Sự chỉ đạo của Đảng từ năm 1986 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 43 - 52)

Nhân dịp Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào ký Hiệp ước bổ sung và Nghị định thư về biên giới Việt Nam - Lào, ngày 24/1/1986, các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gửi điện mừng tới các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào. Nội dung bức điện nêu rõ, sau Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ký ngày 18/7/1977, việc ký kết các văn kiện này kết thúc thắng lợi quá trình hợp tác trong hơn 8 năm qua giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước, là một bước thắng lợi lớn của tình đồn kết Việt Nam - Lào, từ nay giữa hai nước đã có đường biên giới chính thức được hoạch định bằng Hiệp ước, phân vạch trên thực địa và đánh dấu bằng một hệ thống mốc chính quy. Việc phân định chính thức đường biên giới quốc gia giữa hai nước thể hiện được nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hai nước là tôn trọng độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, tơn trọng lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế; đáp ứng nguyện vọng thiết tha của nhân dân hai nước có mong muốn có một đường biên giới chung hữu nghị lâu dài. Đây là một mẫu mực về sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vơ sản cao cả, một biểu hiện của mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước anh em gắn bó với nhau bằng mối tình cảm bền vững, thủy chung và trong sáng.

Quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - Lào được hình thành trên cơ sở của hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp tinh thần quốc tế vơ sản và sự đồn kết của nhân dân hai nước. Đó là mối quan hệ vừa là đồng chí vừa là anh em. Thời kỳ này, quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục được củng cố và phát triển, đã có nhiều cuộc hội đàm cấp cao nhân dịp các chuyến thăm hữu nghị chính thức. Tại các cuộc hội đàm, hai bên đã thường xuyên thông báo cho nhau những chuyển biến mới nhất trong tình hình mỗi Đảng, mỗi

nước; đồng thời, trao đổi những biện pháp củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào.

Tại cuộc hội đàm giữa hai Bộ Chính trị hai Đảng nhân chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu cấp cao Đảng NDCM Lào tại Việt Nam (5/1987), đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: Trong những năm tới, tình hình quốc tế và Đơng Nam Á có nhiều thuận lợi chung, nhưng cũng sẽ diễn biến phức tạp hơn, do đó hai Đảng, hai Nhà nước phải tăng cường hơn nữa liên minh chiến lược, hợp tác toàn diện nhằm bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng CNXH ở mỗi nước.

Nhìn chung, thơng qua các cuộc hội đàm và các văn kiện đều tiếp tục khẳng định mối quan hệ đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

Ngoài những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao của Đảng, các bộ, ban, ngành, các địa phương từ Trung ương đến địa phương cũng có các cuộc tiếp xúc, trao đổi với với các đơn vị tương đương của Lào nhằm phát triển quan hệ hợp tác, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế.

Đáng chú ý trong thời gian này là chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Lào của Đồn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu theo lời mời của đồng chí Cayxỏn Phơmvihản và Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào từ ngày 2 - 4/7/1989. Đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức Lào kể từ sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội IV Đảng Nhân dân cách mạng Lào, trong bối cảnh quốc tế và khu vực đang diễn ra những biến đổi quan trọng và mỗi Đảng đều đã kiểm điểm, đánh giá sự nghiệp đổi mới sau 2 năm.

Đồn đã đến đặt vịng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài liệt sĩ ở Thủ đô Viêng Chăn; gặp gỡ thân mật với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào; dự mít tinh trọng thể của đại biểu các tầng lớp nhân dân Lào chào

mừng Đoàn và đi thăm một số cơ sở kinh tế, văn hố ở Thủ đơ Viêng Chăn. Cũng trong chuyến thăm này, Đảng và Nhà nước Lào đã trao tặng Huân chương vàng quốc gia - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Lào cho đồng chí Nguyễn Văn Linh - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng chí Đỗ Mười - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam vì đã có thành tích to lớn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ tăng cường tình hữu nghị vĩ đại, tình đồn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam.

Tại cuộc hội đàm, hai bên thơng báo cho nhau tình hình và kinh nghiệm bước đầu trong sự nghiệp đổi mới ở mỗi nước; đồng chí Cayxỏn Phơmvihản đã thơng báo về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IV Đảng NDCM Lào và những thành tựu to lớn đã đạt được trong việc thực hiện các Nghị quyết 5, 6, 7 của Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, nhất là sau 2 năm thực hiện đổi mới về chính trị, kinh tế, xã hội và mở rộng quan hệ với nước ngồi. Đồng chí Nguyễn Văn Linh cũng thơng báo về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là về hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và những thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Về con đường đi lên CNXH, hai bên bày tỏ niềm tin vững chắc về sự thắng lợi cuối cùng của CNXH. Con đường tới đích đó của các nước nông nghiệp lạc hậu, lại mang những thương tích chiến tranh như Việt Nam và Lào là con đường dài, khúc khuỷu, phải trải qua rất nhiều bước quá độ, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nhất định sẽ thắng lợi. Sự nghiệp ấy chỉ có thể thành cơng và nhất định thành công khi Đảng lãnh đạo cách mạng nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể đương thời, biết

lấy dân làm gốc, đồn kết tồn dân, dựa trên liên minh cơng nơng và trí thức cách mạng, đồn kết quốc tế, vững bước tiến lên con đường CNXH.

