Tác động của hợp tác giáo dục Việt-Đức và những đóng góp của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giáo dục việt nam – cộng hòa liên bang đức từ 1990 đến nay (Trang 77 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Tác động của hợp tác giáo dục Việt-Đức và những đóng góp của

của nó đến đời sống xã hội của Việt Nam.

Theo phân tích khái niệm hợp tác ở trên, hợp tác tức là “cùng chung

sức giúp đỡ lẫn nhau trong cùng một công việc, một lĩnh vực nào đó nhằm mục đích chung”36. Ở đây có thể hiểu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và CHLB Đức thực chất là quá trình hai nƣớc cùng nhau chung sức để xây dựng

nền giáo dục hai nƣớc đƣợc tốt hơn, dĩ nhiên, qua sự hợp tác này hai bên đều có lợi. Tuy nhiên, vì Đức là một quốc gia phát triển, đi trƣớc Việt Nam rất nhiều, nền giáo dục Việt Nam còn lạc hậu so với nền giáo dục văn minh của Đức cho nên có thể nói Việt Nam sẽ đƣợc hƣởng lợi trực tiếp thông qua mối quan hệ hợp tác này. Hiện nay, chất lƣợng của ngành giáo dục của Việt Nam đang dần dần đƣợc cải thiện một cách khá toàn diện, cứ theo lộ trình này thì trong những năm tới sẽ có những bƣớc tiến quan trọng, đánh dấu sự thay đổi của ngành, điều này sẽ trực tiếp tác động đến con ngƣời và đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam trong giai đoạn tới. Có thể kể đến những đóng góp cơ bản của hợp tác giáo dục Việt Đức với những nội dung sau đây:

* Đóng góp đối với con người và giáo dục con người

- Góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời Việt Nam (trực tiếp nhất là những ngƣời đang đƣợc hƣởng lợi từ mối quan hệ hợp tác giáo dục Việt – Đức) trong việc xác định đúng vị trí, vai trị của giáo dục đào tạo trong đời sống kinh tế, xã hội cũng nhƣ là xác định trúng mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục đào tạo

- Góp phần nâng cao chất lƣợng học tập và giảng dạy thông qua việc cải cách về nội dung, chƣơng trình cũng nhƣ là phƣơng pháp dạy và học

- Góp phần nâng cao tính tự do, dân chủ trong giáo dục

- Việc hợp tác giáo dục với Đức cũng sẽ khiến cho thái độ lao động của ngƣời Việt Nam từng bƣớc đƣợc cải thiện. Thông qua việc học tập kinh nghiệm và sự ảnh hƣởng tích cực từ các bạn Đức, sinh viên, học viên Việt Nam dần nâng cao tính tổ chức, kỉ luật, hình thành thái độ học tập nghiêm túc và tác phong làm việc chuyên nghiệp, góp phần thay đổi lề lối của ngƣời Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhằm cải tạo năng suất lao động.

- Góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có tay nghề và nhân lực trình độ cao.

- Góp phần thay đổi nhận thức và chuyển đổi nền giáo dục Việt Nam từ một nền giáo dục nặng về dạy kiến thức và lý thuyết sang một nền giáo dục coi trọng giáo dục các kỹ năng và năng lực sáng tạo, thực hành cho ngƣời học; chuyển từ mơ hình lớp học lấy ngƣời thầy làm trung tâm sang mơ hình lớp học lấy ngƣời học làm trung tâm; phát huy tính chủ động, sáng tạo của ngƣời học.

- Góp phần phê phán tƣ duy chủ quan, cảm tính, tƣ duy cục bộ của ngƣời Việt Nam, xây dựng và từng bƣớc hình thành tƣ duy khách quan, khoa học; xây dựng phong cách, tác phong học tập và làm việc chuyên nghiệp cho phù hợp với bối cảnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay.

- Góp phần đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lƣợng cao có trình độ chun mơn và nghiệp vụ, kỹ năng và tính tổ chức, kỷ luật, đáp ứng nhu cầu công việc trong thời đại công nghiệp 4.0.

- Từng bƣớc cải cách giáo dục thông qua việc đổi mới về nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp, kỹ năng giảng dạy cũng nhƣ là thay đổi sách giáo khoa và các hình thức kiểm tra đánh giá ngƣời học. Kết quả của những chuyển biến này tuy khơng nhìn thấy trong một sớm một chiều nhƣng thực sự nó đang tích luỹ về lƣợng cho sự thay đổi tích cực về chất con ngƣời và kinh tế xã hội của Việt Nam. Đây cũng chính là đặc trƣng về vai trị của giáo dục so với các ngành nghề khác trong đời sống xã hội.

