Cơ cấu chi sự nghiệp khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ của các cơ quan Trung ương và địa phương Việt Nam ( Nghiên cứu trường hợp phần ngân sách nhà nước) (Trang 41 - 45)

Năm nghiệp khoa học Tổng chi Sự

(Tỷ đồng)

Ngân sách trung ƣơng Ngân sách địa phƣơng Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) (tỷ đồng) Số tiền Tỷ lệ (%) 2006 3.157 2.404 76,15 753 23,85 2007 3.580 2.700 75,42 880 24,58 2008 3.827 2.870 74,99 957 25,00 2009 4.390 3.310 75,40 1.080 24,60 2010 5.090 3.850 75,64 1.240 24,36 2011 6.430 4.870 75,74 1.560 24,26 2012 7.160 5.410 75,56 1.750 24,44 2013 7.733 5.813 75,17 1.920 24,83

- Tổng đầu tư từ NSNN cho hoạt động KH&CN giai đoạn 2006-2013 là 73.905 tỷ đồng, bao gồm:

Hình 2.1. Ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho khoa học và công nghệ trong giai đoạn từ 2006-2013

- Kinh phí ĐTPT: 32.538 tỷ đồng, chiếm 44%;

+ Trung ương: 16.059 tỷ đồng (bằng 49% tổng kinh phí ĐTPT) + Địa phương: 16.479 tỷ đồng (bằng 51% tổng kinh phí ĐTPT)

- Kinh phí SNKH: 41.642 tỷ đồng (56%), trong đó:

+ Trung ương: 31.502 tỷ đồng (bằng 75,65% tổng kinh phí sự nghiệp) + Địa phương: 10.140 tỷ đồng (bằng 24,35% tổng kinh phí sự nghiệp)

- Kinh phí chi cho nghiên cứu KHCN trong an ninh quốc phòng và dự trữ là 19.788 tỷ đồng (21,06%).

Như vậy, xét theo giá trị tuyệt đối, trong giai đoạn 2006-2013, lĩnh vực KH&CN được bố trí như sau:

- Phân theo loại hình đầu tư: Chi ĐTPT là 32.538 tỷ đồng (trung ương 16.059 tỷ đồng, địa phương 16.479 tỷ đồng), chi sự nghiệp KH&CN là 41.642 tỷ đồng, (trung ương 31.502 tỷ đồng, địa phương 10.140 tỷ đồng).

- Phân theo cấp quản lý: Chi cho hoạt động KH&CN ở trung ương chiếm tới 2/3 tổng chi NSNN (khoảng 64%/năm) và ở địa phương là khoảng 1/3 tổng chi NSNN (khoảng 36%/năm).

Về cơ cấu chi, trong giai đoạn 2006-2013, cơ cấu chi cho KH&CN từ NSTƯ và NSĐP, NSTƯ là 47.561 tỷ đồng chiếm 64%, NSĐP là 26.619 tỷ đồng chiếm 36%; cơ cấu chi cho KH&CN giữa chi ĐTPT là 32.538 tỷ đồng chiếm 44% với chi SNKH là 41.367 tỷ đồng chiếm 56%; cơ cấu chi ĐTPT của NSTƯ là 16.059 tỷ đồng chiếm 49%, NSĐP là 16.479 tỷ đồng chiếm 51%; cơ cấu chi SNKH của NSTƯ là 31.227 tỷ đồng chiếm 75,5%, còn NSĐP là 10.140 tỷ đồng chiếm 24,5%.

2.1.4. Phân bổ ngân sách nhà nước

Hiện nay, Luật NSNN quy định trong chi ĐTPT và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, KH&CN. Do đó khi Bộ TC ra quyết định giao dự toán chi NSNN hàng năm đều có mức chi cụ thể cho 2 lĩnh vực giáo dục và đào tạo, KH&CN ở mục chi ĐTPT và chi thường xuyên. Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT ra quyết định giao dự toán chi NSNN hàng năm đều không có mục chi ĐTPT cho KH&CN. Dẫn đến một số địa phương do khó khăn nên đã tùy tiện bố trí nguồn vốn này vào mục đích khác. Ví dụ, tỉnh Ninh Bình, Hà Nam…trong 3 năm liền 2010 – 2012 gần như không sử dụng kinh phí này cho KH&CN. Tại một số địa phương, thiếu sự phối hợp giữa các Sở KH&CN, Sở KH&ĐT, Sở TC… trong công tác tổng hợp kế hoạch, phân bổ và giao kế hoạch vốn ĐTPT từ ngân

sách cho địa phương.

Chưa có nội dung quy định riêng về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ĐTPT từ ngân sách dành cho KH&CN, nên hàng năm, việc phân bổ phần kinh phí này cho các địa phương vẫn được thực hiện như các lĩnh vực khác, không phù hợp với đặc thù KH&CN.

Cơ cấu trong dự toán chi 2% ngân sách cho KH&CN thời gian qua có xu hướng giảm chi thường xuyên, giảm chi ĐTPT và tăng chi cho quốc phòng – an ninh, dự trữ.

