Sự chỉ đạo của Đảng từ năm 1991 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 52 - 59)

Trong bối cảnh quốc tế nhiều chuyển biến phức tạp, mặc dù các thế lực thù địch đang có nhiều âm mưu, thủ đoạn rất thâm độc nhằm chia rẽ quan hệ Việt Nam - Lào, nhưng mối quan hệ hữu nghị, tình đồn kết Việt Nam - Lào vẫn không ngừng được củng cố và phát triển. Dù cịn nhiều khó khăn, nhưng Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam vẫn luôn giành cho Lào sự giúp đỡ toàn diện và to lớn.

Năm 1991 là năm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển” được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Với những nỗ lực của mình, Việt Nam khơng ngừng mở rộng quan hệ với các nước láng giềng và trên thế giới; đồng thời, cũng không ngừng đổi mới trong cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa các lĩnh vực hợp tác với Lào. Phát biểu tại Đại hội lần thứ V của Đảng NDCM Lào (tháng 3/1991), đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng ta đã khẳng định: “Trong tình hình thế giới biến động và phức tạp hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương trên cơ sở thực hiện tốt hơn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế, ra sức giữ hịa bình, tăng cường hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới (…), Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà

nước CHXHCN Việt Nam và nhân dân Việt Nam tuân theo lời dạy của Bác Hồ vĩ đại, nguyện bảo vệ mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào như bảo vệ chính con ngươi của mắt mình, quyết góp phần cùng các đồng chí phát triển khơng ngừng quan hệ đó trên cơ sở tơn trọng độc lập tự chủ của mỗi đảng, chủ quyền của mỗi nước, phát huy truyền thống giúp đỡ lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi, đồng thời ra sức đổi mới nội dung, phương thức và cơ chế hợp tác, coi trọng tính thiết thực, chất lượng và hiệu quả” [24; tr 113]. Trong chuyến thăm tiếp theo của đồng chí Cayxỏn Phơmvihản, Tổng Bí thư Đảng NDCM Lào tại Việt Nam (10/1991), hai bên lại tiếp tục khẳng định những nỗ lực của mình, quyết tâm trước sau như một tăng cường củng cố và nâng cao quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, định kỳ trao đổi cấp Thứ trưởng Ngoại giao giữa hai nước nhằm phối hợp chặt chẽ các hoạt động ngoại giao trên các diễn đàn quốc tế.

Ngày 11-11-1991, Ban Bí thư đã có Quyết định số 10-QĐ/TW thành lập Ban hợp tác với Lào trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Lê Đức Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng là Trưởng Ban và đồng chí Hồng Hà, Bí thư Trung ương Đảng làm Phó trưởng Ban. Ban có nhiệm vụ: Giúp Bộ Chính trị và Ban Bí thư nghiên cứu đề xuất chủ trương, chính sách và điều hành các quan hệ về Đảng với Đảng NDCM Lào ở các cấp của Đảng và Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc quan hệ hợp tác của các cấp ủy đảng và các đoàn thể nhân dân với Lào theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sự kiện chế độ XHCN ở Liên Xô tan rã cuối năm 1991 đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hoạt động đối ngoại của Đảng ta. Đứng trước những thay đổi nhanh chóng của thời cuộc, địi hỏi cần phải bổ sung và hồn chỉnh chính sách đối ngoại trong tình hình mới, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa VII của Đảng (6/1992) đã đề ra tư tưởng chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là kiên quyết giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, linh hoạt trong việc xử lý các vấn đề

quốc tế. Hội nghị đã xác định bốn phương châm trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh hai phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; tích cực tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước… Nhờ đó, đã từng bước giúp Việt Nam xác lập vị thế có lợi nhất trong quan hệ quốc tế, xúc tiến cho quá trình gia nhập tổ chức ASEAN sau này.

Nhận lời mời của đồng chí Cayxỏn Phơmvihản, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào, đoàn đại biểu cấp cao Đảng ta do đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư dẫn đầu đã sang thăm nước CHDCND Lào từ ngày 12/8/1992. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào. Tiếp theo chuyến thăm hữu nghị chính thức nước CHXHCN Việt Nam của đồng chí Cayxỏn Phơmvihản vào tháng 10/1991, chuyến thăm lần này của đồng chí Đỗ Mười khẳng định một lần nữa quyết tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta cùng với Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào anh em ra sức bảo vệ và vun đắp quan hệ hai nước ngày càng bền vững.

