Chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự tại campuchia (1970 1975) (Trang 63 - 77)

2.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam

2.2.2. Chỉ đạo thực hiện

Bước sang giai đoạn mới, tình hình chiến trường và tương quan lực lượng ở Campuchia có những thay đổi rõ rệt. Kế thừa những thành công đã đạt được trong năm 1970-1971, cách mạng Campuchia đã có “bàn đế” vững chắc, ngày càng phát huy có hiệu quả trong tình hình mới (1972-1975) nên Đảng Lao động Việt Nam ln có những chỉ đạo cụ thể, toàn diện trong các mặt giúp cách mạng Campuchia đi đến thắng lợi cuối cùng. Tất cả được thể hiện trên các mặt sau:

2.2.2.1. Phối hợp cùng các lực lượng kháng chiến Campuchia chiến đấu, tiêu diệt sinh lực địch, bảo vệ vùng giải phóng

Do yêu cầu tình hình của cách mạng miền Nam và tình hình thực tế trên chiến trường Campuchia, đến đầu năm 1972, Quân Giải phóng đã bắt đầu chuyển phần lớn lực lượng chủ lực về nước chuẩn bị cho cuộc tiến cơng chiến lược trên tồn Miền, chỉ cịn một số ít lực lượng cịn ở lại (chủ yếu là lực lượng hậu cần, bảo đảm, phục vụ, số ít là lực lượng đặc cơng) để giữ thế trên chiến trường, tiếp tục giúp lực lượng cách mạng Campuchia đánh địch và chuyển giao hàng viện trợ. Cũng trong năm 1972, tuy bị thất bại nặng trong cuộc hành quân “Chenla 2” ở khu vực Đường số 6, song Mỹ không ngừng thúc ép quân đội LonNol liên tiếp mở các cuộc

hành qn có quy mơ khác nhau lấn chiếm vùng giải phóng, điển hình là “cuộc hành qn Ăngco Chay” có quy mơ khá lớn ở mức 15 tiểu đồn LonNol, được tổ

chức thành 4 chiến đoàn cùng với 22 tiểu đồn địa phương qn, tiến cơng ra khu vực Ba Rài – ĂngcoVát. Trước tình hình đó, Qn uỷ Trung ương và Bộ Tư lệnh Miền Nam Việt Nam thống nhất với lực lượng cách mạng Campuchia mở chiến dịch phản công, làm thất bại cuộc hành quân “Ăngco Chay”, tiêu diệt một phần

sinh lực địch, bảo vệ vùng giải phóng, địa bàn chiến lược của cách mạng Campuchia; đập tan tham vọng của chính quyền LonNol muốn phơ trương thanh thế và tranh thủ dư luận thế giới; hiệp đồng tác chiến với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia, giúp nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy và khả năng chiến đấu. Ở chiến dịch này, lực lượng cách mạng Việt Nam tổ chức tiến hành đánh địch thành 2 đợt (đợt 1: từ 8-15/8; đợt 2: từ 16-28/8). Kết quả, cách mạng hai nước Campuchia- Việt Nam đã tiêu diệt 487 tên, bắt 17 tên, diệt 2 đại đội, đánh thiệt hại nặng 2 chiến đoàn và 1 tiểu đoàn, đánh tiêu hao 4 tiểu đoàn khác, phá hủy 20 xe, 5 khẩu pháo [37, tr. 631]. Góp phần giữ vững vùng giải phóng, thể hiện tinh thần đồn kết chiến đấu của quân và dân hai nước.