Hình 2.2. Phân bổ NSNN cho KH&CN bình quân trong giai đoạn 2006-2013

Mặt khác, trong tổng kinh phí ĐTPT từ ngân sách cho KHCN lại “cào bằng” 50-50 giữa các tổ chức KH&CN khối Trung ương và khối địa phương. Trong khi khối Trung ương có tiềm lực KH&CN mạnh hơn. Điều đó dẫn đến tình trạng, tổ chức KH&CN khối Trung ương cần đầu tư thì thiếu vốn; ngược lại, địa phương đã dùng vốn này để đầu tư cho các dự án không thuộc lĩnh vực KH&CN. Trong giai đoạn 2006-2013, bình quân chi ĐTPT của NSTƯ là 16.059 tỷ đồng (49%) và NSĐP là 16.479 tỷ đồng (51%). Trong giai đoạn 2006 – 2012, tỷ lệ giải ngân bình quân của 63 địa phương chỉ đạt gần 40% kế hoạch. Còn năm 2013 đạt 65,3% kế hoạch.

2.1.5. Đề tài, dự án do các bộ, ngành thực hiện

- Giai đoạn 2006-2010, có 14 chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước, gồm 10 chương trình KC (chương trình thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên) và

Chi SNKH = 44,3% 2% chi NSNN phát triển KH&CN = 100% Chi ĐTPT = 34,6% Bộ, ngành = 33,5% Tỉnh, thành phố = 10,8% Bộ, ngành = 17,09% Tỉnh, thành phố = 17,54% Chi khác AN,QP, dự trữ = 21,06%

4 Chương trình KX (chương trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội). Tổng kinh phí phê duyệt và giao dự toán từ NSNN cả giai đoạn là: 1.096.068 triệu đồng.

Bảng 2.6. Cơ cấu chi của nhiệm vụ cấp nhà nƣớc (tỷ đồng)

STT Nội dung chi 2010 2011 2012 2013

Kinh phí (%) Kinh phí (%) Kinh phí (%) Kinh

phí

(%)

Tổng 1.181,4 100 1.703 100 1.632,3 100 2.339,1 100

1 Nhiệm vụ theo chỉ đạo Thủ tướng 256,6 21,7 214,5 12,6 2 Các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước 924,7 78,3 1.488,5 87,4 2.1 Chương trình KH&CN cấp nhà nước 211,7 18,0 254,2 15,0 590,0 36,1 455 19,45 2.2 Đề tài, dự án độc lập 257,5 21,8 334,9 19,7 210.9 13,9 256,48 10,96

2.3 Dự án KH&CN quy mô lớn và chương trình sản phẩm quốc gia 43,0 2,5 65.5 4,0 14,58 0,62 2.4 Các chương trình/Đề án KH&CN trọng điểm do các bộ, ngành thực hiện 165 13,9 251,3 14,8 370,1 22,7 848,15 36,26

2.5 Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng

9,6 0,8 36,3 2,1 24,2 1,6 14,82 0,63

2.6 Hợp tác nghiên cứu theo Nghị định thư

100,2 8,5 129,1 7,6 154,6 9,4 154,66 6,61

2.7 Hoạt động của các hội đồng tư vấn

8,0 0,7 8,0 0,5 10,0 0,6 10 0,43

2.8 Nhiệm vụ KH&CN trọng điểm địa phương

15,0 1,3 15,0 0,9 15,0 0,9 7,64 0,3

2.9 Thị trường công nghệ 5,0 0,4 5,0 0,3 7,0 0,4 8,7 0,37

2.10 Chương trình nông thôn miền núi 90,8 7,7 96,0 5,6 150,0 9,2 2.11 Các đề án khai thác Quỹ gen 25,6 1,5 35,0 2,1 60 2,57 2.12 Đề án mạng lưới KH&CN ở nước ngoài

50,0 4,2 30,0 1,8 110 110 4,7

2.13 Kinh phí trao giải thưởng Nhà nước

25,0 1,4

2.14 Nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước khác

11,9 1,0 220,1 12,9 199,1 8,5

2.15 Bổ sung cho Quỹ phát triển KH&CN quốc gia

100 100 250 12,3 200 8,6

Trong bảng 2.6 ta thấy tỷ lệ các chương trình/Đề án KH&CN trọng điểm14 do các bộ, ngành thực hiện trong giai đoạn từ 2010-2013 tăng dần từ 13,9% lên 36,26%, còn nhiệm vụ KH&CN trọng điểm địa phương trong giai đoạn này thì giảm từ 1,3% xuống còn 0,3%.

Theo đánh giá của Bộ KH&CN, khối khoa học kỹ thuật đã nghiên cứu thành công nhiều đề tài khoa học có giá trị ứng dụng cao, góp phần giải quyết các vấn đề

bức thiết phát sinh trong thực tế (Như các loại vắc xin trong lĩnh vực y tế và thú y; các loại thuốc cai nghiện; các ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống, phân bón phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; các ứng dụng từ công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá, công nghệ chế tạo máy… vào thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp); khối khoa học xã hội đã nghiên cứu nhiều đề tài quan trọng (Các đề tài về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và xây dựng Nhà nước pháp quyền; các luận chứng về phát triển kinh tế; các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, lịch sử văn hoá; các vấn đề kinh tế quốc tế và hội nhập; các vấn đề về an ninh, quốc phòng…). Ngoài ra, đã rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học cơ bản giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ của các cơ quan Trung ương và địa phương Việt Nam ( Nghiên cứu trường hợp phần ngân sách nhà nước) (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)