CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH QUỸ ĐẦU TƢ MẠO HIỂM
3.3. Nhóm giải pháp về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tƣ mạo hiểm
3.3.1. Tổ chức của quỹ đầu tư mạo hiểm
Về tổ chức, Quỹ đầu tƣ mạo hiểm đƣợc thể hiện nhƣ sau:
- Quỹ có tƣ cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán độc lập, bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro phát sinh từ các hoạt động đầu tƣ của mình, có quyền tự chủ về vốn và độc lập trong kinh doanh.
- Hội đồng Quản lý Quỹ đầu tƣ mạo hiểm - Giám đốc Quỹ đầu tƣ mạo hiểm
- Hội đồng Thẩm định đầu tƣ của Quỹ đầu tƣ mạo hiểm
Chi phí quản lý của Quỹ hàng năm không vƣợt quá 2,5 % tổng số vốn của Quỹ.
- Thông thƣờng thời gian thu hồi vốn đầu tƣ và để có lợi nhuận đầu tƣ cho các dự án công nghệ cao là từ 7 đến 10 năm và đƣợc chia làm nhiều giai đoạn. Để bảo đảm an toàn và rút kinh nghiệm điều hành nên thời gian hoạt động của Quỹ nên vào khoảng từ 12 đến 15 năm.
Về hoạt động, quỹ đầu tƣ mạo hiểm sẽ trải qua 6 bƣớc bao gồm: huy động vốn thành lập quỹ; tỡm kiếm cơ hội đầu tƣ; đánh giá dự án đầu tƣ; thực hiện đầu tƣ; tạo lợi nhuận từ vốn đầu tƣ; và rút vốn đầu tƣ.
3.3.2. Hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm
Quỹ đầu tƣ mạo hiểm sẽ đầu tƣ vốn vào cỏc doanh nghiệp KH&CN có công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đang trong giai đoạn khởi nghiệp, nên độ rủi ro rất cao. Vì vậy, để hạn chế rủi ro có thể phát sinh, hoạt động đầu tƣ mạo hiểm thƣờng đƣợc thực hiện theo một số cơ chế nhất định sau:
- Lựa chọn và đánh giá dự án
Hiệu quả hoạt động của đầu tƣ mạo hiểm phụ thuộc vào sự thành công của các dự án đầu tƣ hay những doanh nghiệp mà quỹ đầu tƣ mạo hiểm rót vốn vào. Một dự án tốt sẽ đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, cho cỏc nhà đầu tƣ mạo hiểm và cỏc nhà quản lý quỹ. Vì thế, việc lựa chọn một dự án tốt hay một doanh nghiệp tiềm năng đóng vai trò rất quan trọng. Trong trƣờng
hợp này, có thể tìm kiếm các doanh nghiệp hay dự án tiềm năng thông qua các kênh nhƣ các khu công nghệ cao, vƣờn ƣơm doanh nghiệp, các trƣờng đại học, các hiệp hội doanh nghiệp…
Khi đã phát hiện đƣợc một số dự án hay doanh nghiệp tiềm năng, những chuyên gia quản lý Quỹ đầu tƣ mạo hiểm sẽ căn cứ vào những tiêu chí nhất định để quyết định lựa chọn các dự án đầu tƣ phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao nhƣ: Phải có uy tín trên thƣơng trƣờng, phải có ý tƣởng rõ ràng về công nghệ mới, sản phẩm mới và về thị trƣờng, cú kế hoạch kinh doanh rõ ràng, có đội ngũ quản lý doanh nghiệp hiệu quả.
- Tài trợ theo giai đoạn phát triển của doanh nghiệp:
Sau quá trình đánh giá dự án hoàn tất và đi đến quyết định đầu tƣ, Quỹ đầu tƣ mạo hiểm không tài trợ một lần cho dự án hay doanh nghiệp mà chia thành nhiều lần (round). Giai đoạn đầu, quỹ sẽ tài trợ một phần, sau đó nếu thấy khoản đầu tƣ mang lại hiệu quả đúng nhƣ dự định hoặc cam kết thì quỹ sẽ tiếp tục đầu tƣ trong giai đoạn tiếp theo.
Thông thƣờng, một quá trình đầu tƣ mạo hiểm đầy đủ có thể đƣợc chia thành 5 giai đoạn:
+ Tài trợ vốn mồi/ƣơm tạo (seed financing): Quỹ cấp vốn cho doanh nghiệp để phát triển ý tƣởng sáng tạo.
+ Tài trợ khởi động, (start-up financing): Quỹ cấp vốn để phát triển sản phẩm và hoạt động tiếp thị khởi đầu.
+ Tài trợ giai đoạn đầu (first stage financing): Tài trợ cho doanh nghiệp để sản xuất hàng hoá và tung ra thị trƣờng.
