Khái quát về kinh tế-chính trị và văn hoá, giáo dục Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giáo dục việt nam – cộng hòa liên bang đức từ 1990 đến nay (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Khái quát về kinh tế-chính trị và văn hoá, giáo dục Đức

Trƣớc khi đi vào phân tích nội dung quan hệ hệ hợp tác giáo dục Việt Nam và CHLB Đức, tác giả xin phân tích qua về vị trí, vai trị kinh tế, địa chính trị của Đức đối với Việt Nam cũng nhƣ là đặc điểm của nền giáo dục Đức. Bởi, theo tác giả đây cũng là một trong những yếu tố trực tiếp tác động đến quá trình hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và CHLB Đức.

Về kinh tế, hiện nay Đức là quốc gia thuộc liên minh Châu Âu có nền kinh tế thuộc nhóm các nƣớc phát triển nhất thế giới, cụ thể là đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc về GDP, và là thành viên của nhóm G7. Là cửa ngõ quan trọng để hàng hóa Việt Nam vào thị trƣờng Châu Âu, Đức là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam12

, chiếm gần 20% xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Năm 2016, xuất khẩu của Việt Nam vào Đức đạt giá trị gần 6 tỷ USD bao gồm nhiều mặt hàng khác nhau nhƣ dệt may, giày dép, cà phê, hàng nơng thủy sản. Trong khi đó Đức xuất khẩu vào Việt Nam trên 2,8 tỷ USD gồm máy móc, thiết bị, ơ tơ, hóa chất, dƣợc phẩm… Đức đóng vai trị quan trọng trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU. Ngƣợc lại, các nhà đầu tƣ Đức coi Việt Nam là thị trƣờng đầu

12

tƣ tiềm năng ở Châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tính đến hết tháng 4/2017, có 285 dự án của Đức tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1,4 tỷ USD, đứng thứ 5 EU và thứ 20/116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Việt Nam13

.

Ngồi ra, Đức cịn là nhà viện trợ ODA lớn và thƣờng xuyên cho Việt Nam với 2 tỷ USD từ năm 1990 đến nay. Đức cũng là đối tác quan trọng của Việt Nam trong hợp tác dạy nghề, giáo dục, văn hóa, du lịch, tƣ pháp -pháp luật, khoa học cơng nghệ…

Ngồi những đặc điểm trên về kinh tế, nền giáo dục Đức cũng có những thành tựu nổi bật để trong quá trình hợp tác Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm, góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, chống tụt hậu về giáo dục so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Nhƣ đã nói ở trên, CHLB Đức hiện nay là một nhà nƣớc liên bang nằm ở châu Âu. Mỗi bang đều có những thẩm quyền riêng về các lĩnh vực an ninh nội địa, trƣờng phổ thơng, trƣờng đại học, văn hóa và hành chính địa phƣơng. Vì thế các hoạt động kinh tế, chính trị xã hội và đặc biệt là giáo dục khơng chịu sự chi phối của chính phủ liên bang mà nằm dƣới sự kiểm soát của từng bang độc lập. Các bang có quyền tự quyết cũng nhƣ là có đƣờng lối phát triển riêng trong vấn đề giáo dục. Ngoài ra, tính dân chủ và tự do của hệ thống chính trị Đức cũng ảnh hƣởng đến nền giáo dục của quốc gia này. Ngồi một số ít các trƣờng tƣ thục, các trƣờng thuộc lực lƣợng vũ trang hoặc Kitô giáo thì hầu hết các trƣờng học ở Đức đều có quyền tự trị. Trong khn khổ hiện hành, hiệu trƣởng hoặc hội đồng quản trị của mỗi trƣờng sẽ có quyền đƣa ra nội quy riêng. Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng, phong phú và thậm chí cả mâu thuẫn trong nền giáo dục Đức, đặc biệt là hệ thống các trƣờng đại học. Đây cũng là đặc trƣng rất riêng của nền giáo dục Đức so với nền giáo dục Việt Nam và các nƣớc trên thế giới.