Đồng thời với cuộc hành quân Ăngco Chay, cuối tháng 7 năm 1972, quân

đội Sài Gòn phối hợp cùng lực lượng LonNol sử dụng 18 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn xe tăng và Liên đoàn 7 Bộ binh (lực lượng cơ động) mở

cuộc hành quân “Soria 2” tái chiếm tuyến hành lang biên giới ở khu vực Đường 1,

tỉnh Prây Vêng (Campuchia), giáp Tân Hồng (Đồng Tháp) và Tân Hưng (Long An) của Việt Nam. Trước tình hình đó, Qn Giải phóng miền Nam Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia mở chiến dịch phản công tại khu vực Tà Péc (huyện Campông Trabéc, tỉnh Prây Vêng), nhằm thu hút, ghìm chân và tiêu diệt một bộ phận quân đội Sài Gòn trên đất Campuchia, hỗ trợ lực lượng vũ trang đồng bằng sơng Cửu Long chống chương trình “bình định” của Mỹ-VNCH, bảo vệ hành lang chiến lược. Đồng thời, giúp cách mạng Campuchia xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào cách mạng. Kết quả (từ 6/8-11/9/1972), đã tiêu diệt và bắt hơn 2.500 quân LonNol, 250 lính quân đội Sài Gòn, thu 405 súng

pháo các loại (có 4 pháo 105 mm), 6.000 viên đạn cối 81 mm, 400 đạn pháo 105 mm, 77.500 đạn súng bộ binh, 15 máy vô tuyến điện và 3 xe quân sự; bắn cháy 15 xe M113, bắn chìm 8 tàu chiến, 1 sà lan, bắn rơi 5 máy bay, phá huỷ 2 kho đạn và 23 pháo; góp phần cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng khu vực Tà Péc, uy hiếp vùng Niếc Lương, phá vỡ âm mưu lấn chiếm của địch.

Có thể thấy, từ sau “Chenla 2” một bộ phận sinh lực địch gồm các đơn vị

tinh nhuệ nhất của LonNol đã bị lực lượng cách mạng hai nước phối hợp tiêu diệt, đến cuộc hành quân “Ăngco Chay”, cuộc hành quân “Soria 2” - những cố gắng

cuối cùng của địch cũng bị đánh bại, khiến tinh thần địch bị suy sụp, là địn quyết định làm thất bại hồn tồn chiến lược của địch trong việc thực hiện “Khơme hóa chiến tranh”. Từ đây, LonNol khơng cịn đủ sức mở các cuộc hành quân quy mô lớn nữa, mà chỉ mở các cuộc hành quân thăm dị, cướp đất, giành dân với quy mơ nhỏ và thực hiện phòng ngự, cắm chốt tại những nơi xung yếu, các tuyến đường giao thơng. Trong hồn cảnh ấy, dù chỉ cịn số ít lực lượng, nhưng Quân tình nguyện Việt Nam cùng với bộ đội chủ lực, lực lượng địa phương, dân quân du kích của lực lượng kháng chiến Campuchia vẫn tổ chức phối hợp tác chiến những trận đánh nhỏ tiêu hao sinh lực địch ở khắp nơi, chặn đánh cắt đứt đường giao thông, đánh phá các cuộc hành quân của địch và thường xuyên pháo kích vào các trung tâm thị xã, các vị trí đóng qn khiến địch rơi vào thế bị động co cụm phòng ngự.

Tính trên các mặt trận khắp các chiến trường tại Campuchia từ đầu năm 1972 đến tháng 10 năm 1973, cách mạnh hai nước đã phối hợp hoạt động đều giành được thắng lợi. Trình độ tác chiến của các lực lượng vũ trang kháng chiến Campuchia được nâng cao.

Cụ thể:

- Đoàn C40 ( ặt trận Siêm Riệp), đánh 106 trận, tiêu diệt 2.571, bắt 185; diệt 1 tiểu đoàn, 1 trung đội đơn vị; tiêu hao nặng 4 tiểu đoàn, 2 chi đoàn thiết giáp, 1 lữ đoàn; ph hủy 1 máy bay, 21 xe, 9 tàu cùng nhiều phương tiện chiến tranh khác.

- Đoàn Phước Long (Mặt trận Tây a ), đ nh 87 trận, diệt 2.737, bắt 445; diệt 1 thiết đoàn, chi đoàn 1/12, 1 tiểu đoàn biệt động quân, 3 đại đội +2 trung đội +1 BCH tiểu đoàn; ph hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

- Đoàn C50 ( ặt trận Đường 1), đ nh 61 trận, tiêu diệt 1.470, bắt 653, thu 600 súng, phá hủy 1 máy bay và nhiều phương tiện chiến tranh.