- Quá trình hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Cộng hoà liên bang Đức đã thực sự mở ra một cơ hội tốt cho học sinh, sinh viên, các nhà khoa học, các nhà quản lý cũng nhƣ là ngƣời lao động Việt Nam. Việc thế hệ trẻ Việt Nam khi chọn tiếng Đức là ngôn ngữ thứ hai, thứ ba ngày càng tăng lên về số lƣợng và hứng thú hơn trong q trình học chính là minh chứng rõ nhất nói lên điều này.

* Đóng góp đối với kinh tế, chính trị, xã hội

- Góp phần nâng cao đời sống kinh tế của Việt Nam thông qua việc cải tạo năng suất và hiệu quả công việc của nguồn nhân lực chất lƣợng cao, từ đó từng bƣớc góp phần nâng cao vị thế kinh tế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. - Nâng cao năng lực thanh tra, giám sát trong lĩnh vực giáo dục nhằm kịp thời đối phó với những biến động của dịng vốn do các dự án của chính phủ Đức mang lại.

- Tiếp tục đẩy mạnh vai trò cầu nối giữa Đức và các cơ sở giáo dục Việt Nam, tạo điều kiện kết nối giao lƣu giữa các trƣờng đại học; tăng cƣờng phổ biến thông tin về du học và tổ chức tƣ vấn kiến thức về hội nhập quốc tế cũng nhƣ kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án hợp tác với nƣớc ngồi sao cho hiệu quả.

- Có thể nói thơng qua q trình hợp tác giáo dục với Đức và các quốc gia khác, nền văn minh nƣớc bạn đã góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục, đào tạo và nguồn nhân lực chất lƣợng cao của Việt Nam. Kết quả là Việt Nam đƣợc hƣởng lợi từ quá trình hợp tác giáo dục với Đức, ít nhiều tạo ra sự chuyển biến về chất lƣợng giáo dục đào tạo ở nƣớc ta, góp phần thúc đẩy cơng cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam hiện nay.

- Quá trình Việt Nam hợp tác giáo dục với CHLB Đức đang diễn ra ở quy mô ngày càng sâu rộng đã tạo cơ hội thuận lợi để nƣớc ta tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mơ hình giáo dục và quản lý giáo dục hiện đại của các nƣớc tiên tiến, từ đó thay đổi về chất nền giáo dục Việt Nam, rút ngắn khoảng cách chênh lệch với các nƣớc có nền giáo dục phát triển.

- Quá trình hợp tác giáo dục với CHLB Đức đã trực tiếp giúp Việt Nam tranh thủ các nguồn lực bên ngồi về vốn, kinh nghiệm và cơng nghệ để phát triển giáo dục, góp phần thúc đẩy cơng cuộc xây dựng đất nƣớc vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

*Đóng góp đối với ngoại giao hai nước

Ngồi những đóng góp trực tiếp và gián tiếp từ quá trình hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức cho nền giáo dục hai nƣớc, sự hợp tác này cịn có tác dụng nâng tầm mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, khiến cho mối quan hệ Việt – Đức ở một tầm cao mới với nhiều triển vọng trong tƣơng lai.

Như vậy, hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và CHLB Đức đã trở thành

một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; thúc đẩy cải cách và nâng cao chất lƣợng nền giáo dục; mở rộng thị trƣờng, đẩy mạnh trao đổi về học thuật và nghiên cứu khoa học, tranh thủ đƣợc khối lƣợng lớn vốn đầu tƣ, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác; tạo thêm nhiều việc làm; nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Quá trình thực hiện các dự án hợp tác giáo dục làm cho năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục và quản lý giáo dục cũng đƣợc nâng lên một bƣớc; tổ chức, bộ máy các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực hợp tác quốc tế cũng đƣợc củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đội ngũ sinh viên, học viên Việt Nam trực tiếp đƣợc hƣởng lợi từ mối quan hệ hợp tác giáo dục Việt – Đức có bƣớc trƣởng thành đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giáo dục việt nam – cộng hòa liên bang đức từ 1990 đến nay (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)