mạng
Việt Nam, công tác vận động kiều bào mới có thể góp phần xây dựng và tăng cường khối đoàn kết dân tộc vì chính lợi ích của họ và vì lợi ích của Tổ quốc.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, mục tiêu của Đại đoàn kết toàn dân tộc là thực hiện giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nắm vững mục tiêu này, biến nó thành những chính sách, biện pháp cụ thể trong các hoạt động thực tiễn của công tác sẽ đảm bảo cho những thắng lợi tới đây của công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên, người Việt Nam ở nước ngoài phần lớn đã có quốc tịch khác, có nghĩa vụ tôn trọng luật pháp, phong tục tập quán nước sở tại. Vì thế, mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với khối cộng đồng này khác với mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với người Việt Nam ở trong nước. Đây là mối liên hệ không thuần nhất là bảo hộ, không có ý nghĩa nhiều về nghĩa vụ và quyền lợi. Chính sách đại đoàn kết dân tộc cụ thể hóa mối liên hệ của Đảng và Nhà nước với cộng đồng là nhân tố quyết định đối với sự chuyển hóa tích cực của cộng đồng. Việc tổ chức triển khai, hoàn thiện các chính sách, biện pháp đồng bộ và mạnh mẽ sẽ tạo dựng niềm tin và tình cảm gắn bó với đất nước trong cộng đồng.
Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc đồng thời cũng là thực hiện dân chủ đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Dân chủ là bản chất của chế độ ta, đồng thời cũng là một động lực lớn của cách mạng, là điều kiện để tăng cường mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân nói chung, với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng. Có hai biểu hiện cụ thể của việc thực hiện dân chủ đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Một là hiểu biết, quan tâm đầy đủ tới tâm tư, nguyện vọng của họ. Hai là chăm lo đến các lợi ích thiết thân, thực hiện bảo hộ các quyền lợi chính đáng của đồng bào, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn sự phân biệt về quyền và nghĩa vụ giữa người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài và ở trong nước. Đây chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của
Nhà nước, cụ thể là của các cơ quan chức năng và của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Tất cả NVNONN, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, hoàn cảnh ra đi, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cần quán triệt tinh thần trong Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị: “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước”. Đó đã là tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm qua.
Thứ hai, phải thường xuyên đổi mới và coi trọng chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương pháp tổ chức, vận động đồng bào Việt Nam ở nước ngoài. Vận động người Việt Nam ở nước ngoài gắn liền với công tác vận động thân nhân của họ ở trong nước.
Việc tập hợp và đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài phải được tiến hành thông qua nhiều loại hình hoạt động phù hợp với các đối tượng và địa bàn khác nhau, trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với pháp luật và phong tục tập quán nước sở tại. Phát triển rộng rãi phong trào phải đi đôi với việc xây dựng và bồi dưỡng những cá nhân và những tổ chức hoạt động tích cực, phát huy được vai trò vận động, lôi cuốn đoàn kết trong phong trào.
Thực tiễn đã chứng tỏ muốn công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài được lâu bền vững chắc và rộng rãi, cần thực hiện hai biện pháp vận động là xây dựng, phát triển nòng cốt đồng thời với việc luôn luôn đổi mới, đa dạng các hình thức vận động. Đây là hai biện pháp có quan hệ mật thiết, gắn bó biện chứng giữa chiều rộng và chiều sâu, giữa diện và điểm. Cần luôn luôn xây dựng, phát triển các cá nhân, các tổ chức nòng cốt, coi đó là chỗ dựa, là nhân lõi của phong trào, trên cơ sở đó hình thành nhiều hình thức tổ
chức đa dạng, linh hoạt, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao đến kinh tế, khoa học kỹ thuật, nhiều tổ chức nam, phụ, lão, ấu… thích hợp với các đối tượng khác nhau, tên gọi khác nhau.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy nơi nào có được nhiều cá nhân hoặc một số tổ chức nòng cốt vững chắc thì sự bền chắc của phong trào được đảm bảo hơn, ít dao động và phân hóa hơn khi gặp khó khăn thử thách. Những nơi không có hoặc có nhưng thiếu nòng cốt bản lĩnh vững vàng thì có nhiều nguy cơ mất đoàn kết, dễ phân hóa, tan rã hơn. Bởi vậy, việc bồi dưỡng, xây dựng và phát triển nòng cốt cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong tình hình mới, cần khắc phục tư tưởng hữu khuynh trong cộng đồng cho rằng những gắn bó nòng cốt với phong trào và với trong nước có thể làm tổn hại đến hoạt động bề rộng. Mặt khác cũng cần khắc phục quan niệm cho rằng chỉ cần xây dựng, bồi dưỡng nòng cốt là đủ mà không quan tâm tới việc động viên, khuyến khích các hình thức vận động phong phú, đa dạng.
