Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.8. Giải pháp về môi trường và sản xuất chè an toàn
Áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP ban hành tại Quyết định số 1121 /QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 4
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua
tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi vinh, sử dụng các biện pháp cải tạo và bảo vệ độ phì đất (che phủ đất bằng xác thực vật hoặc trồng xen các loại cây họ đậu giai đoạn chè KTCB, trồng cây che bóng...), áp dụng quy trình IPM trong phòng trừ sâu bệnh hại chè, trong đó chú trọng sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, thảo mộc, có các biệp pháp tiêu hủy bao bì (vỏ, chai, lọ) hợp lý (trên các đồi chè đều bố trí các hố chứa bao bì tập trung trước khi tiêu hủy...).
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh
tế sản xuất kinh doanh chè của hợp tác xã Tâm Trà Thái, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” tôi đưa ra một số kết luận sau:
Hiện trạng phát triển hợp tác xã chè Tâm Trà Thái đã và đang được những người tiêu dùng đón nhận, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và mang lại đời sống cao hơn cho xã viên trong trong hợp tác xã.
Qua quá trình tìm hiểu về hợp tác xã sản xuất chè nắm bắt được rõ hơn về tình hình thực hiện luật hợp tác xã của hợp tác xã Tâm Trà Thái và biết được cách thức tổ chức, nguyên tắc, nhiệm vụ hoạt động của hợp tác xã hiện nay như thế nào.
Nắm bắt được quy trình chế biến sản xuất chè của hợp tác xã và biết được quy chế làm việc cùng kế hoạch thực hiện các công việc trong năm của của hợp tác xã Tâm Trà Thái.
* Tồn tại
Trong quá trình tiến hành khóa luận, do quỹ thời gian có hạn, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, đồng thời do một số yếu tố khách quan khác nên khóa luận vẫn còn một số tồn tại nhất định.
Chưa đánh giá thật sự sâu sắc các điều kiện cơ bản của hợp tác xã tại địa phương.
Các tài liệu điều tra chuyên đề như: điều tra về cách thức tổ chức, nguyên tắc nhiệm vụ của hợp tác xã còn chưa thực sự đầy đủ, chi tiết.
Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng, đưa ra những giải pháp phát triển còn mang tính dự đoán, dựa vào kinh nghiệm của người xã viên là chính chưa lượng hóa được giá trị về mặt xã hội, môi trường sinh thái.
KIẾN NGHỊ
Đối với hợp tác xã:
Cần tiến hành tham gia các lớp tập huấn về chăm sóc, thu hoạch, chế biến một cách thường xuyên hơn để truyền đạt lại cho các xã viên hoạt động trong hợp tác xã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm nâng cao tầm hiểu biết về cây chè.
Ban quản trị hợp tác xã sử dụng nguồn vốn một cách phù hợp, trau dồi thêm kiến thức về kỹ năng lãnh đạo và cách thức điều hành hợp tác xã sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Phải có những ý kiến đề xuất kịp thời những vấn đề cần thiết đối với chính quyền các cấp, phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật thâm canh khoa học đã được cán bộ kỹ thuật khuyến nông hướng dẫn. Nên vận dụng các phương pháp sản xuất chè an toàn, hạn chế thuốc trừ sâu chỉ sử dụng khi sâu bệnh xuất hiện và đảm bảo thời gian sau khi phun thuốc.
Nên tưới cho gốc chè vào mùa khô, giữ ẩm cho chè tiết kiệm công lao động và tác dụng cải tạo đất tốt, là cơ sở tăng năng suất cây trồng và tăng năng suất cây trồng.
Đối với xã: Cần có những chính sách cụ thể hơn nữa giúp đỡ cho sự phát triển cây chè để cây chè thực sự là cây trồng mũi nhọn của xã:
Đầu tư cho kết cấu cơ sở hạ tầng xã.
Có chính sách đầu tư vốn cho thâm canh, cải tạo chè.
Sớm triển khai các mô hình trồng và chế biến chè sạch phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng hiện nay, uy tín chất lượng có chỗ đứng trên thị trường.
Tổ chức các hội thảo chè cho các HTX trong xã tham gia.
Nên tăng cường đội ngũ khuyến nông có chuyên môn sâu để hướng dẫn kỹ thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để người dân thấy rõ được việc canh tác theo đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài góp phần hoàn thành được mục tiêu của xã và thành phố đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt và các trang web
1. Luật HTX chính sách ưu đãi phát triển HTX và những quyền lợi nghĩa vụ của xã viên năm 2013
2. Quốc Hội (2003), Luật HTX năm 2003.
3. Quốc Hội (2012), Luật HTX năm 2012.
4. Quyết định số 1121 /QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Lê Tất Khương (2006), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và
khả năng nhân giống vô tính của một số giống chè mới tại Thái Nguyên.
6. website: www.vinanet.com.vn
7. http://www.vinacert.vn/danh-gia-la-gi_info.html
8. https://luanvan1080.com/khai-niem-hieu-qua-kinh-te.html 9. https://vi.wikipedia.org/wiki
10. https://www.way.com.vn
11. Báo cáo ngành chè Việt Nam quý I năm 2009
12. Tổng quan nghành chè Việt Nam 2020 – Baocaonghanh
13. Số liệu của Tổng cục Thống kê sản lượng chè năm 2018 so với năm 2019
14. Phát huy giá trị của chè trung du
http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=8871.18/05/2018
15. Lịch sử cây chè tại Việt Nam: 7://baothainguyen.org.vn/tin-
tuc.08/09/2011
16. Tâm Trà Thái phát triển bảo tông giống trà cổ trên vùng đất Tân Cương: