Giải pháp về phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nƣớc cho khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ của các cơ quan Trung ương và địa phương Việt Nam ( Nghiên cứu trường hợp phần ngân sách nhà nước) (Trang 84)

công nghệ

3.3.1. Giải pháp tăng nguồn ngân sách nhà nước và đổi mới phân bổ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ

Tiếp tục đảm bảo bố trí đủ nguồn lực và tăng dần hàng năm và nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN cho hoạt động KH&CN.

Thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ tổ chức và hoạt động KH&CN để đảm bảo chi có hiệu quả 2% tổng chi NSNN, đồng thời khắc phục tình trạng nhiều kết quả nghiên cứu không được ứng dụng như hiện nay; tăng cường chi đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao nâng cao năng lực nghiên cứu của các tổ chức KH&CN. Về lâu dài, có thể cân nhắc đến việc không cân đối chi KH&CN theo tỷ lệ chi NSNN, mà cân đối theo dự toán, gắn với nhu cầu, nhiệm vụ cụ thể hằng năm, có thể hơn 2% nhưng phải gắn liền với nhiệm vụ cụ thể tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực tế, đã có địa phương quy định mức chi từ NSNN cho KHCN cao hơn 2% nhằm kích thích tối đa sự phát triển hoạt động KHCN phục vụ phát triển KTXH trên địa bàn.

Triển khai mô hình hợp tác công – tư trong lĩnh vực KH&CN thông qua việc hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước, đổi mới công nghệ, đào tạo phát triển nguồn lực giữa khu vực công và khu vực tư. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thành lập Quỹ phát triển KH&CN, quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực KH&CN.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc: (i) hoàn thiện các cơ chế, chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN được quy định tại Nghị định 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 và Thông tư 15/2011/TT-BTC ngày 9/2/2011, 105/2012/TT-BTC ngày 25/6/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; (ii) khuyến khích doanh nghiệp thành

lập Quỹ phát triển KH&CN để thực hiện nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu thông qua việc tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan.

Tăng cường hợp tác quốc tế về tài chính cho phát triển KH&CN thông qua việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các tổ chức KH&CN khai thác nguồn vốn ngoài nước từ hoạt động hợp tác quốc tế bằng nhiều hình thức khác nhau: hợp tác nghiên cứu, đào tạo song phương, đa phương; khuyến khích tổ chức, các nhân nước ngoài đầu tư, thành lập tổ chức KH&CN tại Việt Nam dưới nhiều hình thức. Đối với nguồn ODA, cần ưu tiên đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN, đặc biệt trong các lĩnh vực như: các tổ chức nghiên cứu và phát triển trọng điểm, các phòng thí nghiệm trọng điểm, các khu công nghệ cao.

3.3.2. Đổi mới cơ chế phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước phát triển khoa học và công nghệ khoa học và công nghệ

- Ngân sách nhà nước cho KH&CN tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm được xác định trong Chiến lược phát triển KH&CN, các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách và những lĩnh vực công ích do Nhà nước quy định. Nhà nước tập trung đầu tư đồng bộ giữa hạ tầng cơ sơ, trang thiết bị với đào tạo cán bộ KH&CN nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức KH&CN. Tăng cường đầu tư NSNN cho việc xây dựng một số tổ chức nghiên cứu và phát triển đạt trình độ hiện đại, tiên tiến, nhất là các tổ chức KH&CN đầu ngành có tiềm năng để thúc đẩy quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. Có chế độ ưu đãi đặc biệt (về nhà ở, điều kiện làm việc, chế độ tiền lương, thu nhập, xuất nhập cảnh thuận lợi …) để thu hút chuyên gia giỏi trong nước và nước ngoài tới làm việc tại các tổ chức này.

Nguồn lực NSNN cho KH&CN cần được tập trung đầu tư cho các địa phương nghiên cứu ưu tiên. Dành nguồn lực hợp lý để thực hiện các đề án, chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình đổi mới công nghệ, Chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, Chương trình quốc gia phát triển tài sản trí tuệ, Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN nông thôn, miền núi …

Sửa đổi, bổ sung các tiêu thức cụ thể để xác định nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN cho phù hợp với nhu cầu, khả năng quản lý và thực hiện của từng cấp, trong đó quy định rõ các tiêu chí phân biệt đề tài KH&CN cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành và cấp cơ sở. Khẩn trương xây dựng và ban hành khung định mức kinh tế kỹ thuật, định mức nhân công, vật tư, thiết bị áp dụng cho đề tài, đề án và các định mức tài chính phục vụ cho việc xây dựng dự toán, phân bổ dự toán kinh phí và các tiêu chí nghiệm thu, đánh giá sản phẩm KH&CN dựa trên các tiêu chí đầu ra, theo thông lệ quốc tế.

