Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới quan hệ Việt Nam với Lào giai đoạn 1986

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 25 - 37)

Nam với Lào giai đoạn 1986 - 1996

Từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào bắt đầu có sự thay đổi, giảm dần viện trợ và cho vay, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi; chuyển từ hợp tác từng mùa

vụ theo yêu cầu của phía bạn sang hợp tác theo chương trình, kế hoạch được ký kết hàng năm giữa hai Chính phủ; bước đầu nghiên cứu kế hoạch hợp tác dài hạn giữa hai nước, chuyển từ cơ chế hợp tác tập trung bao cấp sang cơ chế hạch tốn, cùng có lợi.

Nhờ sự nhạy bén về chính trị, Đảng ta đã sáng suốt thi hành đường lối đổi mới toàn diện cả về đối nội lẫn đối ngoại khá sớm, ngay cả trước khi xảy ra những biến cố ở Liên Xô và Đông Âu. Nhờ đó, quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn sáng sủa hơn, về cơ bản dần thốt ra khỏi thế bị cơ lập về chính trị, bị bao vây về kinh tế, có quan hệ bình thường và ngày càng cải thiện với hầu hết các nước gần xa.

Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội lần thứ IV của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng ở cả hai nước. Đại hội cũng đánh dấu những đổi mới trong quan hệ đối ngoại của cả hai nước, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, song vẫn tiếp tục dành ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố và phát triển mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.

Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) khẳng định: "Trong những năm tới, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại là ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hịa bình ở Đơng Dương, góp phần tích cực giữ vững hịa bình ở Đơng Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác tồn diện với Liên Xơ và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội" [ 16, tr 781], “Quân và dân ta tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia, củng cố liên minh chiến lược

với hai nước láng giềng anh em, cùng nhau tăng cường thế và lực của cách mạng ở cả ba nước” [ 16; tr 350], “củng cố và phát triển liên minh đặc biệt với hai nước Lào và Campuchia, coi đó là nghĩa vụ quốc tế thiêng liêng, là nhiệm vụ có tầm quan trọng chiến lược gắn liền với lợi ích sống cịn của độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội ở nước ta và trên tồn bán đảo Đơng Dương” [16, tr 371] . Đây là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại phục vụ nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự nghiệp phát triển khoa học - kỹ thuật và cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của nước ta.

“Đảng ta nhận thức sâu sắc rằng: phát triển và củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đơng Dương, đồn kết và tơn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước, hợp tác toàn diện, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là quy luật sống còn và phát triển của cả ba dân tộc anh em. Bằng những biện pháp thiết thực và có hiệu quả, chúng ta ra sức phát triển quan hệ giữa nước ta với Lào và Campuchia, làm cho mỗi nước và cả ba nước ngày càng vững mạnh, làm thất bại âm mưu và thủ đoạn chia rẽ của kẻ thù. Trước sau như một, Việt Nam trung thành với nghĩa vụ quốc tế của mình đối với cách mạng Lào và cách mạng Campuchia. Chúng ta coi mỗi thành tựu trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc của hai nước anh em như thành tựu của chính mình, cũng như mỗi thành tựu của chúng ta đều khơng tách rời tình đồn kết, sự ủng hộ và giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước anh em”. [16, tr 435-436].

Tiếp đó, ngày 3/7/1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng ban hành Chỉ thị số 09-CT/TW “Về việc quan hệ Đảng ta với Đảng Lào và Đảng

Campuchia” nhân dịp hội đàm với Đảng NDCM Lào và Đảng NDCM

Campuchia. Bản Chỉ thị đã xác định rõ thêm một số quan điểm và nguyên tắc lớn chỉ đạo mối quan hệ giữa Việt Nam với Lào, Việt Nam với Campuchia, bao gồm:

1. Liên minh trên bán đảo Đơng Dương là liên minh chiến lược, tồn diện, có ý nghĩa sống cịn. Hợp tác kinh tế, văn hóa ngày càng có vị trí quan trọng, tạo cơ sở vật chất cho liên minh hợp tác toàn diện giữa các bên, nhằm phát huy mạnh mẽ tiềm năng và thế mạnh kinh tế của mỗi nước và của ba nước, khai thác tốt nhất lao động, đất đai, tài nguyên và năng lực sản xuất hiện có bằng những hình thức hợp tác thích hợp. Đồng thời, coi trọng tranh thủ sự hợp tác chặt chẽ và sự giúp đỡ to lớn về các mặt của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