Tại cuộc hội đàm, về các vấn đề quốc tế, cả hai bên đều nhấn mạnh rằng trong tình hình thế giới đang diễn biến nhanh chóng, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, những vận hội mới xuất hiện nhưng còn nhiều mặt phức tạp. Cần phấn đấu thiết lập mối quan hệ quốc tế lành mạnh, cùng tồn tại hịa bình, hợp tác bình đẳng vì sự phát triển và phồn vinh của mỗi dân tộc. Một lần nữa, Việt Nam và Lào cùng khẳng định tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế. Là những nước láng giềng gần gũi và cùng ký Hiệp định Paris về Campuchia, Việt Nam và Lào bày tỏ thiện chí cùng các bên liên quan tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Paris về Campuchia. Hai bên cũng sẽ tích cực góp phần vào những nỗ lực chung nhằm củng cố và tăng cường vị trí của phong trào Khơng liên kết…

Trong bối cảnh khu vực và quốc tế mới, lãnh đạo cấp cao của hai Đảng và hai Nhà nước thường xuyên gặp và trao đổi ý kiến, đưa ra các biện pháp nhằm không ngừng phát triển mối quan hệ Việt - Lào theo chiều sâu với nhiều hình thức phong phú. Hai bên từng bước đổi mới phương thức hợp tác nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thiết thực, phù hợp với khả năng mỗi nước. Điều đó phù hợp với đường lối đổi mới của hai Đảng, hai Nhà nước, đáp ứng lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân mỗi nước. Cũng trong chuyến thăm này, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã đi thăm các tỉnh Nam Lào, thăm tỉnh Xavanakhet - mảnh đất đã ghi lại nhiều kỷ niệm sâu sắc về mối quan hệ đặc biệt và đoàn kết chiến đấu sắt son giữa hai dân tộc; thăm nhà máy thủy điện Xê Xệt ở tỉnh Xalavăn và tỉnh Chăm Pa Sắc - tỉnh cực Nam của Lào và là vựa lúa của cả nước…

Phát biểu tại buổi tiệc chiêu đãi của Lãnh đạo Đảng NDCM Lào, thay mặt đoàn cán bộ cấp cao Đảng ta, đồng chí Đỗ Mười đã khẳng định: “Thật hiếm thấy một mối quan hệ nào lâu dài, thủy chung trong sáng như quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt - Lào chúng ta. Hai nước cùng dựa lưng vào dải Trường Sơn, cùng uống nước chung một dòng Cửu Long, cùng một cảnh ngộ bị nước ngồi đơ hộ, xâm lăng, đã cùng nhau chiến đấu để giải phóng và bảo vệ độc lập, tự do của mỗi nước. Trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới ở mỗi nước, hai dân tộc chúng ta lại chia cơm sẻ muối, đồng cam cộng khổ giúp đỡ lẫn nhau. Lịch sử hàng nghìn năm chung sống hài hịa và hàng trăm năm dựa vào nhau mà chiến đấu và xây dựng đất nước đã hun đúc nên mọi quan hệ đặc biệt, một tài sản chung vô giá và một nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng mỗi nước. Mối quan hệ đó đã được “pháp lý hóa” bằng bản Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác mà chung ta vừa kỷ niệm 15 năm ngày ký kết. Hiệp ước sẽ mãi là cơ sở vững chắc cho việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ mọi mặt giữa hai nước” [62; tr 3]. Đồng chí Cayxỏn Phơmvihản cũng khẳng định: “Chuyến đi thăm CHDCND Lào của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, một mặt khẳng

định tình hữu nghị đồn kết anh em thắm thiết và tình đồn kết đặc biệt đã gắn bó nhân dân hai dân tộc Lào - Việt chúng ta từ bao đời nay, đồng thời đánh dấu bước phát triển quan trọng trong việc tăng cường mối quan hệ và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước với chất lượng mới, phù hợp với nguyện vọng của cả hai bên” [ 62; tr 1].