- Đồn 367 ( ặt trận Phnơ Pênh), đ nh 32 trận, tiêu diệt 2.137, diệt 2 tiểu đoàn + 6 đại đội + 1 chi đội thiết giáp; phá hủy 21 máy bay, nhiều phương tiện chiến tranh khác.

- Trung đồn 96 ( ặt trận sơng MêKơng), đ nh 20 trận, diệt 440, phá hủy 4 xe, 18 tàu [21, tr. 5 (thời kỳ 3].

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, dù các lực lượng chủ lực đã rút về thực hiện nhiệm vụ trên chiến trường miền Nam, nhưng các lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam còn ở lại vẫn phát huy vai trị, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc tế, giúp đỡ cách mạng Campuchia. Theo Báo cáo thực lực, tổ chức

lực lượng cịn trên đất Ca puchia tính đến th ng 3 nă 1973 [57], lực lượng Quân

tình nguyện Việt Nam cịn khoảng 10.000 - 11.000 quân (chưa kể ở Stung Treng do B3 và Đoàn 470 phụ trách) giúp đỡ cách mạng Campuchia chiến đấu, bảo vệ đất, bảo vệ dân, bảo vệ thành quả cách mạng. Cụ thể gồm:

- Đoàn 367 (địa bàn hoạt động đặc hu Phnô Pênh): 1.400 người, tổ chức thành 8 đơn vị tương đương tiểu đồn đặc cơng, biệt động và 1 tiểu đoàn ph o cối ĐKB.

- C40 (địa bàn hoạt động Khu 304): 3.500 người, được tổ chức thành các đơn vị:

+ Đoàn 203 (Soài Riêng): trên 900 người gồm Tiểu đoàn Bộ binh 33 và Tiểu đoàn Bộ binh 34 cùng một số cơ quan trực thuộc, bảo đảm, vận tải, bộ phận trợ chiến và công binh;

+ Đồn 204 (Tơnglês p – Cơngpơng Chơnăng): qn số 270 người, gồm có 2 đại đội cơng binh, 1 trung đội cơng binh bộ 20 người, cịn lại là cơ quan bảo đảm, phục vụ;

+ Trực thuộc C40 có 2 Tiểu đoàn Bộ binh (Tiểu đoàn 31: 217 người, Tiểu đoàn 62: 261 người); Tiểu đồn Đặc cơng 28: 195 người; Tiểu đồn Ph o binh 24: 136 người; 1 đại đội công binh bộ: 37 người; 1 liên đội công t c 112 người;

+ Biên đội 33, công t c đặc biệt biên giới, quân số 70-80 người, đóng ở Ơđa Miênchay – Prết Vihia;

+ Đại đội khung cán bộ tuyển quân: đóng tại Biển Hồ; + Sở chỉ huy cơ bản C40 đóng ở khu vực Sađao.

- C50 (Khu 203), quân số khung khoảng 5.000 người, cùng 10.000-15.000 số thương binh, an dưỡng, tân binh dự trữ, cộng chung khoảng 15.000-20.000 quân, do C50 quản lý, ni dưỡng. Khơng cịn lực lượng chiến đấu, chỉ còn tự vệ tại chỗ.

- Đoàn 570 (Krachiê), quân số khoảng 3.000 người. Khơng có lực lượng chiến đấu, chủ yếu làm công tác quan hệ, chiến đấu tại chỗ.

- Đồn 670 (Mơnđun Kiri), qn số khoảng 100 người, khơng có lực lượng chiến đấu (chỉ cịn 1 trung đội tại chỗ).

- Đồn 171 (Cơpơng), qn số 300 người, gồ 1 đội đặc công nước, 1 đại đội bộ binh bảo vệ.

- T66 (Campốt), gồ đặc công nước, công t c đặc biệt, quân số 40-60 người: 1 trung đội bộ binh bảo vệ, 1 đội đặc công nước.

