Sự chỉ đạo của Đảng từ năm 1996 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 78 - 83)

Nhân dịp Đại hội lần thứ VI Đảng Nhân dân cách mạng Lào, ngày 17/3/1996, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi điện mừng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào. Đại hội lần thứ VI Đảng Nhân dân cách mạng Lào diễn ra vào dịp kỷ niệm lần thứ 41 năm ngày thành lập Đảng NDCM Lào, là sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong đời sống chính trị của Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào. Bức điện nêu bật những thành tựu mà Đảng NDCM Lào đã đạt được hơn 10 năm đổi mới, có nhiều chuyển biến quan trọng có ý nghĩa chiến lược: quốc phịng, an ninh được giữ vững; kinh tế - xã hội liên tục phát triển; đời sống nhân dân các bộ tộc Lào được cải thiện rõ rệt; hệ thống chính trị được củng cố; quan hệ đối ngoại được mở rộng; vai trị, uy tín của CHDCND Lào ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế; khẳng định những thành tựu đó là do đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và là sự cống hiến tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Trong năm 1997, phía Việt Nam đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước và các ban, ngành trung ương thăm viếng, trao đổi, giới thiệu những kinh nghiệm quý báu trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, tạo bầu khơng khí hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, mở ra nhiều hướng hợp tác mới với nội dung phong phú, giúp nhau giải quyết những vấn đề thiết thực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Cũng trong năm 1997, hai nước long trọng kỷ niệm 20 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào và 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, khẳng định những thành tựu mới của quan hệ Việt Nam - Lào.

Trong quá trình nghiên cứu lý luận và chỉ đạo thực tiễn sự nghiệp xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và Lào, hai bên thường

xuyên hợp tác trao đổi ý kiến về nhiều vấn đề qua đội ngũ chuyên gia và hội đàm, hội thảo giữa lãnh đạo của hai Đảng như: về mơ hình chủ nghĩa xã hội; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội... và những chuyên đề cụ thể trên từng lĩnh vực. Kết quả của những hoạt động đó được vận dụng thực hiện ở mỗi nước đã đưa đến công cuộc đổi mới tồn diện, có ngun tắc, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo của nhân dân, khai thác đạt hiệu quả tốt nhiều tiềm năng của đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Nhờ vậy, thành quả cách mạng của mỗi nước và quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam được bảo vệ vững chắc và phát triển trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào thối trào. Hai nước thốt khỏi những khó khăn gay gắt về kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.

Từ ngày 5 đến ngày 9-3-1998, Nhận lời mời của Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào Khămtày Xiphănđon, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã thăm chính thức nước CHDCND Lào. Trong thời gian ở thăm Lào, Tổng Bí thư đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Khămtày Xiphănđon, đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Lào; thăm nhà tưởng niệm Chủ tịch Cayxỏn Phơmvihản; thăm đồng chí Numhắc Phumxavẳn, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào; tiếp lãnh đạo Hội hữu nghị Lào - Việt Nam đến chào; tiếp và nói chuyện với đại biểu Việt kiều; dự cuộc mít tinh do Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào, Thành ủy và chính quyền Thủ đơ Viêng Chăn tổ chức chào mừng Đồn; thăm một số cơ sở kinh tế, văn hóa ở Thủ đơ Viêng Chăn và tỉnh Chămpaxắc. Cũng nhân dịp này, Chủ tịch Khămtày Xiphănđon đã trao tặng đồng chí Lê Khả Phiêu Huân chương quốc gia, Huân chương cao quý nhất của nước CHDCND Lào, vì đồng chí đã có những cống

hiến xuất sắc vào việc củng cố và tăng cường tình hữu nghị đồn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Lào.

Tại cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhiệt liệt hoan nghênh và đánh giá cao những thành tựu to lớn mà nhân dân các bộ tộc Lào đã giành được trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước theo đường lối đổi mới, giữ vững ổn định, chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện nổi bật qua sự thành công tốt đẹp của cuộc bầu cử Quốc hội và kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IV; uy tín của CHDCND Lào ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chân thành chúc nhân dân các bộ tộc Lào anh em, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào do đồng chí Khămtày Xiphănđon đứng đầu, kế tục sự nghiệp vẻ vang của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội VI của Đảng NDCM Lào, xây dựng thành công một nước Lào hịa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng; vì hạnh phúc của nhân dân các bộ tộc Lào, vì hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hai bên đã trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Trong bối cảnh mới, hai bên đều quyết tâm đưa quan hệ Việt Nam - Lào sang một giai đoạn mới, vì sự phồn vinh và hạnh phúc của nhân dân mỗi nước. Hai bên bàn bạc phương hướng chiến lược hợp tác giữa hai nước đến những năm đầu thế kỷ XXI, xem xét khả năng thực tế của mỗi bên và thỏa thuận những biện pháp nhằm đẩy mạnh sự hợp tác trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa du lịch và đào tạo cán bộ. Thỏa thuận thúc đẩy các ngành hữu quan tiếp tục đàm phán, sớm ký kết các Hiệp định về các vấn đề cụ thể. Thỏa thuận nghiên cứu phương thức để Lào sử dụng thuận lợi cảng Vũng Áng của Việt Nam phù hợp với luật pháp hai nước, luật pháp quốc tế và quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

Cũng trong chuyến thăm và làm việc tại Lào, Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật hai nước đã họp kỳ họp thứ 20. Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật Việt Nam và Lào; Biên bản của kỳ họp; Hiệp định hợp tác thương mại; Thỏa thuận về cơ chế tài chính và quản lý các dự án sử dụng viện trợ giữa CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào.