Thực hiện các thỏa thuận được thống nhất trong các cuộc hội đàm giữa hai Bộ Chính trị hai Đảng về chủ trương, biện pháp tăng cường quan hệ và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương luôn quán triệt tư tưởng chủ đạo, giữ vững và phát huy truyền thống quan hệ đoàn kết giữa hai Đảng và hai dân tộc láng giềng anh em. Phát triển cả chiều rộng và chiều sâu quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm khai thác và phát huy tối đa tiềm năng của mỗi nước, phục vụ có hiệu quả nhất cho cơng cuộc phát triển, giữ vững an ninh chính trị và an tồn xã hội. Trong từng năm, Chính phủ hai nước đều tiến hành hội đàm thường xuyên và trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước. Sau mỗi cuộc tiếp xúc, hai Chính phủ đều ký kết các văn bản Hiệp định, Thỏa thuận, định hướng cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong từng năm và từng giai đoạn, như: Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật năm 1992 và thời kỳ 1992- 1995 (ký ngày 15/2/1992); Hiệp định về thanh tốn xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 1993-1995 (ký ngày 7/1/1993); Thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước về việc cử và tiếp nhận chuyên gia Việt Nam đi làm việc tại Lào (ký ngày 7/4/1994); Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật năm 1994 (ký ngày 10/5/1994); Biên bản thỏa thuận giữa CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào giai đoạn từ nay đến năm 2000 về chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật (ký ngày 15/3/1995); Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật năm 1995 (ký ngày 15/3/1995); Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (ký ngày 14/1/1996); Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (ký

ngày 14/1/1996); Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật năm 1996 và thời kỳ 1996-2000 (ký ngày 14/1/1996); Hiệp định về vận tải đường bộ (ký ngày 14/2/1996)...

Để triển khai thỏa thuận giữa Bộ Chính trị Đảng ta và Bộ Chính trị Đảng NDCM Lào, sau mỗi lần ký Hiệp định, Thủ tướng Chính phủ đều có các văn bản chỉ thị việc triển khai thực hiện các hiệp định đã ký kết, giao trách nhiệm cho một số cơ quan chủ trì và phối hợp nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách phối hợp, hợp tác với Lào trong từng năm, như cơ chế chung về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật; cơ chế quản lý thương mại và du lịch; Quy chế xuất nhập cảnh; quy chế hợp tác chuyên gia; quy chế về hợp tác và quản lý biên giới; chính sách đào tạo cán bộ...; đồng thời, triển khai các chương trình hợp tác của các ngành kinh tế, kỹ thuật. Trong thời kỳ này, phía Việt Nam tiếp tục cử các chuyên gia đi làm việc tại Lào theo đề nghị từ phía bạn, nhiều đồng chí cán bộ cấp cao, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng ta sang giới thiệu kinh nghiệm tại các Hội nghị Trung ương 8, 9, 10 của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và các cuộc tập huấn cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước Lào tại Viêng Chăn theo u cầu của phía Bạn.

Thơng qua các cuộc thăm viếng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, quan hệ đoàn kết truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào ngày càng thắm thiết và được tăng cường, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng được đổi mới, phù hợp với khả năng của mỗi nước, tuân thủ các nguyên tắc trong hợp tác quốc tế, giúp đỡ lẫn nhau trên tình đồng chí và đem lại hiệu quả thiết thực. Quan hệ hai nước ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, phù hợp với đường lối đổi mới của hai Đảng, hai Nhà nước; đáp ứng được lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân mỗi nước.

Tiểu kết chƣơng 1

Quan hệ Việt Nam - Lào là quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước XHCN có cùng hệ tư tưởng Mác - Lênin kết hợp với tinh thần quốc tế vơ sản và sự đồn kết của nhân dân hai nước vốn có quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống lâu đời đã tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ hợp tác hai nước. Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến đổi, xu thế tồn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng phát triển và tác động đến mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ trên thế giới. Để hòa nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới, trong công cuộc đổi mới, Đảng đã đúc kết những bài học kinh nghiệm bổ ích, trong đó có bài học về lĩnh vực hoạt động và công tác đối ngoại là phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới, đề ra chủ trương đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế trên nguyên tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.

Năm 1986 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Lào, hịa chung vào cơng cuộc đổi mới của đất nước, quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào cũng có sự đổi mới về mục tiêu, phương thức hợp tác, song vẫn tuân thủ đường lối nhất quán, xuyên suốt, đó là tiếp tục củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, nhằm đưa quan hệ hợp tác thực sự có hiệu quả cả về bề rộng lẫn chiều sâu; giảm dần tính bao cấp, tập trung chuyển sang sản xuất, hạch toán kinh doanh cùng có lợi, trên cơ sở dành cho nhau những ưu tiên, ưu đãi để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Những thành tựu trong giai đoạn 10 năm 1986 - 1996 đã chứng minh sự đúng đắn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của Đảng và tiếp tục trở thành nền tảng bền vững để củng cố quan hệ hai nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực mạnh mẽ những năm tiếp theo.

Chƣơng 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1986 đến năm 2010 (Trang 52 - 59)