2. Trong hợp tác kinh tế, văn hóa giữa ta và các bạn, cần chuyển mạnh từ giúp đỡ, viện trợ và cho vay là chủ yếu sang hợp tác sản xuất, kinh doanh theo phương châm hai bên cùng có lợi, coi đó là hướng hợp tác cơ bản, lâu dài, tạo tiền đề và điều kiện tiến tới phân cơng lao động, chun mơn hóa và hợp tác hóa sản xuất, phối hợp kế hoạch kinh tế quốc dân, phối hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

3. Trong quan hệ tay đôi, phải lấy nâng cao chất lượng và hiệu quả làm phương châm chỉ đạo chủ yếu cho mọi hoạt động hợp tác. Căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của hai nước mà xác định chương trình hợp tác thiết thực cho đến năm 1990, đảm bảo tính hiện thực của các thỏa thuận, kiên quyết chấn chỉnh những tổ chức, những hoạt động, những cơng việc ít hiệu quả, kém chất lượng.

4. Quan hệ giữa các bên là quan hệ giữa những quốc gia độc lập, có chủ quyền, một mặt phải tôn trọng độc lập tự chủ của mỗi nước, phát huy cao độ tinh thần tự lập, tự cường của mỗi bên, mặt khác phải bảo vệ và tăng cường liên minh. Phải thể hiện được tinh thần bình đẳng, tơn trọng lợi ích chính đáng của nhau, đồng thời phải đảm bảo lợi ích cơ bản và lâu dài của liên minh.

5. Qua hội đàm, hai Đảng anh em đều có xu hướng rất đúng là quyết tâm vươn lên tự chủ sự nghiệp của mình, giảm dần sự gánh vác của tư đối với bạn. Cả hai Đảng đều khẳng định vai trò quan trọng của Đảng ta trong liên minh, mong ta nhanh chóng thốt ra khỏi những khó khăn hiện nay [24; tr 27-28 ].

Công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước được Đảng ta khởi xướng chỉ có thể giành được thắng lợi khi chúng ta kết hợp được những nội lực to lớn của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện hịa bình được giữ vững. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta đã xác định lợi ích cao nhất của Việt Nam lúc này là cần có hịa bình để tập trung mọi điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, thốt khỏi đói nghèo, từng bước theo kịp các nước trong khu vực. Hội nghị lần thứ 13 của Bộ Chính trị (khóa VI) họp tháng 5/1988 đã ra Nghị quyết về đổi mới tư duy về công tác đối ngoại để theo kịp những phát triển nhanh chóng của tình hình thế giới và có thể kết hợp được với mạnh thời đại trong điều kiện mới. Bộ Chính trị khẳng định Việt Nam đang có cơ hội lớn để giữ vững hịa bình và phát triển kinh tế: Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hịa bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế. Đó là nhân tố quyết định củng cố và giữ vững an ninh và độc lập. Chúng ta phải có một chiến lược tồn diện và thực hiện bằng được mục tiêu đó… Hội nghị này đã thực sự đổi mới tư duy đối ngoại, thoát khỏi những ràng buộc cứng nhắc mang tính khn mẫu cũ, mạnh dạn chuyển hướng tồn bộ chiến lược đối ngoại của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới khi tình hình thế giới và khu vực đã có nhiều thay đổi.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) đã thể hiện rõ quan điểm Việt Nam sẵn sàng thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở năm ngun tắc cùng tồn tại hịa bình, tơn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, mở rộng đến mức cao nhất có thể sự hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, cũng tiếp tục nhấn mạnh “ Đảng và nhân dân ta hết sức quý trọng mối quan hệ đặc biệt mà nhân dân ta cùng với nhân dân Lào và Campuchia đã tạo nên trong cuộc đấu tranh lâu dài vì độc lập tự do của mỗi nước và làm hết sức

mình để bảo vệ, tăng cường truyền thống tốt đẹp đó trong giai đoạn mới” [ 18, tr 230-231].

Các đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như của Đảng NDCM Lào đều ln khẳng định đường lối, chính sách coi trọng và khơng ngừng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, coi đó là di sản vơ giá của hai dân tộc và là quy luật phát triển, nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước. Mỗi bước đi, mỗi thành cơng của nhân dân Lào đều có sự ủng hộ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam và ngược lại. Do đặc điểm lịch sử và đặc thù cách mạng của hai nước, chung một nhiệm vụ, một mục tiêu chiến lược cách mạng nên quan hệ của hai nước càng có sự gần gũi, dễ đồng cảm và hiểu biết lẫn nhau. Quan hệ giữa hai nước là mối quan hệ đặc biệt hiếm có, đồn kết hợp tác bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau để tồn tại và phát triển, giúp đỡ không phải làm thay mà vẫn giữ vững nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, khơng có tư tưởng nước lớn…, coi đây là nhiệm vụ chiến lược, là mối quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình.

