Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.2. Kinh nghiệm
3.2.1. Phải luôn nhận thức vai trò quan trọng của sự liên minh đoàn kết
chiến đấu ba nước trong sự nghiệp cách mạng ở Đông Dương
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, chí tình của tổ chức Đảng Cộng sản chân chính, ba dân tộc Đông Dương nói chung, dân tộc Việt Nam và Campuchia nói riêng đã sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi quân xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho mỗi nước. Thắng lợi của các cuộc kháng chiến trường chinh (chống Pháp và chống Mỹ) của ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương đã mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ ba nước. Trải qua những thăng trầm lịch sử, tuy mỗi thời kỳ có những điều kiện thuận lợi, khó khăn riêng, nhưng quy luật chung rút ra từ sự thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Đảng về quân sự đối với Campuchia đã chứng minh rõ: “Đông Dương là ột chiến trường thống nhất”! Kẻ thù trong bất
kỳ giai đoạn lịch sử nào khi tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương đều coi Đông Dương là một chiến trường, luôn tìm cách chia rẽ sự đoàn kết, đồng thời gây kích động, tạo thù hằn lẫn nhau giữa ba dân tộc để hòng đạt được dã tâm. Yêu cầu ấy đã đặt ra cho cách mạng và nhân dân ba nước một vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách đó là phải luôn đề cao cảnh giác cách mạng, đập tan mọi âm mưu hành
động chống phá của kẻ thù, giữ vững nền độc lập dân tộc, tự do của mỗi nước. Trên cơ sở đó, củng cố và phát triển mối đoàn kết liên minh chiến lược, chiến đấu giữa ba nước Đông Dương trong một chiến trường chung thống nhất.
Thứ nhất, phải luôn nhận thức rõ “Đông Dương là ột chiến trường”.
Xét về mặt địa lý quân sự, bán đảo Đông Dương có vị trí đầu mối giao thông
quan trọng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây trong khu vực Đông Nam Á, là tuyến đường huyết mạch cả trên thủy lẫn trên bộ, có ý nghĩa đặc biệt trong giao thông hàng hải. Ở Đông Dương có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chiến lược quân sự khi thiết lập các căn cứ chiến lược quân sự từ biển Đông vào lục địa và từ lục địa ra các vùng hải đảo, đại dương, thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè, phục vụ cho tuyến đường hàng hải. Do đó, trong suốt chiều dài lịch sử, Đông Dương luôn phải đối mặt với các thế lực ngoại xâm. Với đế quốc Mỹ, Mỹ coi Đông Dương là địa bàn ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội xuống Đông Nam Á, là bàn đạp để bao vây, uy hiếp tiến tới tiêu diệt phong trào cách mạng trên thế giới, thực hiện “chủ nghĩa bá quyền” của mình.
Nằm trong địa bàn chiến lược chung ấy, nên vị trí của từng nước Việt Nam, Lào, Campuchia không những có vai trò chiến lược quan trọng riêng đối với đất nước mình mà còn có vai trò quan trọng đối với các nước còn lại trên bán đảo Đông Dương. Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bản đảo Đông Dương, có vùng biển Đông rộng lớn (với 3260km đường bờ biển), trong bờ có vịnh Cam Ranh, ngoài khơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những vị trí có giá trị chiến lược rất lớn về mọi mặt quân sự. Việt Nam trở thành “lá chắn” bảo vệ từ biển đối với Lào và Campuchia, là cửa khẩu cho Lào, Campuchia thông ra Thái Bình Dương. Tuy nhiên, do vị trí trải dài, hẹp ở giữa, địa hình 3/4 là đồi núi, chia cắt mạnh, nên trong cuộc chiến tranh xâm lược, đế quốc Mỹ luôn tìm cách chia cắt đất nước và ngăn chặn lực lượng cách mạng. Nhờ một phần vào sự liên minh đoàn kết chặt chẽ của nhân dân ba nước Đông Dương mà “con đường huyền thoại của thế kỷ XX” (đường mòn Hồ Chí Minh trên bộ và đường Hồ Chí Minh trên biển) đã được xây dựng, là
con đường vận chuyển chiến lược Bắc Nam, nối liền đất nước, bảo đảm chi viện cho các chiến trường miền Nam Việt Nam, Campuchia và Hạ Lào. Đối với Campuchia, Campuchia vừa là chiến trường, vừa đóng vai trò là hậu phương tại chỗ, trực tiếp cho chiến trường Campuchia, miền Nam Việt Nam và Hạ Lào.
Xét về sự hình thành chiến trường chính và các chiến trường phối hợp, cuối
thế kỷ XIX và thế kỷ XX, thực tiễn lịch sử ba nước Đông Dương đã chỉ ra một vấn đề cốt yếu, đó là những thế lực ngoại xâm khi bắt đầu xâm lược Đông Dương thường bắt đầu xâm lược một nước rồi tiến đến thôn tính cả ba nước, chia rẽ nước này với nước kia, dùng nước này làm bàn đạp thôn tính nước khác. Đây là thủ đoạn, cũng là quy luật chung của mọi cuộc chiến tranh xâm lược bên ngoài tiến hành trên bán đảo Đông Dương. Do vậy, sự chống trả thống nhất của cả ba nước đã trở thành một tất yếu khách quan, một quy luật tồn tại và phát triển của ba dân tộc.