13

Luật cơ bản của CHLB Đức quy định mọi cơng dân đều có quyền đƣợc phát huy hết mọi khả năng của mình và quyền tự do lựa chọn trƣờng học cũng nhƣ những cơ sở đào tạo khác để thích ứng với nghề nghiệp sau này. Điều này cũng có nghĩa các chính sách giáo dục của CHLB Đức đều hƣớng đến mục đích tạo ra các cơ hội tốt nhất để mỗi cá nhân có thể lựa chọn loại hình giáo dục phù hợp khả năng và sở thích của mình trong q trình đi học và đi làm.

Khi cộng đồng chung Châu Âu đƣợc thành lập, cùng với sự biến động về kinh tế và chính trị thì nền giáo dục Đức cũng có những xáo trộn nhất định. Sự hợp nhất về chính trị của ngơi nhà chung Châu Âu đã dẫn đến một loạt các sự liên kết trong đó có liên kết giáo dục. Sinh viên các nƣớc EU nhƣ Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ… có thể dễ dàng đƣợc theo học tại Đức cũng nhƣ là kết quả học tập của họ đƣợc thừa nhận tại các trƣờng đại học thuộc khối EU, ở đó cũng khơng cịn ranh giới đầu vào và chƣơng trình học tập nhƣ giai đoạn trƣớc khi EU đƣợc thành lập.

Điều kiện khách quan này đã tác động sâu sắc đến nền giáo dục Đức, giúp Đức tiếp thu đƣợc rất nhiều kinh nghiệm về giáo dục -đào tạo của các nƣớc EU, từ đó có điều kiện làm giàu cho nền giáo dục của mình. Và, khi Việt Nam hợp tác giáo dục với Đức cũng có nghĩa là Việt Nam đƣợc hƣởng lợi ít nhiều từ sự kiện hợp nhất EU này.

“Hiện nay ở Đức có khoảng hơn 375 trƣờng đại học và cao đẳng với nhiều chuyên ngành khác nhau, trong đó có 113 trƣờng đại học tổng hợp (Uni) và đại học kỹ thuật (Tech), 157 trƣờng đại học thực hành (Fach), 31 trƣờng đại học thực hành của bộ nội vụ, 52 trƣờng cao đẳng nghệ thuật và âm nhạc, 16 trƣờng cao đẳng thần học và 6 trƣờng cao đẳng sƣ phạm”14.

Các trƣờng đại học của Đức thƣờng có bề dày về truyền thống đào tạo các ngành nghề cơ bản. Cùng với sự phát triển của thời đại, các chuyên ngành

14

Vũ Thị Ngọc Tú, khoá luận tốt nghiệp khoa Quốc tế học, trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, Bước

không ngừng đƣợc mở rộng để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và ứng dụng giáo dục đào tạo vào phát triển con ngƣời và xã hội. Về phƣơng pháp, nét nổi bật của các trƣờng đại học và cao đẳng Đức là chú trọng kết hợp giữa nghiên cứu và giảng dạy. Nghiên cứu khoa học là hoạt động tất yếu, quan trọng và là niềm đam mê của mỗi giảng viên và sinh viên Đức. Thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học thì cả giảng viên và sinh viên đều có cơ hội nâng trình độ chuyên môn, kiến thức cũng nhƣ là phƣơng pháp cho bản thân mình. Chính vì vậy, ở Đức trƣờng đại học không chỉ đơn thuần là nơi để dạy và học mà ở đây còn là những trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Đây là đặc trƣng và cũng là thế mạnh của giáo dục Đức để khi hợp tác với Đức Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm.

Ngồi ra, một nét rất đặc biệt tại các trƣờng đại học Đức là sinh viên có thể tham gia vào bài giảng của giảng viên. Trƣớc khi bắt đầu một môn học, giảng viên sẽ cung cấp cho sinh viên một cái nhìn khái qt về tồn bộ nội dung, chƣơng trình cũng nhƣ là mục tiêu của mơn học, trên cơ sở đó sinh viên có thể đóng góp những ý kiến của mình, thảo luận và trao đổi với giảng viên những vấn đề có liên quan đến môn học. Điều này ở Việt Nam rất hiếm nhƣng ở Đức đó là chuyện bình thƣờng. Trong lớp học, ngƣời đóng vai trị trung tâm là sinh viên chứ không phải là giảng viên nhƣ quan niệm truyền thống. Phƣơng pháp dạy học tích cực này đã khơi gợi đƣợc tính năng động, sáng tạo của ngƣời học, đó cũng chính là phƣơng pháp mà giáo dục học hiện đại ngày nay đang hƣớng đến.

