3.2. Kinh nghiệm quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc cho khoa học và công nghệ ở
3.2.1. Kinh nghiệ mở Mỹ
a. Gắn KH&CN với phát triển kinh tế
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, do nhu cầu phát triển KH&CN12, Mỹ đã cho thành lập hàng loạt các phòng thí nghiệm Liên bang. Mỹ đã chú trọng phát triển hệ thống giáo dục cao học từ rất sớm, đầu tiên là các trường đại học vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực nông nghiệp, khai mỏ và chế tạo động cơ. Năm 1862, nhằm hỗ trợ cho nông nghiệp và công nghiệp cơ khí, Mỹ đã ban hành đạo luật Morrill, thành lập hệ thống “10 trường đại học lớn”. Đây là cái nôi đầu tiên của nền KH&CN Mỹ. Ở Mỹ đã hình thành một hệ thống phối hợp rất chặt chẽ giữa trường đại học – viện nghiên cứu công nghiệp. Để có được một hệ thống như vậy, đòi hỏi một quá trình phát triển khá lâu dài. Năm 1980, từ những mối lo ngại sự giảm sút năng suất và sức ép cạnh tranh của Nhật Bản và Tây Âu, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật Bayh-Dole. Theo đạo luật này, lần đầu tiên các trường đại học
được phép nhận bằng sáng chế đối với những kết quả nghiên cứu do chính quyền liên bang hỗ trợ. Mục đích của đạo luật này là tạo cho các trường đại học cơ hội kiếm lợi nhuận từ việc cấp phép cho các công ty của Mỹ sử dụng những phát minh sáng chế của trường. Chính quyền đã nhận thức rõ giá trị thương mại của các phát minh, sáng chế trong trường đại học. Với sự ra đời của đạo luật Bayh-Dole, Mỹ đã cách mạng hóa quan hệ giữa các trường đại học và công nghiệp. Nhờ vậy, từ năm 1980 đến năm 1988, sự hỗ trợ tài chính của khu vực công nghiệp cho hoạt động nghiên cứu của trường đại học tăng với tỷ lệ 8,1% hàng năm. Năm 1997, số tiền tài trợ lên tới 1,9 tỷ USD, gấp 8 lần so với 20 năm trước. Số bằng sáng chế tăng vọt, từ trước năm 1980 là 250 đến năm 1988 là 4800. Có thể nói nghiên cứu cơ bản là yếu tố quyết định trình độ học vấn và tri thức trong nước, không có khoa học cơ bản thì không thể có khoa học ứng dụng thực sự. Ở Mỹ, các trường đại học tìm ra những lý thuyết, thực nghiệm, phương pháp, công nghệ mới, các loại dụng cụ mới, còn giới kinh doanh có những kiến thức cụ thể về tiếp thị, kỹ thuật sản xuất, khả năng thương mại. Các trường đại học tập trung vào các nghiên cứu phát minh cơ bản, còn các khu vực kinh doanh đầu tư nhiều hơn vào ứng dụng và phát triển, cả hai liên kết chặt chẽ với nhau để đưa một phát minh từ phòng thí nghiệm trở thành hữu ích, phục vụ xã hội. Nhờ vậy, từ những phát minh mà các sản phẩm được sản xuất ra và đem bán mang lại lợi nhuận cao. Những lợi ích của khoa học đối với con người và kinh tế là vô giá, nhưng phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường đại học với các ngành kinh tế mới biến được khoa học thành lợi nhuận.
b. Chính sách đầu tư cho KH&CN
Trong gần nửa thế kỷ qua, Chính phủ Mỹ đã hết sức coi trọng tới việc phát triển KH&CN. Năm 1965, tài trợ của Chính phủ Mỹ cho nghiên cứu khoa học ở các trường đại học đã tăng gấp 20 lần so với năm 1935 và vẫn tiếp tục tăng cho đến cuối thập kỷ 80. Vì vậy các trường đại học ở Mỹ đã có nhiều phát minh khoa học quan trọng, đóng góp vào sự phát triển các ngành sản xuất mũi nhọn của Mỹ. Nhờ việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học, nhiều ngành công nghiệp mới đã xuất hiện như chất dẻo, sản xuất máy thu thành, điều hòa nhiệt độ… làm rút ngắn thời gian sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động. Nghiên cứu khoa học đã giúp Mỹ có
những bước tiến lớn trong các lĩnh vực như điện tử, y học… và là nước đầu tiên sản xuất được bom nguyên tử.
