Hợp tác trong các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giáo dục việt nam – cộng hòa liên bang đức từ 1990 đến nay (Trang 56 - 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Hợp tác trong các lĩnh vực khác

2.2.1. Hợp tác trong việc thành lập các cơ sở giáo dục và đưa tiếng Đức vào giảng dạy tại các trường học ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, việc dạy và học tiếng Đức ngày càng đƣợc quan tâm và coi trọng. Khi quan hệ giữa Việt Nam và CHLB Đức đƣợc nâng lên ở tầm chiến lƣợc, Bộ ngoại giao Đức đã đƣa ra sáng kiến đƣa chƣơng trình dạy tiếng Đức là ngoại ngữ 2 tại các trƣờng phổ thông và sáng kiến này hiện nay đã đƣợc triển khai áp dụng tại 13 trƣờng trung học phổ thơng trên tồn quốc. Tuy nhiên, việc giảng dạy và học tập tiếng Đức mới chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, cịn ở các vùng nơng thơn và vùng sâu vùng xa thì tiếng Đức chƣa đƣợc giảng dạy phổ biến nhƣ tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác.

Tại Hà Nội, tiếng Đức đã đƣợc giảng dạy khá lâu với từ cấp bậc trung học cơ sở trở lên. Tiêu biểu là trƣờng Trung học cơ sở Việt Đức. Đây là ngôi trƣờng nằm trên phố Lý Thƣờng Kiệt Hà Nội, có tiền thân là trƣờng Dòng mang tên Giám mục Puginier đƣợc xây cất xong năm 1897. Sau ngày giải phóng Thủ đơ 10/10/1954, một số cơ sở tơn giáo khơng cịn hoạt động và đƣợc nhà nƣớc chính thức quản lý. Trƣờng dịng Puginier cũng đƣợc chuyển thành trƣờng học phổ thông.

Thời gian đầu trƣờng đƣợc đặt tên là Trƣờng Phổ thông cấp 2-3 Hà Nội (PT2-PT3). Từ năm 1960, trƣờng chuyển sang dạy chƣơng trình 10 năm, chỉ gồm những học sinh cấp 3. Trƣờng đƣợc gọi tên là Trƣờng Phổ thông cấp 3 (PT3A-PT3B). Trƣờng phân tán thành nhiều phân hiệu nhỏ để thực hiện nhiệm vụ dạy học và học trong thời kỳ chiến tranh đế quốc Mỹ phá hoại ở miền Bắc. Từ năm 1970 - 1997, trƣờng đƣợc chia tách thành 2 trƣờng riêng, một trƣờng mang tên PTTH Việt Đức (học buổi sáng), một trƣờng mang tên PTTH Lý Thƣờng Kiệt (học buổi chiều). Ngày 1/7/1997, Trƣờng PTTH Việt

Đức và PTTH Lý Thƣờng Kiệt sáp nhập thành Trƣờng Trung học phổ thông Việt Đức24. Trƣờng liên tục đạt danh hiệu trƣờng tiên tiến xuất sắc của ngành Giáo dục - Đào tạo của Thủ đô Hà Nội.

Ngoài việc Đức thành lập các trƣờng học ở bậc phổ thông và đƣa tiếng Đức vào giảng dạy tại một số trƣờng học phổ thơng ở Việt Nam, chính phủ Đức cịn mở rộng quy mơ quan hệ hợp tác giáo dục ở một tầm cao mới khi thực hiện thành lập các trƣờng đại học tại Việt Nam hoặc hợp tác với giáo dục đại học của Việt Nam để mở các khoá đào tạo tại Việt Nam với trình độ cử nhân hay thạc sĩ nhƣng đƣợc CHLB Đức cấp bằng.

Trƣờng Đại học Việt - Đức (VGU) là trƣờng công lập đầu tiên của Việt Nam có cơ cấu đào tạo và quản lý theo mơ hình của đại học Đức. Trƣờng đại học VGU hợp tác chặt chẽ với các trƣờng đại học danh tiếng ở Đức, các trƣờng cùng chung sức thiết kế, xây dựng và triển khai một chƣơng trình đào tạo đa dạng cho các bậc đại học, cao học. Tồn bộ chƣơng trình đào tạo của trƣờng đều do các giáo sƣ danh tiếng của Đức trực tiếp giảng dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên tốt nghiệp của Trƣờng đại học VGU sẽ đƣợc nhận hai bằng là một bằng do các trƣờng đại học tại Đức cấp và một bằng do trƣờng đại học Việt – Đức cấp. Bằng của sinh viên đại học Việt Đức có giá trị quốc tế, sinh viên khi tốt nghiệp hầu hết đều có việc làm tốt. Vì vậy, đây đƣợc xem là một dự án tiên phong có sự hợp tác giữa hai chính phủ Đức và Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục.