Như vậy, từ sau hiệp định Pari, công tác giúp cách mạng Campuchia của Đảng Lao động Việt Nam vẫn duy trì đều đặn, chặt chẽ, nhưng do tình hình có những thay đổi, đồng thời trong quan hệ cách mạng hai nước cũng có những điều phát sinh, nên phương thức hoạt động cụ thể của Đảng cũng thay đổi theo để phù hợp với tình hình. Cơng tác giúp cách mạng Campuchia tổ chức chiến đấu đòi hỏi phải khéo léo để tránh hiểu lầm, nên theo chỉ thị của Đảng trong chiến đấu có trọng tâm, trọng điểm: “Bạn là chủ yếu, ta là nòng cốt”, đồng thời, nhằm giữ bí mật lực lượng cịn lại trên đất Campuchia, Quân tình nguyện Việt Nam thực hiện một số thay đổi phiên hiệu, quân trang cho phù hợp với địa phương nơi đóng qn. Vì vậy, trong hiệp đồng tác chiến, giai đoạn sau này Quân tình nguyện Việt Nam dùng hỏa lực chi viện kiềm chế giúp lực lượng kháng chiến Campuchia là chính, cịn xung lực thì hết sức hạn chế. Khi dùng xung lực phải được phép của chỉ huy cấp trên, phải bảo đảm chắc thắng, và không được để lại dấu vết, thương binh, tử sĩ ở lại trận địa. Trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn mọi mặt, cộng thêm những phát sinh trong quan hệ cách mạng hai nước, nhưng tập thể cán bộ, chiến sỹ Quân tình nguyện Việt Nam ln nỗ lực, tìm mọi cách khắc phục khó khăn giúp Campuchia xây dựng lực

lượng, huấn luyện bộ đội (bộ binh và các binh chủng chuyên môn), tiến tới tự đảm nhiệm những yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của chính đất nước Campuchia.

Sang năm 1973, LonNol được Mỹ chi viện không quân ở mức độ cao, bắn phá rất ác liệt, nhưng cách mạng Việt Nam-Campuchia vẫn tiếp tục phát huy thế thắng, thế chủ động tiến công; tiếp tục cắt đứt và uy hiếp mạnh các tuyến giao thông thủy, bộ; đánh địch liên tục ở nhiều nơi, ngăn chặn các cuộc hành quân giải tỏa, giải vây cấp sư đoàn, liên lữ đoàn của địch; san bằng, bức hàng, bức rút nhiều đồn bốt, chi khu, quận lỵ, giải phóng được nhiều dân. Đặc biệt xiết chặt, cô lập địch vào vịng vây ở Phnơm Pênh, giáng những đòn đau ngay ở giữa Thủ đô Phnôm Pênh bằng pháo binh và đặc công.

Từ ngày 12 tháng 10 năm 1973, theo ý kiến chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Campuchia tiếp tục rút dần về nước. Do đó năm 1974, lực lượng chiến đấu Việt Nam tại Campuchia hầu hết đã rút về nước, trừ một vài đồn hậu cần cịn ở lại làm nốt nhiệm vụ chuyển hàng quốc tế giúp Campuchia, khi xong nhiệm vụ cũng sẽ rút hết về. Từ lúc này, lực lượng chiến đấu trên chiến trường Campuchia hoàn toàn là lực lượng kháng chiến Campuchia.

Đầu tháng 1 năm 1975, lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiến công địch ở ngoại vi Phnôm Pênh, trên Đường 1 và khu vực Báttambang. Từ tháng 3 năm 1975, tận dụng thời cơ thuận lợi do cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam Việt Nam đem lại, các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiến hành tổng cơng kích. Trước nguy cơ sụp đổ, tập đoàn LonNol phải bỏ chạy ra nước ngoài (18/3/1975); đại sứ Mỹ cùng tất cả cố vấn quân sự, dân sự cũng di tản khỏi Phnôm Pênh (2/4/1975). Ngày 17 tháng 4 năm 1975, khi lực lượng cách mạng tiến vào Phnơm Pênh, tồn bộ lực lượng chính quyền Cộng hịa Khơme của LonNol cịn lại gồm 5 sư đồn, 11 lữ đồn với khoảng 100 nghìn qn đã hạ vũ khí đầu hàng. Cách mạng Campuchia đã giành được thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giành lại nền độc lập, tự chủ.