Với hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài thì ít nhất cũng có hơn một chục triệu thân nhân của họ ở trong nước. Do vậy mà nẩy sinh mối quan hệ tất yếu: Việt kiều - thân nhân. Đây là mối quan hệ tự có, mang nội dung trước tiên là gắn bó ruột thịt, truyền thống gia tộc, xa một chút là quan hệ bạn bè thân thiết, rồi hàng xóm láng giềng, bản làng, đồng hương. Các liên hệ thân nhân đó đã tạo nên các mối quan hệ đa dạng và phong phú trên các lĩnh vực kinh tế, tình cảm, truyền thống văn hóa, văn minh tinh hoa của thế giới bên ngoài. Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài cần khơi dậy mối quan hệ đó nhằm phát huy nội lực từ cả hai phía bên trong và bên ngoài. Công tác vận động thân nhân của kiều bào vì thế cũng là một yêu cầu khách quan, cần được tiến hành đồng thời và gắn liền với công tác vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Hiện nay đã có hơn 27 Hội thân nhân Việt kiều hoạt động ở các địa phương, ở Trung ương có Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài. Sự ra đời của các tổ chức thân nhân Việt kiều đã thực sự trở thành chiếc cầu nối giữa đồng bào trong nước với đồng bào ngoài nước, thể hiện tinh thần xã hội hóa công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Công tác vận động thân nhân Việt kiều trước hết phải gắn liền với công cuộc vận động thực hiện đại đoàn kết toàn dân. Việc các tổ chức thân nhân Việt kiều là các thành viên các cấp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chứng tỏ mối liên hệ gắn bó này. Tiếp đến, công tác vận động thân nhân Việt kiều phải gắn liền và lồng ghép với các hoạt động chính trị của đất nước và của các địa phương, ví dụ như các ngày hội đoàn kết toàn dân tộc, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, ngày vì người nghèo... Trong tất cả những hoạt động trên, cần chú trọng thể hiện được đặc thù của công tác vận động thân nhân Việt kiều, đó là đặc điểm về quan hệ huyết thống, dòng tộc, đồng hương...
Về tổ chức hội của các Hội thân nhân cũng là điều cần quan tâm. Hội cần được tổ chức để đáp ứng được tính chất vận động, tập hợp rộng rãi, với các hình thức sinh hoạt phong phú đồng thời có hiệu quả, tránh chủ nghĩa hình thức. Lãnh đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là lãnh đạo các địa phương cần quan tâm đầy đủ tới công tác vận động thân nhân Việt kiều, hỗ trợ cho hoạt động của các Hội thân nhân, qua đó thực hiện tốt công tác vận động với người Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ ba, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một trong những yếu tố đem lại thành công cho công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài.
Công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước tới cộng đồng NVNONN phải hiệu quả. Để làm sao bà con kiều bào hiểu rõ, hiểu đúng được chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với
kiều bào. Thời gian qua, công tác thông tin văn hoá phục vụ cộng đồng đã được tăng cường một bước, nhất là trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và hướng tới những địa bàn có đông kiều bào sinh sống. Chất lượng nội dung và thời lượng phát sóng chương trình không ngừng cải tiến, nâng cao, nhằm tuyên truyền đường lối cảu Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong mọi lĩnh vực, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng người Việt Nam ở các nước trên thế giới. Cùng với hệ thống báo điện tử, đến nay, truyền hình VTV4 đã được phủ sóng đến hầu khắp các nước, được bà con đón nhận và hoan nghênh. Các báo điện tử, các chương trình truyền hình và phát thanh ra nước ngoài đã truyền tải kịp thời thông tin mọi mặt về tình hình đất nước đến với bà con. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác thông tin tuyên truyền đến với kiều bà đang phải đấu tranh quyết liệt với tuyên truyền phản cách mạng của các thế lực phản động người Việt ở hải ngoại đang hằng ngày tác động tiêu cực đến cộng đồng kiều bào. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác này trong thời gian sắp tới nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đại đa số bà con kiều bào yêu nước, đồng thời đấu tranh chống lại mưu đồ chống phá của bọn phản động cực đoan người Việt ở nước ngoài.