Mối liên kết chặt chẽ giữa Trƣờng VGU với nền kinh tế Đức (đặc biệt là với các doanh nghiệp Đức đang họat động tại Việt Nam) là nền tảng lý tƣởng cho việc hợp tác nghiên cứu cũng nhƣ chuyển giao kiến thức giữa nghiên cứu và thực tế. Mở ra cho các sinh viên tốt nghiệp của trƣờng các cơ hội việc làm tốt trên thị trƣờng lao động.

24

Trƣờng Đại học Việt Đức đƣợc thành lập năm 2008 tại Bình Dƣơng đã tuyển sinh khố học đầu tiên với quy mô hơn 12.000 sinh viên, đào tạo nhân lực chất lƣợng cao trong lĩnh vực công nghệ. Đến mùa tuyển sinh năm học 2011-2012 trƣờng VGU đã tuyển chọn đƣợc 400 sinh viên từ hơn 600 thí sinh đăng ký dự tuyển để tham gia kỳ kiểm tra đầu vào do VGU tổ chức theo đề của TestAs (một Viện khảo thí danh tiếng ở Đức). Mỗi năm có khoảng trên 150 học viên theo học các chƣơng trình đào tạo sau đại học tại VGU, con số này cũng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Điều đó cho thấy chất lƣợng đào tạo tại VGU đã đƣợc khẳng định trong quá trình hoạt động. Trƣờng đƣợc xây dựng theo định hƣớng đại học nghiên cứu, “gắn nghiên cứu với đào tạo và tự do học thuật… Sau năm 5 thành lập trƣờng đại học Việt –Đức đã bƣớc đầu chứng minh tính xuất sắc trong đào tạo và nghiên cứu, trở thành trƣờng đại học công lập đầu tiên đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam”25

. Ghi nhận sự hợp tác hiệu quả này, nguyên Phó Thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân trong bài phát biểu tại lễ khai giảng năm học mới 2011-2012 đã bày tỏ vui mừng khi trƣờng hoạt động theo mơ hình của đại học Đức và đạt chuẩn quốc tế về chất lƣợng, và là một trong những trƣờng đại học đầu tiên của Việt Nam vƣơn tầm quốc tế. Cũng tại buổi lễ này, ngài đại sứ Đức Claus Wunderlich đã nói với nguyên bộ trƣởng Bộ giáo dục đào tạo Phạm Vũ Luận về việc xây dựng và phát triển Trƣờng phổ thông Quốc tế Đức đầu tiên tại Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây đƣợc xem là dự án mở đầu quan trọng mà ngài Đại sứ đề xuất Bộ giáo dục và đào tạo hỗ trợ để nhà trƣờng tiếp tục tuyển sinh vào năm học 2012-2013. Với mơ hình quốc tế hiện đại, nhà trƣờng cũng sẽ xin giấy phép tuyển học sinh Việt Nam có nhu cầu theo học. Theo tinh thần hợp tác này, ngày 27-08-2012 trƣờng phổ thông quốc tế Việt Đức (IGS) đã

25Dân trí (2013), Đại học cơng lập Việt – Đức sau 5 năm thành lập và phát triển, http://dantri.com.vn/giao- duc-khuyen-hoc/dh-cong-lap-viet-duc-sau 5-nam-thanh-lap-va-phat-trien-1387395279.htm, truy cập ngày 10-2-2017.

chính thức khai trƣơng tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Chƣơng trình đào tạo của trƣờng IGS chính là sự kết hợp giữa nội dung giáo dục của Đức và Việt Nam. Vì thế, cũng có thể nói đây là nơi gặp gỡ văn hóa Việt - Đức, và là kết quả của quá trình hợp tác, thúc đẩy để hai quốc gia cùng phát triển trong lĩnh vực giáo dục. Trƣờng IGS không chỉ trang bị các thiết bị hiện đại, giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập mà còn chú trọng giảng dạy cũng nhƣ tổ chức các buổi giao lƣu, lễ hội để các em vừa tiếp nhận những tinh hoa văn hóa thế giới, vừa ghi nhớ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình trong mơi trƣờng hội nhập. Tại đây học sinh đƣợc học tập và khám phá niềm đam mê sáng tạo của mình nhƣ ở mơi trƣờng học tập tại các trƣờng công lập của Cộng hịa Liên bang Đức. Ngơi trƣờng này đƣợc sự hỗ trợ của Chính phủ Đức từ chƣơng trình giảng dạy cho đến trang thiết bị giáo dục. IGS đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất hiện đại theo chuẩn quốc tế, từ đồ chơi cho trẻ đến máy móc, thiết bị trong phịng thí nghiệm, bàn ghế đều nhập khẩu từ Đức. Nhận xét về mơ hình hợp tác này, ông Peter Schafer, Hiệu trƣởng nhà trƣờng, cho biết: “Các trang thiết bị chủ yếu đƣợc nhập từ Đức về giúp học sinh làm quen với những công nghệ mới nhất, từ đó khuyến khích các em khám phá, sáng tạo khoa học. Đặc biệt, chúng tơi chú trọng vào sự an tồn và tính giáo dục cao nên tất cả đồ chơi trẻ em đều đƣợc gửi từ Đức về để đảm bảo theo chuẩn quốc tế”26