Để có một chính sách KH&CN hợp lý, Mỹ đã hết sức quan tâm đến vấn đề quan trọng hàng đầu là NSNN dành cho khoa học và phương thức chi tiêu ngân sách đó. Ngay từ năm 1985, ngân sách Mỹ dành cho KH&CN đã là khoảng 54 tỷ USD và được phân chia như sau: 34,5 tỷ USD (64%) cho quốc phòng, 6,1 tỷ USD cho năng lượng, 5 tỷ USD cho y tế và giáo dục, 3,5 tỷ USD cho chinh phục vũ trụ và 1,2 tỷ USD cho quỹ khoa học quốc gia. Nếu tính theo lĩnh vực nghiên cứu thì 54 tỷ này đước chia ra: Nghiên cứu cơ bản 7,6 tỷ USD, nghiên cứu ứng dụng 8,4 tỷ USD, hoạt động triển khai 36,2 tỷ USD và cho những cơ sở thực nghiệm là 1,8 tỷ USD.
c. Cơ chế phân bổ ngân sách đầu tư của Chính phủ
Ngay từ khi ra đời, nền KH&CN Mỹ kiên quyết chống lại việc tập trung nghiên cứu. Khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng đã nhanh chóng hòa hợp với nhau trong khu vực nhà nước cũng như trong khu vực tư nhân và đã thu hút được một nguồn tài chính lớn. Trong nghiên cứu khoa học của Mỹ có sự phân quyền một cách cao độ. Phân quyền và tự trị là phương châm được áp dụng một cách chặt chẽ. Mỗi cơ quan liên bang, mỗi khu vực liên bang có những hoạt động nghiên cứu khoa học riêng. Họ tự bố trí chương trình nghiên cứu và xin ngân sách với Tổng thống. Chính quyền Mỹ luôn cho rằng việc để cho mỗi khu vực hoạt động chịu trách nhiệm cân nhắc những ý đồ, khả năng và những nguồn vốn mà họ định đầu tư vào công việc nghiên cứu và phát triển là thích hợp hơn cả. Sau khi lập ngân sách, trình lên cơ quan quyền lực cao nhất (Cơ quan tổ chức và ngân sách đặt bên cạnh Tổng thống), tổng thống sẽ chấp nhận hoặc thay đổi những đề nghị đó. Những phần dự thảo ngân sách đó sẽ chuyển lên Quốc hội nghiên cứu cặn kẽ. Cuối cùng, Quốc hội duyệt lại kế hoạch phân bổ đầu tư dựa trên các nhu cầu cụ thể và các mục tiêu phát triển KH&CN, đồng thời xác định khoản đầu tư dành riêng cho các mục tiêu có ưu tiên đặc biệt.
Chính trong cơ chế tự chủ trên, KH&CN Mỹ nói chung và các tri thức Mỹ nói riêng đã thấm nhuần tinh thần thực tiễn rất cao. Họ chỉ làm những gì mà thực tiễn thực sự cần. Những người lính xung kích đầu tiên của nền khoa học Mỹ đã
sáng tạo ra không phải những trung tâm nghiên cứu cơ bản mà là các trường đại học hoặc các viện kỹ thuật. Các trường đại học và viện kỹ thuật đó có vai trò không phải là thúc đẩy khoa học thế giới mà là để giải quyết những vấn đề bức bách của thực tiễn xã hội Mỹ.