Thứ tư, phải có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời nhằm tạo ra động lực thi đua yêu nước, hướng về Tổ quốc của người Việt Nam ở nước ngoài.
Khen thưởng NVNONN chính là thể hiện sự ghi nhận của đất nước đối với những đóng góp của bà con. Thời gian qua, công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài đã vận dụng tương đối tốt tư tưởng thi đua yêu nước và tuyên dương khen thưởng của Hồ Chủ tịch, đã thực hiện chính sách khen thưởng các tổ chức và kiều bào có nhiều công lao đóng góp trong các cuộc kháng chiến trước đây và có thành tích trong vận động xây dựng cộng đồng hoặc đóng góp xây dựng đất nước; khen thưởng các tổ chức và cá nhân trong
nước có thành tích trong công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài; đa dạng hóa các hình thức tôn vinh, ghi nhận đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương đất nước. Đây là những hình thức ghi công đối với những đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài trên tất cả các lĩnh vực, với nhiều hình thức khác nhau. Nó có tác dụng thiết thực trong việc động viên, cổ vũ những nhân tố tích cực đồng thời tạo ra một động lực cho các hoạt động thi đua hướng về Tổ quốc của người Việt Nam ở nước ngoài.
Để việc khen thưởng đối với NVNONN có hiệu quả hơn, chúng ta cần tiếp tục hoàn chỉnh chính sách khen thưởng đối với cá nhân và tổ chức Việt kiều, gắn thi đua với khen thưởng, khen thưởng với thi đua. Việc đẩy mạnh các chính sách khen thưởng phải thành nề nếp thường xuyên nhằm để ghi nhận những cống hiến của kiều bào trong các cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước sẽ có tác dụng động viên kịp thời tinh thần yêu nước và đoàn kết của các thế hệ kiều bào hướng về Tổ quốc và sẽ đẩy lùi được các nhóm phản động cực đoan phá hoại công cuộc xây dựng đất nước và khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Trong khi thực hiện khen thưởng đối với NVNONN, cần quan tâm đầy đủ tới các khía cạnh nhạy cảm nảy sinh do hoàn cảnh đặc biệt và tính đa dạng của NVNONN. Khi biểu dương, khen thưởng trong cộng đồng cần suy tính, lựa chọn hình thức phù hợp, sao cho việc biểu dương khen thưởng không bị phản tác dụng, không gợi lại các vấn đề quá khứ của một bộ phận NVNONN, không có lợi cho tập hợp lực lượng.
Thứ năm, đối với số người Việt lưu vong phản động hiện đang sống ở một số nước phải tăng cường cảnh giác, kết hợp chặt chẽ giữa vận động với đấu tranh.
Thực tiễn hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương đất nước có một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp là đấu tranh nhằm phân hóa, cô lập thiểu số phản
động, tranh thủ đại đa số kiều bào ủng hộ cho sự nghiệp cách mạng, góp phần giữ vững ổn định chính trị đất nước và cuộc sống ổn định của chính kiều bào. Số người Việt phản động tập trung chủ yếu ở các nước phương Tây, bất chấp sự phát triển của tình hình, lại được các lực lượng cực hữu bản xứ ủng hộ, rắp tâm chống phá cách mạng lâu dài. Chúng chống phá ta trên mặt trận tư tưởng văn hóa, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, thậm chí có cả những hành động vũ lực nhằm cô lập, khống chế bộ phận cộng đồng muốn yên ổn làm ăn, phá hoại quan hệ giữa Việt Nam với các nước có đông người Việt Nam sinh sống.
Xuất phát từ đặc điểm này, nhất là ở các nước phương Tây có đông người Việt Nam sinh sống, cần tăng cường cảnh giác, kiên quyết đấu tranh đối với các âm mưu và hành động khống chế cộng đồng, chống phá cách mạng. Đây là cuộc đấu tranh bền bỉ, lâu dài và phức tạp, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa trong nước và ngoài nước, sự tranh thủ luật pháp,