Chỉ thực hiện phân bổ, bố trí kinh phí NSNN cho chương trình, đề án lớn cho các bộ, ngành khi đã có đầy đủ cơ sở pháp lý (như quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn quản lý tài chính của Bộ Tài chính, Quyết định phê duyệt nội dung nghiên cứu, kinh phí thực hiện từng nhiệm vụ của Thủ trưởng Bộ, ngành, địa phương …).

Có cơ chế gắn kết nguồn kinh phí NSNN dành cho nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm với nguồn kinh phí để sản xuất, thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Theo đó, đẩy mạnh việc nghiên cứu các sản phẩm KH&CN gắn với kết quả đầu ra, đáp ứng nhu cầu của xã hội và thu hút được nguồn vốn đầu tư, thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ doanh nghiệp. Thay đổi việc xây dựng nhiệm vụ dựa trên khả năng của các tổ chức KH&CN bằng việc xuất phát từ yêu cầu của xã hội, yêu cầu của nền kinh tế và gắn với địa chỉ sử dụng, đảm bảo sự gắn kết và nguồn lực tài chính giữa các khâu xác định nhiệm vụ, tổ chức nghiên cứu và áp dụng, triển khai vào thực tiễn.

Tăng cường phân cấp, nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính tự chủ của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương trong quản lý, sử dụng kinh phí KH&CN. Các Bộ, ngành, địa phương quyết định thực hiện các đề tài, dự án KH&CN cấp nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương, đồng thời kinh phí thực hiện các đề tài, dự án này được giao trong dự toán chi NSNN hằng năm của các Bộ, ngành, địa phương; Bộ KH&CN có trách nhiệm: hướng dẫn về định hướng nghiên cứu, tiêu chí xác định và ban hành các quy định quản lý chung đối với các đề tài, dự án cấp nhà nước tại các Bộ, ngành, địa phương theo quy định.

3.3.3. Điều chỉnh cơ cấu chi giữa chi đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và chi sự nghiệp khoa học và công nghệ từ khối trung ương và địa phương nghệ và chi sự nghiệp khoa học và công nghệ từ khối trung ương và địa phương

Trên cơ sở phân tích cơ cấu chi ngân sách trung ương và địa phương trong những năm qua, đề xuất thực hiện từ năm 2015 như sau:

- Các tỉnh và thành phố chủ động đặt hàng các tổ chức KH&CN, các trường đại học của trung ương hoặc địa phương tham gia triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh (theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương), để làm tăng tổng mức chi sự nghiệp KH&CN trong cân đối ngân sách của địa phương. Đồng thời, giảm tổng mức chi đầu tư phát triển cân đối từ ngân sách địa phương trên cơ sở cân đối tối thiểu 2% chi ngân sách của địa phương dành cho KH&CN.

- Trên cơ sở tổng mức chi dành cho KH&CN thực tế của ngân sách địa phương, Bộ KH&CN sẽ tổng hợp và kiến nghị cân đối bổ sung ngân sách trung ương cho từng địa phương trong trường hợp địa phương đã bảm bảo đủ 2% chi ngân sách từ địa phương thông qua các chương trình KH&CN cấp quốc gia và các dự án đầu tư phát triển cân đối từ ngân sách trung ương.

- Để tối đa hoá hiệu quả sử dụng NSNN cho việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trên cơ sở đánh giá hiệu quả và sử dụng đúng mục đích kinh phí của các bộ, ngành, địa phương trong năm kế hoạch, Bộ KH&CN sẽ đề xuất mức kinh phí dành cho KH&CN của năm kế hoạch tiếp theo cho các bộ, ngành, địa phương và kiến nghị Bộ TC, Bộ KH&ĐT điều chỉnh tổng mức khi xây dựng dự toán ngân sách năm sau.

3.3.4. Đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học công lập nghiệp khoa học công lập

Thực hiện đổi mới đồng bộ cơ chế tài chính đối với các đơn vị KH&CN theo hướng tăng cường phân cấp và tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và trong sử dụng nguồn lực (bao gồm cả nhân lực và trong nguồn lực tài chính) trên cơ sở gắn với đặc điểm từng loại hình dịch vụ và nhu cầu của thị trường. Các đơn vị KH&CN được quyền quyết định việc sử dụng tiền vốn, tài sản gắn với nhiệm vụ được giao theo quy định; và dựa trên các tiêu chí định

mức công việc được quyết định biên chế và trả lương theo quy định và hiệu quả công việc.

Thực hiện cơ chế đấu thầu Nhà nước đặt hàng đối với các nhiệm vụ KH&CN dựa trên chất lượng thông qua quy trình lựa chọn khách quan, trước hết thực hiện đối với các sản phẩm quốc gia, sản phẩm công nghệ cao. Thực hiện các hình thức mua, khoán sản phẩm phù hợp với từng loại hình hoạt động KH&CN.

Khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà khoa học khai thác các hợp đồng nghiên cứu bên ngoài, từ đó các tổ chức KH&CN với thương hiệu và uy tín khoa học được tham gia nghiên cứu mở rộng. Các kết quả tài chính có được cần được quản lý và có sự phân phối công khai theo quy chế chi tiêu nội bộ, góp phần tăng thu cho đơn vị.