Sau Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội lần thứ IV Đảng Nhân dân cách mạng Lào, quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - Lào tiếp tục được củng cố và phát triển thêm một bước mới, thể hiện rõ nét qua các hoạt động chung giữa hai Đảng, như hoạt động kỷ niệm 10 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/1987), nhằm:

“- Tuyên truyền giáo dục sâu rộng và làm cho nhân dân ta quán triệt ý nghĩa sống còn của việc tăng cường liên minh đoàn kết chiến đấu Việt - Lào cũng như Việt - Lào - Campuchia, nhất là trong giai đoạn mới; thấy rõ những thành tích to lớn trong việc thực hiện Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác việt Nam - Lào trên tất cả những lĩnh vực; đồng thời kiểm điểm những thiếu sót, tồn tại

trong việc hợp tác giữa hai nước để có biện pháp thiết thực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hợp tác.

- Khẳng định quyết tâm của nhân dân ta trong việc củng cố và tăng cường liên minh ba nước, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của đế quốc và các lực lượng phản động khác nhằm làm suy yếu liên minh ba nước.

- Làm rõ lập trường đúng đắn và thái độ thiện chí của ba nước trên bán đảo Đông Dương, kiên quyết phấn đấu cho một giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia, cho một Đơng Nam Á hịa bình, ổn định và hợp tác; lên án các thế lực đế quốc và phản động mưu toan gây đối đầu, làm mất ổn định trong khu vực.” (Trích Thơng tri của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Số 08-TT/TW, ngày 25-5-1987) [ 24, tr 21 ].

Trong 2 ngày 9-10/5/1987, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị Đảng NDCM Lào đã tiến hành hội đàm, đây là cuộc hội đàm theo truyền thống hàng năm, vừa là mở màn giai đoạn mới của mối quan hệ đặc biệt, liên minh, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào kể từ sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào.

Trên cơ sở nhận định tình hình quốc tế và khu vực đang diễn biến rất sôi động và phức tạp. Lực lượng cách mạng và hịa bình do hệ thống xã hội chủ nghĩa làm trụ cột đang ở trong thế tấn công và ngày càng trưởng thành lớn mạnh, thế thuận lợi ngày càng nghiêng về phía cách mạng và hịa bình. Nhưng bản chất của chủ nghĩa đế quốc vẫn khơng thay đổi và cịn rất ngoan cố. Ở khu vực Đông Nam Á, đế quốc Mỹ đã câu kết với các thế lực phản động quốc tế tiếp tục tăng cường chống phá cách mạng ba nước Đông Dương. Âm mưu chiến lược của chúng vẫn là chia rẽ, làm cho ba nước suy yếu. Vì vậy, để phát huy thế chiến lược tấn công của cách mạng, ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia phải tăng cường đồn kết, tích cực phối hợp với Liên Xô và các nước xã hội chủ

nghĩa trong cuộc đấu tranh vì hịa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi trong việc bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi nước và của ba nước.

Cũng tại cuộc hội đàm, hai bên đã thông báo cho nhau biết về tình hình cách mạng của mỗi nước, cùng kiểm điểm lại tình hình chung và trao đổi, bàn bạc các chiến lược, sách lược nhằm đấu tranh để bảo vệ thành quả của cách mạng, tăng cường thực lực cho cách mạng mỗi nước; khẳng định khối đoàn kết Việt Nam - Lào được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa đã không ngừng tiếp tục phát huy truyền thống liên minh chiến đấu và đoàn kết đặc biệt, đã trải qua nhiều thử thách trong nửa thế kỷ qua. Khối đoàn kết liên minh đặc biệt này đã tăng thêm sức mạnh cho mỗi nước, bảo đảm thắng lợi của cách mạng mỗi nước trưởng thành, phát triển, đồng thời cũng đã góp phần tích cực vào việc phát triển và củng cố sự liên minh đoàn kết Việt Nam - Lào - Campuchia. Xuất phát từ truyền thống lịch sử và tình hình, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng ba nước, sự tăng cường liên minh hợp tác toàn diện giữa ba Đảng, ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia trở thành nhiệm vụ chiến lược số một, là nguyên tắc cách mạng bất di bất dịch của mỗi nước, là vấn đề sống còn của mỗi nước và của cả ba nước. Để thực hiện tốt việc tăng cường liên minh hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Lào, trong giai đoạn mới, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào đặc biệt nhấn mạnh và yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương quán triệt và nắm chắc hai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 25 - 37)