Điều hành trƣờng đại học ở Đức là một hiệu trƣởng, vài hiệu phó và một giám đốc hành chính (hay cịn gọi là cán bộ đào tạo, ngƣời chuyên trách về việc đăng ký nhập học của sinh viên). Cơ quan cao nhất quyết định toàn bộ hoạt động của trƣờng là hội đồng nhà trƣờng. Hội đồng này chịu trách nhiệm toàn bộ việc nghiên cứu, giảng dạy cũng nhƣ là số lƣợng sinh viên và việc học tập của họ. Hội đồng nhà trƣờng bao gồm thành viên của các ban đại diện ở các khoa và các phòng ban chức năng của trƣờng.

Ngồi việc tuyển sinh trong nƣớc thì một số trƣờng ở Đức cịn có học sinh nƣớc ngồi theo học. Với những đại học này thì mối liên hệ đầu tiên và quan trọng nhất của sinh viên quốc tế là Phịng cơng tác sinh viên nước ngoài. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm hoàn toàn các mối quan hệ quốc tế và những vấn đề có liên quan. Sinh viên nƣớc ngoài khi học tập và nghiên cứu tại Đức sẽ đƣợc bộ phận này tƣ vấn và cung cấp tài liệu liên quan đến việc học tập và cuộc sống tại đây. Họ cũng sẽ đƣợc thơng báo cụ thể về các khố học, chi phí tài chính và kế hoạch học tập. Trong quá trình sinh viên, học viên nƣớc ngoài học tập và nghiên cứu tại Đức, phịng cơng tác sinh viên nƣớc ngoài sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình ăn ở và học tập của họ. Tất nhiên, để việc học và sinh sống đƣợc thuận lợi thì việc liên hệ này phải đƣợc thực hiện ít nhất 6 tháng trƣớc khi họ sang Đức học tập.

Vì mỗi trƣờng học ở Đức có quyền hoạt động theo chế độ tự quản dƣới sự điều hành theo luật của bang nên các trƣờng đều có cơ chế, chính sách tuyển sinh đặc thù. Ở Đức, rất nhiều trƣờng đại học có các dự án hợp tác giáo dục với nƣớc ngồi, trong đó có Việt Nam. Khi một trƣờng học nào đó của Đức hợp tác với Việt Nam thì cũng có nghĩa sự hợp tác này đã có sự đồng ý của bang đó.

Những phân tích trên về kinh tế và đặc điểm của nền giáo dục Đức cho thấy vị thế của Đức đối với Việt Nam và trên trƣờng quốc tế. Trong khi Đức là một quốc gia phát triển nổi lên ở Châu Âu và thế giới thì Việt Nam là một nƣớc đi sau, đang trong quá trình phát triển. Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định, một trong 4 nguy cơ của Việt Nam hiện nay là tụt hậu ngày càng xa hơn so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Điều này là hồn tồn có cơ sở, vì vậy trong q trình phát triển, Việt Nam cần phải có những bƣớc đi tắt, đón đầu khôn ngoan bằng cách hợp tác quốc tế với các nƣớc phát triển, tận dụng thành tựu khoa học công nghệ của họ để rút ngắn khoảng cách chênh lệnh so với các nƣớc phát triển, mà Đức là một trong những đối tác quan trọng.

Với những đặc điểm trên về kinh tế chính trị và văn hố, giáo dục, việc chủ động hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Cộng hồ liên bang Đức chính là

chủ trƣơng, chính sách của cả hai quốc gia trong việc xây dựng và phát triển giáo dục nƣớc nhà.

Tiểu kết chƣơng 1

Việt Nam và CHLB Đức là hai quốc gia có lịch sử quan hệ lâu dài và tốt đẹp. Khi Việt Nam mở cửa hội nhập quốc tế thì có nhiều lĩnh vực đƣợc hợp tác, trong đó có hợp tác giáo dục với CHLB Đức. Mục đích của hợp tác nói chung và hợp tác giáo dục với CHLB Đức nói riêng là Việt Nam nhằm học hỏi kinh nghiệm từ các nƣớc phát triển để cải tạo chất lƣợng nền giáo dục nƣớc nhà, từng bƣớc hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Quan hệ Việt Nam và CHLB Đức càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Mối quan hệ tốt đẹp này đã và đang thực sự trở thành mối quan tâm thƣờng xuyên của hai quốc gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có giáo dục đào tạo.