Đối với các vấn đề quốc tế cùng quan tâm, hai bên hoàn toàn ủng hộ Campuchia tại Jim-1, Jim-2 và các cuộc gặp Hunxen - Xihanuc nhằm thực hiện hịa hợp dân tộc và tìm kiếm giải pháp chính trị, cơng bằng, hợp lý về vấn đề Campuchia trên cơ sở tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia; đồng thời xây dựng khu vực Đông Nam Á thành một khu vực hịa bình, tự do, trung lập, hữu nghị và hợp tác, hai bên khẳng định tăng cường quan hệ hợp tác tồn diện với Liên Xơ và các nước XHCN, coi đó là nhân tố đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước, hoàn tồn ủng hộ những sáng kiến hịa bình xây dựng của Liên Xơ, ra sức phấn đấu vì lợi ích phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, sự nghiệp hịa bình và độc lập tự do của các dân tộc. Hai bên hoan nghênh kết quả cuộc gặp cấp cao Xô - Trung vừa qua, mong muốn thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ với CHDCND Trung Hoa, xây dựng và phát triển quan hệ láng giềng tốt đẹp với Vương quốc Thái Lan. Hai bên nhất trí cao về đánh giá tình hình quốc tế và khu vực, về sự phối hợp chặt chẽ đấu tranh cho những mục tiêu của thời đại.

Qua hội đàm, hai bên đã tăng cường thêm sự hiểu biết, thông cảm và tin cậy lẫn nhau, đạt được sự nhất trí cao về quan điểm đánh giá tình hình cũng như về chiến lược, sách lược phối hợp đấu tranh trong tình hình mới. Hai bên khẳng định lại một cách mạnh mẽ việc tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

Hai bên trao đổi và nhất trí về những phương hướng lớn, hợp tác tồn diện về chính trị, an ninh, quốc phịng, kinh tế, văn hóa và đối ngoại; trao đổi các biện pháp lớn về cơ chế, tổ chức để tháo gỡ những khó khăn, ách tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác hai bên.

Tại cuộc hội đàm với lãnh đạo nước CHDCND Lào tại Viêng Chăn, ngày 3/7/1989, đồng chí Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam đã tiếp tục khẳng định truyền thống đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào; đồng thời đề xuất những phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục mở rộng hợp tác, phát triển nhằm giúp đỡ nhau khôi phục và phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức mới như phát triển trao đổi hàng hóa, hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết, đặc biệt là giữa các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tỉnh, bước đầu coi trọng chất lượng và hiệu quả, phù hợp với đường lối đổi mới của hai Đảng, với tình hữu nghị thủy chung trong sáng và liên minh chiến đấu đặc biệt giữa nhân dân hai nước. Đồng chí khẳng định: “Những kết quả bước đầu trong việc tăng cường và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật Việt - Lào thời gian qua đã chứng minh rằng đường lối của hai Đảng nhằm ra sức củng cố và phát triển sự hợp tác toàn diện giữa nhân dân hai nước việt - Lào anh em, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, như Bộ chính trị hai Đảng đã trao đổi và nhất trí trong cuộc hội đàm tháng 5 - 1987, là hoàn toàn đúng đắn và là bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá để chúng ta tiếp tục hoàn thiện và làm phong phú hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước”. [24; tr 36]. Đồng thời cũng chỉ ra một số mặt còn hạn chế trong q trình hợp tác, đó là chậm đổi mới cơ chế hợp tác cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Tính hành chính bao cấp trong quan hệ hợp tác vẫn còn nặng, chưa vạch được chiến lược hợp tác dài hạn, do đó đã hạn chế phần nào hiệu quả hợp tác giữa hai nước. Đồng chí nhấn mạnh: “Tình hình trên thế giới và trong khu vực đang có những biến đổi nhanh chóng, có mặt thuận lợi, nhưng cũng có khơng ít khó khăn, phức tạp, thậm chí gay gắt và quyết liệt, việc tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác Việt - Lào lại càng có ý nghĩa vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài và hệ trọng. Tình hình mới địi hỏi chúng ta cần sớm vạch ra một chiến lược dài hạn phát triển sự hợp tác giữa hai nước, phối hợp chiến lược phá triển kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, nhanh

chóng xây dựng một cơ chế mới về sự hợp tác đó, tìm ra những hình thức thích hợp, đa dạng, vừa thể hiện được quan hệ đặc biệt Việt - Lào, bảo đảm hiệu quả kinh tế cao nhất cho cả hai nước, vừa tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế giữa hai nước với các nước khác.” [ 24; tr 38 ].