Tuy Đông Dương là một chiến trường thống nhất, nhưng là ba quốc gia riêng biệt nên mỗi nước lại trở thành một chiến trường độc lập. Ở đó, tùy vào mỗi cuộc chiến tranh, tùy vào tình hình cụ thể, ý đồ, tính chất và hành động của địch mà chiến trường quốc gia nào trở thành chính hoặc chiến trường phối hợp. Kinh nghiệm các cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ cho thấy, kẻ ngoại xâm đều coi chiến trường Việt Nam là chiến trường chính, là mục tiêu chủ yếu; Campuchia và Lào là hai chiến trường phối hợp quan trọng trong toàn bộ kế hoạch đánh chiếm Đông Dương. Quân xâm lược xác định muốn thôn tính được Đông Dương phải đánh chiếm được Việt Nam, đánh chiếm được Việt Nam mới mong chiếm được nước Lào và Campuchia, dù có đánh được Lào hay Campuchia trước cũng là để tạo điều kiện để đánh chiếm Việt Nam, chừng nào chưa đánh chiếm được Việt Nam thì vấn đề thôn tính Đông Dương coi như chưa thực hiện được cơ bản. Ngược lại, khi bị khốn đốn ở chiến trường chính, địch lại tìm cách đưa lực lượng ở chiến trường phối hợp về tăng viện, khi bị sa lầy lại tìm cách mở rộng chiến tranh ra chiến trường phối hợp hòng phân mỏng lực lượng cách mạng ba nước. Đồng thời, nếu thất bại ở chiến trường chính Việt Nam, kẻ xâm lược chịu đầu hàng thì cũng chịu thua luôn ở hai chiến trường phối hợp Lào và Campuchia. Đây là những quy luật thực tế đã được chứng minh.
Thứ hai, phải nhận thấy rằng, thành quả có được của cách mạng Đông Dương là nhờ vào sự đoàn ết ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, lãnh đạo ba nước Đông Dương đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. Đây là cơ sở, nền móng đầu tiên cho mối quan hệ giữa ba nước với nội dung, tính chất hoàn toàn mới, từ đó mối quan hệ hữu nghị này ngày càng được duy trì và phát triển tốt đẹp. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ ở Lào và Campuchia, thúc đẩy sự liên minh đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, sự đoàn kết liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương ngày càng được củng cố, tăng cường, cùng nhau đánh đuổi được quân xâm lược, giành được thắng lợi, góp phần giữ gìn nền hòa bình và cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Do đó có thể khẳng định, liên minh chiến lược, chiến đấu Việt Nam –
Campuchia (nằm trong mối liên minh cách mạng Đông Dương) là một tất yếu
khách quan, là quy luật và là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng hai nước.
Cách mạng ba nước Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới, cho nên liên minh chiến lược và chiến đấu ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia là một tất yếu khách quan, trở thành nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng ba dân tộc. Trong suốt những năm từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 70 thế kỷ XX, lịch sử đã chứng minh rằng, trong sự nghiệp giành và giữ nền độc lập của Tổ quốc, ba dân tộc luôn là nạn nhân của các cuộc chiến tranh xâm lược, thường có chung một kẻ thù rất nham hiểm, rất lớn mạnh; muốn đánh bại được kẻ thù ấy, nhân dân ba nước phải liên minh chặt chẽ với nhau thành một khối thống nhất, tạo thành sức mạnh to lớn để đánh đuổi kẻ thù chung. Đây là một thực tế khách quan, là nguyên lý giành thắng lợi cho cách mạng mỗi nước.
Nhận rõ quy luật này, Đảng Lao động Việt Nam đã khẳng định ý nghĩa sự đoàn kết ba dân tộc Đông Dương và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam đối với cách
mạng hai nước. Nhờ mối liên minh đoàn kết chiến đấu ấy mà cách mạng Đông Dương phát triển nhảy vọt về mọi mặt, mở rộng được một vùng hậu phương liên hoàn rộng lớn, nối liền ba nước với nhau, bảo đảm sự thông suốt đường hành lang vận chuyển chiến lược, tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam-Campuchia tiến lên giải phóng toàn bộ đất nước vào tháng 4 năm 1975. Chính truyền thống đoàn kết và thực tiễn liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương nói chung, nhân dân Việt Nam, Campuchia nói riêng đã để lại nhiều bài học và kinh nghiệm hết sức quý báu. Đó là, phải phát huy sức mạnh đoàn kết, liên minh, tạo thế chiến lược tiến công chung ở cả ba chiến trường, trong đó miền Nam Việt Nam là chiến trường chính, Lào, Campuchia là chiến trường phối hợp quan trọng, miền Bắc Việt Nam vừa là chiến trường, vừa là hậu phương chiến lược của miền Nam, của Lào và Campuchia.