Hoàn thiện hệ thống định phân bổ ngân sách và định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi tiêu NSNN áp dụng cho đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập trên cơ sở: (i) hạn chế số lượng định mức cứng, tăng số lượng các khung định mức, trần định mức để nâng cao sự chủ động của các cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng nguồn NSNN; (ii) phù hợp với phương thực lập dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách cho các cơ quan, đơn vị theo kết quả đầu ra; (iii) phù hợp với kế hoạch chi tiêu trung hạn của ngành, lĩnh vực.

3.3.5. Hoàn thiện hệ thống các quỹ phát triển khoa học và công nghệ

- Xây dưng chức năng nhiệm vụ của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (theo Quyết định 1342/QĐ-TTg ngày 5/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ), bảo đảm không có sự trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ với Quỹ phát triển KH&CN quốc gia quy định tại Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/1/2003 của Chính phủ; có giải pháp nâng cao vai trò của Quỹ phát triển KH&CN quốc gia trong việc huy động các nguồn lực ngoài NSNN và thực hiện nhiệm vụ cho vay và bảo lãnh vốn vay; cân nhắc tính hiệu quả khi thành lập thêm các quỹ KH&CN mới có nguồn vốn từ NSNN. Có giải pháp huy động các nguồn lực ngoài NSNN để tăng nguồn vốn hoạt động và phát huy đầy đủ vai trò của các quỹ KH&CN và duy trì, bảo tồn vốn cấp ban đầu từ NSNN.

- Nghiên cứu sửa đổi chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trích lập và sử dụng có hiệu quả Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp theo hướng có chính sách khuyến khích các đơn vị tăng tỷ lệ trích quỹ KH&CN trong khung được pháp luật cho phép, đồng thời mở rộng nội dung sử dụng, đơn giản hóa thủ tục thanh quyết toán nguồn quỹ phát triển KH&CN cho các hoạt động phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

3.3.6. Ưu tiên kinh phí dành cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia quốc gia

Căn cứ chiến lược phát triển KH&CN quốc gia; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN 5 năm và hàng năm; hiệu quả sử dụng kinh phí thực hiện các nhiệm KH&CN của các Bộ, ngành, địa phương trong năm trước; Bộ KH&CN đề xuất tổng mức chi, cơ cấu chi, tỷ lệ chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp của các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Tài chính. Trong đó ưu tiên tổng mức kinh phí dành cho các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đảm bảo các mục tiêu, kết quả của các chương trình KH&CN quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3.3.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò nền tảng, động lực, giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của khoa học và tảng, động lực, giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của khoa học và công nghệ

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, ban ngành về vai trò của KH&CN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và các tỉnh, thành phố nói riêng. Xác định việc phát huy và phát triển KH&CN là một nhiệm vụ trọng tâm, là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng của người đứng đầu chính quyền các cấp từ tỉnh, thành phố đến cơ sở.

- Gắn các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KH&CN với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh, thành phố, của từng cấp, từng ngành; đảm bảo rằng việc xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển KH&CN là một nội dung của quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, địa phương.

- Thường xuyên quán triệt, đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin về vai trò nền tảng, động lực và là lực lượng sản xuất trực tiếp của KH&CN đối với phát triển KT-XH, để lãnh đạo các cấp, các ngành, doanh nghiệp nhận thức được cơ hội

và thách thức trước các xu thế quốc tế, nhất là xu thế hội nhập và và phát triển kinh tế tri thức.

3.3.8. Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình việc sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

- Nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp KH&CN. Hình thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao của các đơn vị KH&CN công lập gắn với việc sử dụng kinh phí NSNN trên cơ sở gắn với các tổ chức kiểm định, đánh giá độc lập.

- Hoàn thiện chế độ thông tin báo cáo, công tác tài chính kế toán và trách nhiệm giải trình về kết quả của các đơn vị cung ứng dịch vụ của các tổ chức KH&CN công lập.

3.3.9. Củng cố, tăng cường tiềm lực và phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ công nghệ

- Củng cố, sắp xếp lại và phát triển các tổ chức KH&CN công lập của địa phương theo hướng mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có những cơ sở trọng điểm để đủ sức giải quyết những nhiệm vụ KH&CN của ngành, lĩnh vực; bảo đảm chức năng nhiệm vụ không chồng chéo và tính kết nối mạng lưới, hệ thống để phát huy sức mạnh. Tập trung đầu tư xây dựng một số đơn vị hoạt động KH&CN đủ năng lực nghiên cứu, tiếp thu chuyển hoá kết quả KH&CN, đáp ứng yêu cầu trong tình hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ của các cơ quan Trung ương và địa phương Việt Nam ( Nghiên cứu trường hợp phần ngân sách nhà nước) (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)