. Về phƣơng pháp giảng dạy, trƣờng luôn hƣớng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng cho học sinh; học sinh đóng vai trị là trung tâm của lớp học, giáo viên là ngƣời hƣớng dẫn để các em chủ động tự tìm kiếm tri thức. Qua đó, các em sẽ học đƣợc cách cảm nhận và giao tiếp, học cách phân tích và phản ánh, chuyển giao và vận dụng… Mơ hình này đƣợc áp dụng theo phƣơng pháp

26

https://www.giaoduc.edu.vn/truong-quoc-te-duc-tai-tphcm-noi-gap-go-van-hoa-viet- duc.htm

giáo dục Montessori - một phƣơng pháp sƣ phạm giáo dục trẻ dựa trên nghiên cứu, kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Maria Montessori.

Ngoài việc Đức mở các trƣờng học phổ thông và đại học tại Việt Nam, sự hợp tác giáo dục Việt - Đức còn đƣợc thực hiện bởi việc triển khai các dự án dạy tiếng Đức trong các trƣờng phổ thông tại Việt Nam. Nhân chuyến thăm này, Đại sứ Đức Claus Wunderlich cũng nhấn mạnh, từ năm 2005 đến năm 2010, dự án này đã đƣợc triển khai khá hiệu quả, đã có hàng nghìn học sinh Việt Nam theo học tiếng Đức và phía Đức cũng cử hàng trăm giáo viên bản ngữ sang giảng dạy tại Việt Nam. Đánh giá cao sự quan tâm của ngài Đại sứ với các dự án hợp tác giáo dục giữa hai nƣớc, nguyên Bộ trƣởng Phạm Vũ Luận khẳng định: Bộ giáo dục và đào tạo luôn ủng hộ các chủ trƣơng hợp tác chiến lƣợc giữa hai nƣớc, đặc biệt là các dự án mà hai bên đang triển khai trong lĩnh vực hợp tác giáo dục và đào tạo. Với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc Liên Bang cũng nhƣ Bang Hessen, Trƣờng Đại học Việt-Đức sẽ tiếp tục phát triển thành một trƣờng đại học tổng hợp đa ngành xuất sắc theo định hƣớng ứng dụng gắn liền với nghiên cứu.

Nhƣ vậy có thể nói, trong các dự án hợp tác giáo dục hai bên đang triển khai thì hợp tác xây dựng Đại học Việt - Đức là dự án rất quan trọng, là nền tảng để hai nƣớc phát triển hợp tác ngoại giao lên tầm chiến lƣợc. Đây cũng đƣợc coi là một trong những mơ hình hợp tác thành công trong các dự án của Đức với Việt Nam về đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao và là một biểu tƣợng của quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nƣớc.

Ngoài việc hợp tác với Việt Nam để mở các trƣờng phổ thông và đại học, CHLB Đức cịn đa dạng hố các dự án hợp tác giáo dục cho phù hợp với chính sách và xã hội Việt Nam nhƣ thành lập các Trung tâm hợp tác (nhƣ Trung tâm Việt Đức của ĐH Bách khoa Hà Nội), các viện ngơn ngữ và văn hố (viện Goethe), hoặc mở ra các cơ sở đào tạo tiếng Đức… Những cơ sở

này hoạt động đều có sự hợp tác liên kết với Đức, đƣợc Đức hỗ trợ và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại; tài trợ việc xây dựng và trang thiết bị đào tạo, cung cấp giáo viên bản ngữ và cấp học bổng cho giáo viên cũng nhƣ các sinh viên, học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc.Vì thế, quá trình hợp tác giáo dục Việt Đức khơng chỉ có hiệu quả ở các trƣờng phổ thông và đại học, mà ngay ở những cơ sở nhƣ thế này cũng đạt đƣợc những kết quả rất đáng trân trọng. Một trong những cơ sở nhƣ vậy có thể kể đến là Trung tâm Hợp tác Khoa học

kỹ thuật Việt-Đức (gọi tắt là Trung tâm Việt-Đức) đƣợc thành lập dựa trên cơ

sở thỏa thuận hợp tác ký tháng 7 năm 1997 giữa Hiệu trƣởng trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội - GS.TS. Hoàng Văn Phong và Chủ tịch Cơ quan Trao đổi