+ Tài trợ mở rộng sản xuất (expansion financing): Tài trợ cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, mở rộng phạm vi thị trƣờng, hoặc phát triển nâng cấp một sản phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng cơ cấu sở hữu hợp lý.
+ Tài trợ tăng tốc: Là giai đoạn đƣa doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trƣờng bằng các hoạt động kinh doanh tăng tốc, tạo sản phẩm mới. Thị
trƣờng chứng khoán đóng vai trũ cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trƣờng trong giai đoạn này.
Trong 5 giai đoạn đầu tƣ, 3 giai đoạn đầu có độ rủi ro cao hơn 2 giai đoạn sau.
Việc xác định vốn điều lệ của Quỹ sẽ dựa trên dự kiến số doanh nghiệp KH&CN của Việt Nam đó và đang chuẩn bị hình thành cũng nhƣ dựa trên kinh nghiệm từ Quỹ Đầu tƣ mạo hiểm IDG và từ các quỹ đầu tƣ chứng khoán hiện có tức là khoảng từ 300 tỷ đồng đến hơn 1.000 tỷ đồng.
Quỹ sẽ huy động nguồn vốn chủ yếu từ các tổ chức, cá nhân trong nƣớc đồng thời huy động nguồn vốn mồi từ ngân sách nhà nƣớc (thông qua Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn nhà nƣớc).
Về tính khả thi đối với việc huy động nguồn vốn mồi từ ngân sách nhà nƣớc, tại quyết định số 214/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trƣờng công nghệ Việt Nam, trong đó đã nêu mức tăng trƣởng giá trị giao dịch mua bán công nghệ đạt bình quân 10%/năm góp phần thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công nghệ, tăng nhanh số lƣợng và chất lƣợng các giao dịch mua bán công nghệ. Phát triển thị trƣờng công nghệ gồm 5 nhiệm vụ chủ yếu với 4 nhóm giải pháp hoàn thiện môi trƣờng pháp lý cho phát triển thị trƣờng công nghệ, kích cầu công nghệ, thúc đẩy cung công nghệ, phát triển các loại hình dịch vụ và xúc tiến mua bán công nghệ.
Đề án đã giao cho Bộ KH&CN nghiên cứu thành lập Quỹ Đầu tƣ mạo hiểm Việt Nam nhƣ một trong những biện pháp quan trọng cho phát triển thị trƣờng công nghệ. Đồng thời, tại điều 27 của Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 có nêu: “Nhà nước góp vốn xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao tại Việt Nam.”
Để hạn chế rủi ro, quỹ đầu tƣ mạo hiểm sẽ kiểm soát doanh nghiệp nhận tài trợ bằng cách trực tiếp tham gia quản lý, đồng thời thông qua cổ phần mà quỹ sở hữu trong doanh nghiệp để theo dõi các khoản đầu tƣ của mình.
Quỹ đầu tƣ mạo hiểm thƣờng có một tỷ lệ cổ phần đáng kể trong doanh nghiệp tại thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (tại Việt Nam, cao nhất là 30%). Bên cạnh đó, quỹ còn hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh nhƣ: Tƣ vấn quản lý doanh nghiệp, lựa chọn nhân sự, mở rộng quan hệ nhằm tăng cƣờng năng lực kinh doanh, xây dựng uy tín, thƣơng hiệu, tỡm kiếm thị trƣờng...
Sau toàn bộ 5 giai đoạn đầu tƣ vốn vào doanh nghiệp, cơ chế rút vốn của quỹ có thể đƣợc thực hiện qua 2 cách chủ yếu đó là đƣa doanh nghiệp ra niêm yết tại thị trƣờng chứng khoán (IPO) hoặc sáp nhập một phần hoặc cả doanh nghiệp vào doanh nghiệp khác (M&A).
Chiến lƣợc phát triển của quỹ tập trung vào 4 định hƣớng lớn: - Là cổ đông năng động của doanh nghiệp
- Là nhà đầu tƣ chiến lƣợc, hiệu quả của Chính phủ - Là nhà tƣ vấn tài chính chuyên nghiệp
- Doanh nghiệp đƣợc quản trị theo chuẩn mực quốc tế
Trên nền tảng đó, hƣớng đến các mục tiêu: tối đa hóa giá trị đầu tƣ: Tăng trƣởng giá trị bền vững; Đạt tỷ suất lợi nhuận lớn hơn chi phí vốn .
Các doanh nghiệp đƣợc quỹ đầu tƣ vốn sẽ đƣợc quản trị tốt, minh bạch theo chuẩn mực quốc tế: Có khả năng cạnh tranh và phát triển; tài chính lành mạnh; Tổ chức quản lý khoa học; Đội ngũ lãnh đạo, nhân viên có năng lực.