CHLB Đức là một quốc gia có nền kinh tế phát triển và nền giáo dục thuộc top đầu thế giới. Nƣớc Đức cũng là một cƣờng quốc có nền cơng nghiệp lâu đời, nhiều máy móc hiện đại và nhiều kinh nghiệm quý giá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Trong quan hệ hợp tác với Đức nói chung và hợp tác về giáo dục nói riêng nếu Việt Nam biết tận dụng và tranh thủ những kinh nghiệm và thành tựu văn minh của Đức sẽ là những bài học lớn giúp chúng ta khắc phục khó khăn trong cơng cuộc dựng xây, phát triển nƣớc nhà.

CHƢƠNG 2

NHỮNG NỘI DUNG TRONG HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM - CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC

TỪ 1990 ĐẾN NAY

2.1. Hợp tác chiến lược về phát triển nguồn nhân lực

Việt Nam và CHLB Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1975. Từ đó đến nay, quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc ngày càng phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện. Từ nhiều năm nay, Đức là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam ở châu Âu. Sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nƣớc ngày càng đƣợc tăng cƣờng thơng qua duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cơ chế hợp tác.

Các dự án đầu tƣ hợp tác của CHLB Đức với Việt Nam tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nông nghiệp, phát triển khoa học công nghệ, kĩ thuật…, tuy nhiên trong nội dung này, tác giả chỉ đi vào nghiên cứu quan hệ hợp tác chiến lƣợc về phát triển nguồn nhân lực từ góc độ giáo dục giữa Việt Nam và CHLB Đức.

Trong số những lĩnh vực hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia, nổi lên là hợp tác phát triển nguồn nhân lực với một số nội dung cụ thể sau đây:

2.1.1. Cấp học bổng, trao đổi đào tạo học sinh, sinh viên và cán bộ *Hàng năm Đức cấp học bổng cho sinh viên, học viên Việt Nam

Hồ Chí Minh khẳng định, muốn bảo vệ và xây dựng đất nƣớc cần phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Kế thừa quan điểm này của Ngƣời, Đảng Cộng sản Việt Nam trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đã cho rằng, cần phải kết hợp nội lực với ngoại lực, “nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đƣa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu… Đẩy mạnh hội nhập quốc tế văn hố, khoa học - cơng nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác”15

.

15

Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.36,37.

Trong thời đại ngày nay, mặc dù khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh nhƣ vũ bão, con ngƣời đã đạt đƣợc nhiều thành tựu vƣợt bậc trong chế tạo máy móc, robot, các trang thiết bị để phục vụ sản xuất và cả trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, dù trí tuệ nhân tạo có thơng minh đến cỡ nào đi chăng nữa thì chúng cũng là sản phẩm đƣợc sáng tạo bởi con ngƣời, do con ngƣời tạo ra và đƣợc điều khiển, sử dụng bởi con ngƣời. Vì vậy, trong mọi yếu tố của lực lƣợng sản xuất, xét đến cùng thì con ngƣời vẫn là nhân tố quan trọng hàng đầu, điều này đã đƣợc chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra và khẳng định. Nói đến con ngƣời là nói đến nguồn nhân lực, cịn nói đến giáo dục đào tạo tức là đề cập đến những yếu tố nhằm bồi dƣỡng và phát triển con ngƣời cả về mặt trình độ, nhân cách cũng nhƣ những kỹ năng trong nghề nghiệp và những vấn đề có liên quan đến con ngƣời.

Việt Nam và CHLB Đức đã có một q trình hợp tác với nhau về giáo dục. Trong chƣơng trình hợp tác chiến lƣợc về giáo dục giữa Việt Nam và CHLB Đức hai bên đã có những cam kết rất rõ ràng: phía Đức tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực ở các trình độ khoa học, kỹ sƣ và nhân lực quản lý về nhiều lĩnh vực; cịn phía Việt Nam sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Đức tham gia q trình đào tạo nhân lực ở trình độ đại học tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giáo dục việt nam – cộng hòa liên bang đức từ 1990 đến nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)