Tháng 1/1999, tại cuộc hội đàm nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của đoàn đại biểu cấp cao Đảng NDCM Lào do đồng chí Khămtày Xiphănđon, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào, các đồng chí lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước thỏa thuận không ngừng phấn đấu đưa quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào lên tầm cao mới, không ngừng phát triển một cách có hiệu quả sự hợp tác đó cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phịng, an ninh và đối ngoại hướng tới thế kỷ XXI. Để triển khai thỏa thuận này, Chính phủ hai nước sẽ khẩn trương xây dựng định hướng chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào đến năm 2020 và chương trình hợp tác từ 2001-2010. Định hướng này được thống nhất tại cuộc gặp gỡ giữa hai Bộ Chính trị vào tháng 2/2001. Hai bên cũng đều cho rằng, các cuộc gặp gỡ cấp cao thường xuyên giữa lãnh đạo Đảng hai nước có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào.

Năm 2000, kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Đảng NDCM Lào, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam gửi điện chúc mừng. Nội dung bức điện khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam nhiệt liệt chào mừng những thành tựu to lớn đó của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và nhân dân các bộ tộc Lào anh em và tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào do đồng chí Khămtày Xiphănđon đứng đầu, kế tục sự nghiệp vẻ vang của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, nhân dân các bộ tộc Lào sẽ tiếp tục giành nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, thực hiện thắng lợi Nghị

quyết Đại hội VI của Đảng, đưa đất nước Lào vững bước tiến vào thế kỷ XXI, xây dựng thành cơng một nước Lào hịa bình, độc lập dân chủ, thống nhất và thịnh vượng… Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy truyền thống gắn bó giữa hai Đảng và nhân dân hai nước, chúng tôi nguyện làm hết sức mình thực hiện những thỏa thuận của cấp cao hai Đảng, hai nước, không ngừng củng cố và tăng cường tình hữu nghị đồn kết đặc biệt và sự hợp tác tồn diện Việt Nam - Lào, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì sự nghiệp hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.” [24; tr 405 - 406].

Ngoài các chuyến thăm và làm việc của Lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước, các đoàn đại biểu, các tổ chức của Đảng, của quần chúng, các Bộ, các ngành và các địa phương của hai nước cũng gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, trao đổi thông tin, rút kinh nghiệm và ký văn bản hợp tác giúp đỡ lẫn nhau hàng năm ngày càng thường xuyên, tạo điều kiện hiểu biết và thân thiết với nhau hơn; kể cả các đơn vị kinh tế kinh doanh cũng hợp tác với nhau và từng bước có kết quả.

Quán triệt tinh thần cuộc hội đàm của hai Bộ Chính trị hàng năm và căn cứ vào biên bản thỏa thuận hợp tác, Chính phủ hai nước ký kết nhiều văn bản hiệp định, tăng cường các hoạt động trên nhiều lĩnh vực, nhằm cụ thể từng nội dung hợp tác hai bên, như: Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định về hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học - kỹ thuật thời kỳ 1996 - 2000 và Hiệp định về hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học - kỹ thuật năm 1996 (ký ngày 14/1/1996); Hiệp định về vận tải đường bộ (ký ngày 24/2/1996); Hiệp định về thương mại (ký ngày 9/3/1998); Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự và Hiệp định về hợp tác lĩnh vực năng lượng - điện (ký ngày 6/7/1998); Thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa qua lại biên giới giữa hai nước (ký ngày 23/8/2000); Hiệp định về hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học - kỹ thuật thời kỳ

2001 - 2005 và năm 2001 (ký ngày 6/2/2001)… Ngồi ra, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành nhiều quyết định, chỉ thị trong quan hệ hợp tác với Lào, như Chỉ thị số 186/TTg, ngày 28/3/1997 về việc tăng cường thực hiện Hợp tác bền vững lưu vực sông Mê Công; Quyết định số 09/1999/QĐ-TTg, ngày 27/1/1999 về việc phê duyệt hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào; Cơng văn số 841/CP-HTQT, ngày 12/8/1999 về việc cử chuyên gia tài chính và ngân hàng sang giúp Lào…

Nhìn chung, ở giai đoạn này, trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế diễn biến rất phức tạp, thời cơ và thách thức đan xen nhau, đòi hỏi hai Đảng, nhân dân hai nước Việt Nam - Lào càng phải không ngừng củng cố, tăng cường hơn nữa sự ủng hộ lẫn nhau và sự hợp tác tồn diện. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và nhân dân Việt Nam ln quyết tâm làm hết sức mình cùng với Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào phấn đấu giữ gìn, phát huy và nâng quan hệ Việt Nam - Lào lên một tầm cao mới. Các hoạt động chính trị giữa Đảng ta với Đảng NDCM Lào diễn ra phong phú cả về quy mơ và hình thức, mang lại hiệu quả cao, thiết thực cho quá trình hợp tác; đồng thời, củng cố khơng khí hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa hai Đảng, hai Nhà nước, tạo tiền đề cho sự phát triển hợp tác các giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 78 - 83)