2.2.2.2. Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng

Bên cạnh phối hợp chiến đấu, Đảng Lao động Việt Nam luôn nắm chắc nhận thức rằng: thành công của cách mạng Campuchia do chính lực lượng cách mạng

Campuchia quyết định, Việt Nam chỉ có thể giúp đỡ, không làm hộ cũng không làm thay được. Lực lượng vũ trang cách mạng chính là nịng cốt, là cơ sở để giành lại nền độc lập, đánh đuổi ngoại xâm, chỉ có sức mạnh của “quả đấm” này mới buộc địch phải từ bỏ dã tâm xâm lược. Nên ngay từ năm 1971, lực lượng cách mạng Campuchia dưới sự dìu dắt của cách mạng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đến lúc này theo yêu cầu mới của cách mạng Campuchia, mong muốn dần tự lập cách mạng, nên yêu cầu cách mạng Việt Nam không tuyển giúp tân binh người Campuchia và Việt Kiều vào bộ đội nữa, mà việc đó để Campuchia tự làm. Do đó, năm 1972, cách mạng Việt Nam đã bàn giao nốt cho Campuchia số tân binh người Campuchia còn biên chế xen kẽ trong các đơn vị chiến đấu của Quân Giải phóng đã huấn luyện xong, gồm 4 tiểu đoàn + 7 đại đội = 2.588 người [21, tr.6]. Đây cũng là số tân binh cuối cùng mà Việt Nam tuyển mộ giúp cách mạng Campuchia, từ đó về sau, Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Campuchia xây dựng lực lượng vũ trang chủ yếu là kèm cặp chiến sỹ trong chiến đấu, trong huấn luyện đào tạo cán bộ và viện trợ về vũ khí trang bị. Tính đến cuối năm 1972, Việt Nam đã giúp cách mạng Campuchia xây dựng lực lượng vũ trang từ trung ương trở xuống, tất cả đều xây dựng đến cấp tiểu đoàn. Theo thống kê, lực lượng quân sự Campuchia đến tháng 4 năm 1975 đã có 100.000 qn, gồm 7 sư đồn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 đơn vị hải quân [56].

- Lực lượng chủ lực: được sự giúp đỡ của Việt Nam, cách mạng Campuchia

đã xây dựng được một lực lượng gồm đầy đủ các binh chủng (bộ binh, đặc công, pháo binh, công binh, thơng tin, trinh sát). Qn số mỗi tiểu đồn từ 450-500 người, tổ chức thành 4 đại đội (có 1 đại đội trợ chiến) + 1 trung đội trinh sát, 1 trung đội thông tin liên lạc. Trang bị vũ khí đạt 75-80%. Năm 1972, Việt Nam còn giúp Campuchia xây dựng được thêm 1 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, đến năm 1973, tiếp tục giúp xây dựng thêm 2 trung đồn bộ binh (ở vùng Đơng Nam Campuchia). Lực lượng địa phương tính đến tháng 4 năm 1975, mỗi huyện cịn có 1 – 2 đại đội, ở cấp Tỉnh có đủ tiểu đồn, có nơi có trung đồn, cấp Khu có đủ 2 -3 trung đồn, và có nơi đã có sư đồn.

- Lực lượng du kích: Mỗi phum (làng) có từ 1 tổ đến 1 tiểu đội, khum (xã) có

từ 2 tiểu đội – 1 trung đội. Trang bị vũ khí có nơi gần trận tuyến đạt 70%, những nơi khác đạt 50-60%. Vấn đề bồi dưỡng huấn luyện quân sự còn hạn chế, chủ yếu đảm đương về công tác sự vụ, canh gác, phục vụ bảo đảm.

- Huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ: ở các vùng khu đều đã có những lớp đào tạo

hạ sỹ. Dưới sự giúp đỡ của Chuyên gia quân sự Việt Nam, cách mạng Campuchia đã mở được 7 lớp cán bộ sơ cấp, có khoảng 620 cán bộ; 4 lớp trung cấp và các lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự tại campuchia (1970 1975) (Trang 63 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)