hàn lâm Đức (DAAD) - GS.TS. Theodor Berchem, dƣới sự giúp đỡ tích cực

của các cơ quan hữu quan Việt Nam và Đức, cùng với nỗ lực chung của Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội và DAAD. Trung tâm đƣợc khai trƣơng và đi vào hoạt động vào ngày 13/12/1999 với mục tiêu góp phần tăng cƣờng sự hợp tác Việt Đức trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ. Trung tâm này cũng đƣợc coi là trụ sở của Văn phòng đại diện Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức tại Việt Nam, Lào, Cam- Pu-Chia và Myanmar với những hoạt động khoa học cực kỳ hiệu quả. Hàng năm, trung tâm thƣờng có đồn trao đổi cán bộ hàn lâm giữa hai bên nhằm hợp tác trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao trình độ học thuật của các nhà khoa học hai bên.

Ngoài ra, tại viện Goethe, các khoá đào tạo tiếng Đức cũng liên tục đƣợc mở ra với nhiều trình độ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời học. Mỗi khố có khoảng từ 300 học viên trở lên với nhiều độ tuổi khác nhau, nhƣng chủ yếu là ngƣời trẻ theo học để chuẩn bị cho mục đích du học tại Đức sau này. Số lƣợng học viên trong mỗi lớp học chỉ khoảng 20 -22 ngƣời. Việc giới hạn này nhằm đảm bảo chất lƣợng dạy và học theo tiêu chuẩn của nền

giáo dục Đức. Hiện nay, viện Goethe có 30 giáo viên, trong đó 1/3 giáo viên là ngƣời Đức còn lại là ngƣời Việt nhƣng đã đƣợc đào tạo bởi nền giáo dục Đức27

. Học viên ở đây đƣợc học những giáo trình tiên tiến nhất của Đức cũng nhƣ là giáo viên thì ln cập nhật những phƣơng pháp giảng dạy hiện đại.

2.2.2. Hợp tác trong xây dựng chương trình, giáo trình, sách giáo khoa và phát triển giáo dục

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có quan điểm riêng về chƣơng trình, sách giáo khoa. Bởi vì mỗi quốc gia xác định một triết lý giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội của đất nƣớc mình. Tuy nhiên, việc tham khảo và vận dụng kinh nghiệm giáo dục của các nƣớc trên thế giới trong việc xây dựng sách giáo khoa là hết sức quan trọng, giúp chúng ta tận dụng đƣợc kinh nghiệm quý báu của các nƣớc phát triển.

Ở phần trên tác giả đã phân tích q trình hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và CHLB Đức từ nội dung hợp tác trong xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo qua việc Đức mở các trƣờng học và đƣa tiếng Đức vào giảng dạy tại một số trƣờng phổ thông tại Việt Nam. Trong phần này, một nội dung nữa tác giả có thể kể đến là q trình hợp tác xây dựng chƣơng trình, giáo trình, sách giáo khoa và phát triển giáo dục với hai nội dung là Việt Nam đƣa các chuyên gia, các nhà giáo dục sang Đức học tập kinh nghiệm và Đức cử các chuyên gia sang đào tạo, giúp Việt Nam phát triển trong lĩnh vực khoa học và giáo dục.

Trƣớc hết, về việc Việt Nam cử các chuyên gia, các nhà giáo dục sang Đức học tập kinh nghiệm có thể thấy sự hợp tác này đã và đang đƣợc thực thi thơng qua rất nhiều dự án. Có thể kể đến dự án đổi mới sách giáo khoa phổ thông do Bộ giáo dục đào tạo chỉ đạo và nhà xuất bản giáo dục thực hiện. Đổi mới nội dung, chƣơng trình của sách giáo khoa cấp bậc phổ thông là một trong những nội dung quan trọng của cơng cuộc đổi mới tồn diện và căn bản

nền giáo dục nƣớc nhà. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam muốn phát triển nhất thiết phải có những cuộc cải cách để tạo sự đột phá thay đổi về chất. Muốn vậy, Việt Nam cần phải tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ các phát triển. Đó là lý do hàng năm nhà xuất bản giáo dục đã cử các đoàn chuyên gia sang CHLB Đức và các nƣớc học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng sách giáo khoa, còn Bộ giáo dục đào tạo thì cử các nhà quản lý giáo dục sang Đức để học tập mơ hình cũng nhƣ là phƣơng pháp giảng dạy sao cho hiệu quả.

Tiểu kết chƣơng 2:

Hợp tác quốc tế nói chung và hợp tác giáo dục nói riêng là một trong những mục tiêu quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia muốn phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giáo dục việt nam – cộng hòa liên bang đức từ 1990 đến nay (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)