Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới HQKT sản xuất kinh doanh chè của HT
doanh chè của HTX Tâm Trà Thái
4.3.1. Thuận lợi
Tân Cương là nơi có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp nên cây chè phát triển nhanh chóng. Chỉ sau vài năm cây chè ở Tân Cương Thái Nguyên đã trở thành cây trồng chính của người dân Tân Cương và từ đó, thương hiệu chè Tân Cương Thái Nguyên nổi tiếng khắp Bắc - Trung - Nam.
Qua hàng trăm năm trồng, sản xuất và chế biến chè, hương vị của chè tân cương thái nguyên đã lôi cuốn được rất nhiều thực khách trong nước cũng như khách nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng cao.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, hoạt động kinh tế HTX có vai trò quan trọng để nâng cao đời sống, thu nhập cho nông dân. ở nhiều địa phương HTX đã trở thành mô hình chống tái nghèo hiệu quả. Theo ghi nhận của Liên Minh HTX Việt Nam, các HTX nông nghiệp đã và đang có sự đổi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ vào sản xuất, khẳng định được vai trò kinh tế hợp tác cho các hộ gia đình thành viên.
Yếu tố văn hóa:
Từ xa xưa chè Thái Nguyên với con người đã hòa quyện làm một, thưởng thức chè đã là một nét đẹp trong văn hóa đời sống chúng ta. Trong các gia đình không thể thiếu vắng chè Thái Nguyên, một thức uống được dùng hàng ngày cũng như để đãi khách mỗi khi có khách đến chơi nhà. Bởi đơn giản vì không phải ai cũng có thể thưởng thức được hết hương, sắc, vị đặc biệt của chè Thái Nguyên. Đặc biệt ở bên bàn trà, mọi người đều trở thành tri kỷ, nguôi đi những đắn đo, nghĩ suy trong cuộc đời. Cùng nhau ngồi thưởng thức ấm chè nóng còn gì tao nhã hơn.
Với những cái hay, cái đẹp trong mỗi chén trà Thái Nguyên, người Thái Nguyên đã tạo nên những bản sắc văn hóa rất riêng và đặc sắc trong văn hóa trà mà không nơi nào có được. Trong cuộc sống thường nhật chè trở nên rất cần thiết và quan trọng, bởi nhiều người có thói quen uống trà sau bữa ăn, hoặc thường uống vào mỗi buổi sáng. Nên chè mang một giá trị to lớn và thấm nhuần với đời sống của những người Việt bao lâu nay.
Từ ngày xưa sử sách đã ghi lại, hình thức uống trà khởi nguồn từ các chùa chiền, tức gắn liền đạo phật của người Việt, nó được gọi là “thiền trà”. Các nhà sư thường uống trà và tụng kinh thay cơm sáng hay những lúc chiều tà, đó là
những thời khắc đời sống trần tục đang bủa vây tứ phía, trà giúp người ta tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục và để xua đi cảm giác cô độc.
Bên cạnh đó trong các tục lệ cúng ông cha tổ tiên ngày xưa cũng thường xuyên cúng nước trà, bởi mọi người quan niệm Trà là thứ nước thanh tao, thể hiện được sự tôn kính và ngày nay ở một số vùng vẫn có quan niệm cúng nước trà trong mỗi dịp giỗ tết hay lễ hội.
Yếu tố con người: người làm trà quyết định chất lượng các khâu: Chăm sóc cây, yếu tố này sẽ quyết định trà nguyên liệu có sạch-tốt hay không.
Khai thác: Việc khai thác trà sẽ quyết định chất lượng nguyên liệu của sản phẩm trà và còn ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu vụ trà kế tiếp cũng như sự phát triển bền vững của cây trà, yếu tố này ảnh hưởng đặc biệt lớn đến những cây trà cổ thụ.
Chế biến: Nếu hai yếu tố trên là hai yếu tố quyết định chất lượng trà lâu dài thì yếu tố này là yếu tố quyết định chất lượng trà thành phẩm tức thời, trong quá trình chế biến trà sẽ phải qua các công đoạn như làm héo, sao, sấy, vò, đánh hương …, từ công đoạn đó quyết định màu-hương-vị trà thành phẩm.
4.3.2. Khó khăn
Một trong những khó khăn khi sản xuất, kinh doanh cá thể là: xác định nhu cầu thị trường và xây dựng các quỹ, nhất là quỹ dự phòng rủi ro. Các hộ cá thể không có khả năng dự báo nhu cầu thị trường và do không có khả năng bán bằng các hợp đồng với các công ty, nhà phân phối lớn. Còn HTX, thông qua nghiên cứu thị trường và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các nhà phân phối sẽ quy hoạch được khu sản xuất.
Thông qua đóng góp của các thành viên, HTX thành lập quỹ dự phòng rủi ro. Khi các hộ thành viên gặp rủi ro mà không phải do lỗi của họ, được cán bộ kỹ thuật của HTX và ban kiểm soát xác nhận, thì được hỗ trợ cho vay vốn để sản xuất tiếp. Với cách làm như trên, HTX sẽ thực sự giúp các hộ thành viên
giảm chi phí và nâng cao chất lượng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm với giá cao hơn, vì vậy vừa làm cho sản phẩm của thành viên có tính cạnh tranh cao hơn, vừa nâng cao thu nhập cho hộ thành viên, đồng thời kích thích sáng tạo, tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các hộ thành viên.
Quy mô sản xuất manh mún nhỏ lẻ: Các HTX mặc dù đã có sự liên kết ngang trong sản xuất kinh doanh, song liên kết vẫn phần lớn theo vụ việc, việc liên kết và hỗ trợ diễn ra không thường xuyên. Do vậy, hiệu quả của HTX chưa cao.
Với đặc điểm là các hộ thành viên là các hộ có thu nhập trung bình nên việc kêu gọi góp vốn vào các HTX là điều rất khó, chính vì vậy các HTX không có đủ vốn để cạnh tranh, đầu tư công nghệ chế biến vào chế biến chè. Không có nhiều vốn để cạnh tranh với các doanh nghiệp đã tồn tại từ lâu đời, với thị trường lớn nên bị ép giá, ép thị trường là những khó khăn mà các HTX đang gặp phải.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ bé, phần lớn vẫn là thị trường tiêu thụ trong nước thông qua tư thương và các chợ truyền thống.
Vấn đề đào tạo nghề cần phải định hướng theo hướng cầm tay chỉ việc thay vì các lớp tập huấn, các lớp tuyên truyền trao đổi kinh nghiệm.
Nguyên nhân, trình độ của các thành viên HTX thấp nên việc ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn là vô cùng khó khăn. Vì vậy, cần phải nghiên cứu kỹ phương thức đào tạo nghề cho các hộ đảm bảo các thành viên có thể ứng dụng kiến thức thực tế học tập vào sản xuất kinh doanh của thành viên.