Những thỏa thuận đạt được tại cuộc hội đàm là cơ sở cho việc hoạch định chương trình hợp tác trong những năm trước mắt, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước lên một bước mới... Hai bên đều cho rằng, cuộc hội đàm chính thức lần này của Đồn cấp cao Đảng ta tại CHDCND Lào có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là cột mốc lớn trong lịch sử quan hệ hai bên. Thông báo chung Việt - Lào khẳng định sự kiện này mở ra một giai đoạn mới cho việc tăng cường tình đồn kết đặc biệt, thủy chung trong sáng, sự hợp tác toàn diện bền chặt Việt - Lào.

Sau chuyến đi, đồng chí Đỗ Mười, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có buổi trả lời phỏng vấn báo Nhân dân, khẳng định “Hợp tác kinh tế Việt - Lào phải thiết thực, có trọng tâm, có thứ tự để đạt hiệu quả và chất lượng cao”. “Việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, đi đôi với việc tiếp tục giúp đỡ lẫn nhau trên tình anh em đồng chí, tới đây cần mở rộng và tăng cường hơn nữa… Mở rộng các quan hệ trực tiếp giữa hai Nhà nước, giữa các ngành, các địa phương và cơ sở bằng nhiều hình thức; liên doanh liên kết, đầu tư trực tiếp, hợp tác hai bên và nhiều bên… Trước mắt hai bên cần tập trung cố gắng để mở các tuyến đường nối liền nước CHDCND Lào với biển Đông, bao gồm cầu đường, đường ống dẫn dầu, bến cảng, kho bãi.v.v.. Giải quyết tốt việc vận tải quá cảnh vật tư hàng hóa nhập khẩu của Lào trên lãnh thổ Việt Nam. Phối hợp giữa hai nước và với các nước khác trong việc khai thác hạ lưu sông Mê Công. Việt Nam và Lào hợp sức để khai thác dãy Trường Sơn, biến Trường Sơn thành khu vực kinh tế phồn thịnh. Về hợp tác sản xuất, chúng ta sẽ bàn với bạn tiếp tục hợp tác giải quyết vấn đề lương thực trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, mở rộng hợp tác kinh doanh lâm

nghiệp, đẩy mạnh hợp tác khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu khoáng sản… Phối hợp giải quyết các vấn đề về thị trường của hai nước, làm cho thị trường hai nước ngày càng phát triển và phong phú… phối hợp chính sách bảo vệ mơi trường trong q trình khai thác tài nguyên thiên nhiên… Một vấn đề rất quan trọng là sớm hồn thiện cơ chế chính sách hợp tác và tổ chức hợp tác phù hợp với đường lối đổi mới của hai Đảng và mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào, thể chế hóa cơ chế đó thành văn bản pháp lý ở cấp Nhà nước về mối quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa hai nước. Trước mắt chúng ta sẽ xem xét bàn bạc để ký một số hiệp định khung quy định các nguyên tắc về việc thành lập và sự hoạt động của sự nghiệp liên doanh; về quan hệ trực tiếp giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh của hai nước, quy chế về chuyên gia, về thuế quan, về xuất nhập cảnh… để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cụ thể thực hiện các kế hoạch hợp tác” [56; tr 1- 4].

Năm 1990, kỷ niệm 35 năm thành lập Đảng NDCM Lào, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi điện chúc mừng những thành tựu mà Đảng NDCM Lào đã giành được trong quá trình lãnh đạo cách mạng, “Những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Lào đã khơng ngừng phát huy vai trị tích cực của nước CHDCND Lào trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ở Đông Nam Á và thế giới, đồng thời đã góp phần tăng cường thế và lực của cách mạng ba nước trên bán đảo Đơng Dương. Vị trí và uy tín quốc tế của Đảng NDCM Lào, của nước CHDCND Lào ngày càng được nâng cao” [24; tr 98]. Bức điện khẳng định: “Chúng tôi hết sức vui mừng trước những thắng lợi to lớn mà nhân dân Lào anh em đã giành được. Những người cộng sản và nhân dân Việt Nam tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, các đồng chí,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 43 - 52)